Quảng Cáo & Truyền Thông

Sức mạnh của ngôn từ trong quảng cáo truyền thông

Có một sự thật là “Một bức ảnh hơn ngàn vạn lời nói”, nhưng hãy nghĩ mà xem có phải ai cũng thông qua lớp học về giải nghĩa hình ảnh không? Trong khi hầu hết tất cả mọi người đều phải trải qua học ngôn ngữ. Qua đó để thấy rằng, bức hình có giá trị để biểu đạt được hết ý nghĩa thì rất ít, người ta vẫn không thể nào truyền tải tới người nhận thông điệp nếu như thiếu đi ngôn ngữ.

Vai trò của ngôn ngữ trong quảng cáo

Điều đó cũng tương tự giống như việc mỗi một ngày chúng ta tiếp xúc với biết bao nhiêu là thông điệp quảng cáo nhưng liệu sẽ có bao nhiêu mẫu quảng cáo giữ bạn ở lại xem? Bao nhiêu quảng cáo đủ hấp dẫn để bạn tìm hiểu? Và bao nhiêu quảng cáo tác động đến hành vi của bạn? Rất ít, và nếu có thì quảng cáo đó có gì đặc biệt? Chắc chắn chỉ một hình ảnh thôi không thể nào có thể bộc lộ hết tất cả những dụng ý của nhà quảng cáo. Dù ít, dù nhiều, dù tồn tại dưới hình thức nào thì câu chữ là yếu tố quan trọng có thể tác động trực tiếp đến khách hàng nhiều nhất.

Đó cũng là lý do tại sao ngày nay các nhà tuyển dụng họ lại đầu tư vào mảng content marketing như vậy. Là bởi họ hiểu được sức mạnh của ngôn từ trong quảng cáo. Dù là sản phẩm hay dịch vụ, dù đã có hình ảnh thật bắt mắt song chẳng ai lại mang một hình ảnh không đưa ra “bày bán” trước thiên hạ cả. Không phải ai cũng đủ thông minh để có thể giải mã được dụng ý của nhà quảng cáo chỉ trong một tấm hình. Và dù có hiểu thì bản thân lĩnh vực quảng cáo, chỉ một hình ảnh thôi làm sao có thể lôi kéo được khách hàng?

Bạn thấy đấy, những thương hiệu hàng đầu trên thế giới những mẫu quảng cáo họ tung ra, những thông điệp được gửi đi lời lẽ được trau chuốt đến sắc bén như thế nào. Và lẽ dĩ nhiên điều đó đã góp một phần rất lớn và sự thành công của thương hiệu đó. Dù chỉ là một vài con chữ hay 1 vài con số thôi thì sự có mặt của nó cũng giúp cho khách hàng thấu hiểu nhanh hơn.

Làm thế nào để phát huy sức mạnh của ngôn từ?

Ai cũng biết sức mạnh của ngôn từ thật là ghê gớm. Không chỉ là trong giao tiếp hàng ngày mà nó còn đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Một lời nói thôi cũng đủ để khách hàng đến với bạn, nhưng cũng là lời nói nếu không khéo léo cũng là lý do để khách hàng “bái bai” bạn. Cũng là một lời nói nhưng nếu biết cách thêm hoặc bớt đi một số từ thì ý nghĩa đã hoàn toàn thay đổi. Cũng lời nói đó nhưng hoàn cảnh khác nhau ý nghĩa cũng sẽ khác nhau…

Vậy làm thế nào để phát huy được sức mạnh của ngôn từ?

Chiêu thức sử dụng con số

Ngôn từ không có nghĩa chỉ là chữ viết, mà còn là ký hiệu hoặc là con số. Sử dụng con số trong quảng cáo sẽ mang đến cho bạn những hiệu quả bất ngờ. Con số cho khách hàng một niềm tin, sự tin tưởng về điều mà bạn đang nói.

Những con số mà các nhà quảng cáo thường hay dùng là: Hơn ba phần tư, hơn hai trong số 3, gần 8 trong số 10, chưa đầy một nửa… như là lời khẳng định chắc chắn về lý lẽ “nói có sách, mách có chứng”.

Sử dụng ngôn từ có ý nghĩa tích cực

Quảng cáo mà, tất nhiên phải nói về những điều tốt đẹp chứ. Nếu cứ mải mê về những điều tích cực vậy thì đọng lại trong đầu của khách hàng là chính nó chứ đâu phải là thông điệp của bạn nữa. Ý nghĩa tích cực được lặp đi lặp lại sẽ khiến khách hàng tin tưởng và vui vẻ hơn, mặc dù trước đó họ biết rằng đây chỉ là quảng cáo. Và khi họ đã chọn bạn rồi thì chắc chắn họ sẽ chờ đợi những điều tích cực như lời bạn nói.

Lựa chọn ngôn từ thiên về cảm xúc

Thật là khó để có thể tìm ra ngôn ngữ chung của tất cả mọi người, nhưng những từ ngữ thiên về cảm xúc thì đều khiến người nghe rung động. Cảm xúc là điều có ở tất cả mọi người, khi chúng ta đánh vào tâm lý cảm xúc sẽ dễ dàng tác động đến hành vi của người nghe hơn là cứ thao thao bất tuyệt nói về những điều mà người nghe có cảm tưởng không liên quan đến mình và không cần thiết phải nghe.

Sử dụng từ ngữ mơ hồ

Cách này nghe có vẻ lạ lẫm song hiệu quả nó mang đến lại bất ngờ vô cùng.  Ví dụ như những từ “có thể”, “có lẽ”, “lên đến”, “gần như”… mặc dù là ngôn ngữ thể hiện sự mơ hồ, không dám chắc song lại khiến người nghe tin tưởng vào điều đó.

Tâm lý của khách hàng rất là lạ, nếu điều chúng ta khẳng định thì họ sẽ nghi ngờ, nhưng ngược lại, điều mà chúng ta tỏ ra nghi ngờ lại khiến họ có niềm tin, tin tưởng hơn.

Sử dụng ngôn ngữ gây sự chú ý

Đây có lẽ là cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bằng chứng là đi đến bất cứ nơi đâu chúng ta cũng thấy nham nhảm những từ quảng cáo đánh trực tiếp vào tâm lý người tiêu dùng

như “giá chỉ còn một nửa”, “mua một tặng một”, “giảm 50%”… Với tâm lý thích mua đồ rẻ như người Việt Nam thì đảm bảo với 3 ngôn từ trên, sức mạnh của “mua một tặng một” là nhiều hơn cả.

Đúng vậy, sức mạnh của ngôn ngữ trong quảng cáo thật là ghê gớm, nhưng bạn có biết nó cũng là con dao hai lưỡi không? Bạn sử dụng đúng người, đúng hoàn cảnh, đúng sản phẩm thì nó sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả vô cùng lớn. Bằng không, ngược lại điều đó nó sẽ khiến bạn “chết yểu” trên thương trường thật là đáng thương.

Cùng Xem Video này để biết Sức Mạnh Ngôn Từ có giá trị To lớn như thế nào nhé các bạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *