Ethereum(ETH) là gì?Tìm hiểu toàn tập về đồng ETH
Blockchain đã và đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn bởi môi trường có tính công bằng luôn đặt lên hàng đầu. Ở đó bất kỳ giao dịch nào cũng phải đạt được đồng thuận từ tất cả mọi thành viên trong hệ thống. Sự ra đời của Blockchain kéo theo sự phát triển của nhiều nền tảng tiện ích trong đó phải kể đến Ethereum. Vậy Ethereum (ETH) là gì? Nền tảng này hoạt động như thế nào trên hệ thống Blockchain?
Ethereum(ETH) là gì?
Muốn hiểu đúng Ethereum (ETH) là gì, trader cần nắm rõ lịch sử ra đời và cách thức hoạt động của nền tảng này.
Lịch sử ra đời của Ethereum
Nền tảng Ethereum lần đầu tiên được trình làng vào năm 2013 bởi đội ngũ phát triển Vitalik Buterin
Ethereum (ETH) là một thuật ngữ dùng để chỉ nền tảng điện toán sở hữu đặc tính phân tán gồm nhiều chuỗi khối lượng hoạt động trên Blockchain. Bằng việc tích hợp chức năng hợp đồng thông minh, Ethereum đã giúp những giao dịch trực tuyến diễn ra thuận lợi hơn.
Nền tảng Ethereum lần đầu tiên được trình làng vào năm 2013 bởi đội ngũ phát triển Vitalik Buterin gồm 4 thành viên chủ chốt. Sau đó dự án này tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà đầu tư có máu mặt lúc bấy giờ tài trợ.
Nền tảng Ethereum chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/7/2015, có đến gần 12 triệu ETH đã đào sẵn và bán cho những người từng đầu tư cho dự án. Con số này tương đương với 13% tổng số ETH phát hành ra thị trường.
Đến năm 2016, dự án con của Ethereum mang tên The DAO gọi vốn thành công với tổng số tiền lên đến 150 triệu USD. Tuy nhiên không may sau đó DAO bỗng dưng bị bốc hơi 50 triệu USD chỉ sau một vụ hack.
Sự cố để đời trên khiến Ethereum đã bị phân tách thành 2 Blockchain. Hệ thống 2 chuỗi khối lượng này lúc đó sở hữu lượng người dùng khá lớn. Sau khi bị chia tách, nhóm chiếm đa số vẫn hoạt động dưới tên gọi Ethereum. Trong khi đó nhánh thiểu số phải chuyển sang tên gọi Ethereum Classic.
Cách thức hoạt động của Ethereum
Blockchain Ethereum ( Giống như sổ cái kế toán ) đóng vai trò như một hệ thống lưu lại trạng thái giao dịch.
Ethereum (ETH) là gì?
Lúc đầu hệ thống Blockchain ETH chưa có giao dịch nào. Thế nhưng theo thời gian hàng triệu giao dịch đã hình thành, chúng sẽ được phân nhóm thành từng khối. Mỗi khối này dù đã bị phân nhóm nhưng vẫn liên kết chặt chẽ với nhau.
Giao dịch chỉ hợp lệ khi đã thông qua bởi quá trình khai thác hay xác nhận thành công. Khai thác ở đây dùng để chỉ hoạt động một tập hợp máy tính giúp sản sinh ra những khối giao dịch hợp lệ bằng cách giải thuật toán.
Việc tính toán xác nhận từng khối thực hiện theo cách có một bên khai thác và cung cấp chứng cứ toán học. Một bên khác lại xác thực khối mới được hưởng một lượng giá trị nhất định( Giá trị này thực chất chính là chuỗi khối Ethereum có token kỹ thuật số mang tên Ether ). Khi bên khai thác chứng thực được một khối có nghĩa token ETH đã hình thành và thuộc về bên đã xác minh số khối đó.
Phân biệt giữa Ethereum và đồng ETH
Không ít trader vẫn nhầm lẫn giữa ETH và Ethereum. Vậy nhưng, ETH hãy còn biết đến với tên gọi Ether (đơn vị tiền tệ trên hệ thống Blockchain của nền tảng Ethereum). Giống như đồng Bitcoin, ETH về bản chất là một loại tiền điện tử.
ETH chính là đơn vị tiền tệ đại diện cho nền tảng Ethereum có độ phổ biến chỉ đứng sau đồng Bitcoin
Hiện nay, ETH là loại tiền điện mã hóa có khối lượng giao dịch chỉ đứng sau đồng Bitcoin và đứng đầu trong các Altcoin (tiền điện tử không có đồng Bitcoin).
Như vậy, hiểu đơn giản Ethereum chính là một trong số những nền tảng trên hệ thống Blockchain. Trong khi đó ETH lại là đơn vị tiền tệ đại diện cho nền tảng Blockchain Ethereum.
Sự khác biệt cơ bản giữa Bitcoin và Ethereum
Ethereum không bị giới hạn như Bitcoin và tốc độ tạo khối nhanh hơn nhiều
Xét về nguồn gốc, đồng Bitcoin sở hữu bản chất như một loại tiền tệ có thể mang ra giao dịch và lưu trữ. Còn với Ethereum lại được tạo ra mang tính chất của một nền tảng giao dịch áp dụng cho dạng hợp đồng thông minh. Ngoài ra, Ethereum của mang đặc điểm của một dạng tiền tệ. Nhưng nếu như xét cho kỹ càng thì giữa Bitcoin và Ethereum lại sở hữu tính chất rất khác nhau.
- Chu kỳ tạo khối: Bitcoin cần 10 phút để hình thành khối nhưng Ethereum lại chỉ mất 14-15 giây.
- Số lượng coin: Đồng Bitcoin ngay từ khi được tạo ra đã bị giới hạn ở mức 21 triệu Bitcoin trên toàn thế giới. Còn nền tảng Ethereum lại hoàn toàn không giới hạn số lượng đồng Ether được tạo ra. Chính vì vậy đồng ETH luôn lạm phát cao hơn BTC.
- Tốc độ: Bởi áp dụng giao thức Ghost nên Ether sẽ nhanh hơn nhiều so với Bitcoin.
- Phí giao dịch: Ethereum tính phí giao bằng Gas có khả năng quy đổi sang Ether và dựa theo khối lượng tính toán. Còn với đồng Bitcoin, phí giao dịch lại cạnh tranh gay gắt với nhau.
- Khả năng bị tấn công: Ethereum hỗ trợ chạy mã Turing-complete giúp đa dạng thêm khả năng tính toán. Nhưng chính điều này lại khiển Ethereum dễ bị hack hơn nếu so với cấu trúc tối giản của đồng Bitcoin.
Một số ứng dụng tài chính phi tập trung trên nền tảng Ethereum
Nền tảng Ethereum đang là môi trường hoạt động của vô số các ứng dụng Deli. Nổi bật phải kể đến như Stablecoin, Huobi Wallet, MyEtherWallet,..
- Mã nguồn mở MyEtherWallet: Hoàn toàn không tính phí người dùng cho phép tạo ví lưu giữ đồng thời liên kết được với dApps.
- Stablecoin: Một loại tiền mã hóa ít chịu ảnh hưởng từ biến động giá được hỗ trợ bởi tiền pháp định.
- Coinbase Wallet: Một loại ví hỗ trợ lưu giữ nhiều loại tiền điện tử cùng lúc.
- Huobi Wallet: Một loại ví đa tiền tệ hoạt động trên trình duyệt dApps, Staking.
Cách để sở hữu Ethereum
Muốn sở hữu đồng ETH của nền tảng Ethereum, trader có thể tự đào giống như Bitcoin hoặc mua trực tiếp.
Tự đào
Muốn đào ETH hiệu quả đòi hỏi bạn phải đầu tư chi phí lớn cho phần cứng với hệ thống máy có cấu hình mạnh
Đào thành công đồng ETH không phải là chuyện dễ chút nào. Thợ đào khi đó phải giải phương trình toán cực kỳ phức tạp. Theo tính toán thì cứ sau 10s lại có một cá nhân hay một nhóm người giải thành công phương trình toán và nhận lại số lượng ETH với giá trị tương ứng.
Muốn đào ETH hiệu quả đòi hỏi bạn phải đầu tư chi phí lớn cho phần cứng với hệ thống máy có cấu hình mạnh. Và thông thường cứ người đào sau làm có lợi hơn người đào trước bởi hệ thống phần cứng của người sau luôn mạnh hơn.
Việc đào ETH nên thực hiện theo nhóm gồm nhiều người thì sẽ đạt hiệu suất tối ưu so với khi bạn làm một mình. Thế nhưng cần xác định rằng bạn cần phải đầu tư vốn tương đối lớn cho hệ thống máy tính và chi phí duy trì chúng mỗi tháng.
Mua trực tiếp
So với với phải đi đào thì mua trực tiếp ETH có vẻ đơn giản hơn nhiều. Đồng ETH hiện nay được giao dịch khá nhiều trên các sàn chuyên về tiền điện tử hoặc sàn Forex. Bạn có thể mua đồng ETH sau lưu trữ chúng trên ví nóng hoặc ví lạnh, chờ thời điểm thích hợp rồi mang ra giao dịch ăn chênh lệch.
Cách để lưu trữ Ethereum
Đồng ETH thường lưu trữ trên ví nóng hoặc ví lạnh. Trước tiên, trader cần tạo ví lưu giữ với địa chỉ Wallet xác định. Ví nóng thích hợp với trader luôn phải thường xuyên giao dịch, luân chuyển đồng ETH giữa các sàn. Còn ví lạnh lại phù hợp khi trader muốn lưu trữ ETH trong thời gian dài.
Lưu trữ trên ví nóng
Ví nóng xây dựng trên nền tảng web có kết nối internet. Theo đó, trader cần tạo ví trên các website chuyên lưu trữ ETH trực tuyến như Blockchain.com, MyEtherWallet,.. Trong số này thì MyEtherWallet được thiết kế đặc biệt phù hợp để cất giữ nhiều loại token hoạt động trên nền tảng ERC20.
Ví nóng hỗ trợ trader lưu trữ đồng ETH trực tuyến tạo thuận lợi khi cần mang ra giao dịch
Lưu trữ đồng ETH trên ví nóng thuận tiện để trader giao dịch luân chuyển chúng giữa các sàn với nhau. Mặc dù vậy loại ví này dễ trở thành mục tiêu của hacker bởi môi trường lưu trữ trực tuyến luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn môi trường offline.
Lưu trữ trên ví lạnh
Đây là dạng ví phần mềm hoặc USB chuyên dụng không kết nối internet. Trader cất giữ đồng ETH trong ví lạnh ít bị hacker hơn so với ví nóng. ETH sẽ được lưu giữ trong ví lạnh từ vài tháng hay thậm là vài trăm, khi giá ETH trader sẽ bắt đầu bán ra kiếm lời.
Đồng ETH có giá trị như thế nào?
Giá trị của đồng ETH phụ thuộc vào hiệu suất khai thác của đội ngũ thợ đào. Nền tảng Ethereum nhìn chung mới chỉ đi một chặng đường ngắn và vẫn còn hành trình dài phía trước. Giống như BTC, ETH thường xuyên biến động mạnh về giá trị. Chính sự khó lường này khiến nhiều người vẫn còn e ngại không dám đầu tư mạnh.
Giá trị của đồng ETH phụ thuộc vào hiệu suất khai thác của đội ngũ thợ đào
Với một trader đã dày kinh nghiệm, ETH vẫn nằm trong top kênh đầu tư tiềm năng hứa hẹn mang lại cơ hội kiếm lời lớn. Hiện nay, nền tảng Ethereum đã hỗ trợ trader mua bán bằng tiền pháp định và đồng Bitcoin thông qua hệ thống sàn giao dịch.
Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018, nền tảng Ethereum đã hỗ trợ không ít tên tuổi lớn như EOS hay IOTA kêu gọi số vốn khủng. Đến thời điểm này, đồng ETH vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong các token được quan tâm nhất thị trường chỉ đứng sau.
Đầu tư vào Ethereum – Mảnh đất màu mỡ không có kém thị trường Bitcoin
Tính đến năm 2020, tổng vốn hóa của ETH đã vượt ngưỡng 15 tỷ USD
Tuy không phổ bằng Bitcoin nhưng Ethereum lại được nhiều quốc gia công nhận như một loại hình giao dịch hợp pháp. Kể từ khi ra đời vào năm 2014 với giá trị vốn hóa 25 triệu USD, thị trường Ethereum vẫn tiếp tục đạt bước tăng trưởng mạnh mẽ.
Tính đến năm 2020, tổng vốn hóa của ETH đã vượt ngưỡng 150 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng cực nhanh của thị trường Ethereum toàn cầu, đầu tư vào đồng ETH dường như đã và đang trở thành mục đích được trader săn đón chỉ sau Bitcoin.
Trước sự phá vỡ nhiều kỷ lục về giá của đồng Bitcoin trong năm 2020 cũng mở rộng cơ hội phát triển hơn cho những loại token khác trong đó có ETH. Mặc dù ngày càng có nhiều loại token mới được phát hành nhưng ETH không vì vậy mà kém hấp dẫn trong mắt giới đầu tư tiền ảo.
Cách mua bán đồng Ethereum
Phần lớn sàn Crypto hay sàn Forex hiện nay đều hỗ trợ các cặp giao dịch có đồng ETH. Trader Việt có thể lựa chọn mua ETH bằng đồng VNĐ rồi thanh toán qua cổng ngân hàng. Sàn Remitano, VCC, Coinhako, Binance.. Là các sàn giao dịch cho phép trader mua đồng ETH bằng VND.
Phần lớn sàn Crypto hay sàn Forex hiện nay đều hỗ trợ các cặp giao dịch có đồng ETH
Binance hiện đã cho phép trader mua hoặc bán đồng ETH ngay trên trình duyệt. Trader trước tiên cần đăng ký tài khoản trên Binance, chọn loại mua ETH, lựa chọn phương thức thanh toán và đặt lệnh mua.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến Ethereum
Bạn có bao giờ thắc mắc Ethereum có giai đoạn hay Ethereum có bị giới hạn nguồn cung hay không? Phần giải đáp thắc mắc dưới đây sẽ trả lời giúp bạn những câu hỏi trên.
Ethereum 2.0 nghĩa là gì?
Muốn hoàn thành Ethereum 2.0, hệ thống cần trải qua 3 giai đoạn
Ethereum 2.0 là từ dùng để chỉ hệ thống cập nhật quan trọng của nền tảng Ethereum. Một số cập nhật giúp nền tảng gia tăng tính bảo mật, mở rộng thêm phạm vi hoạt động của mạng lưới, tăng độ phân tán thông qua 4 thành phần cốt lõi. Bao gồm Beacon Chain, PoS, Sharding và eWASM.
- Beacon Chain: Một trong những thành phần cốt yếu của hệ thống cập nhật Ethereum 2.0. Chúng gồm nhiều chuỗi hoạt động theo hướng song song đồng thời liên kết chéo nhau giữa Shard và Main chain.
- PoS – Proof of Stake: Đây cơ chế đồng thuận thay thế cho PoW đang áp dụng hiện tại. Quá trình đồng thuận sẽ thực hiện qua cơ chế chuyển đổi kết hợp giữa PoW và PoS. Hệ thống từ đây không còn bị phụ thuộc nhiều vào đội ngũ thợ mỏ như trước nữa.
- Sharding: Phương thức phổ rộng lượng giao dịch thực hiện trên chuỗi khối thông qua việc phân tán dữ liệu lớn thành nhóm dữ liệu nhỏ hơn.
- eWASM: Tập hợp con hạn chế ứng dụng trong dạng hợp đồng tương lai.
Muốn hoàn thành Ethereum 2.0, hệ thống cần trải qua 3 giai đoạn.
Tại sao Ethereum không giới hạn nguồn cung?
Nếu như với Bitcoin đã bị giới hạn 21 triệu Bitcoin triệu trên toàn cầu nhưng ETH thì hoàn toàn không bị giới hạn. Đội ngũ thiết kế của Ethereum cũng đã từng khẳng định nền tảng này không xây dựng hướng phát triển giống với Bitcoin.
Bởi với đồng Bitcoin có nền tảng hình thành từ thuật toán Proof of Work. Muốn mạng lưới vận hành ổn định cần phải dựa vào đội ngũ thợ đào. Phía thợ đào nếu thành công, họ sẽ nhận lại phần thưởng là BTC và phí giao dịch. Tuy vậy phần thưởng cho thợ đào có giới hạn do tổng nguồn cung Bitcoin đã bị ấn định ở con số 21 triệu.
Đến thời điểm 21 triệu BTC khai thác hết, phần thưởng lúc này chỉ còn lại phí giao dịch mà thôi. Hệ thống khi ấy rất khó duy trì bởi đội ngũ thợ đào đã làm xong nhiệm vụ của họ.
Lường trước tương lai đó, đội ngũ phát triển Vitalik Buterin quyết định không giới nguồn cung BTC. Như vậy mạng lưới họ gây dựng có thể tồn tại lâu hơn nhờ vào việc duy trì công việc ổn định cho mạng lưới thợ đào.
Cần bao lâu để tạo được một khối Ethereum?
Trung bình cần mất từ 12 đến 19 giây để hình thành một khối Ethereum nhanh hơn nhiều so với thời gian 10 phút của Bitcoin. Tốc độ chuyển đổi thậm chí còn có thể nhanh hơn khi mạng lưới chuyển sang dạng Proof of Stake.
Đồng ETH có thể mua được gì?
Đồng ETH có thể quy đổi sang tiền pháp định và sử dụng tùy vào mục đích chi tiêu
Không hoàn toàn giống với Bitcoin, Ethereum chỉ đóng vai trò như một mạng lưới phi tập trung với đơn vị tiền tệ là đồng Ether. Như vậy, đồng Ether có thể xem như tiện ích Ethereum đem đến cho thành viên tham gia mạng lưới.
Đồng Ether hay ETH cũng có giá trị như một loại tiền tệ thông thường. Có nghĩa bạn sẽ dùng ETH để muốn mọi thứ mình muốn. Một số hệ thống bán lẻ lớn trên thế giới đã bắt đầu chấp nhận cho khách hàng chi trả bằng đồng ETH.
Có cơ quan nào quản lý đồng ETH không?
Giống như Bitcoin, đồng ETH không chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng trung ương hay cơ quan nào. Tại Việt Nam, ETH cũng vẫn chưa được công nhận như một loại tiền tệ hợp pháp. Thế nhưng ở một nước, giao dịch bằng loại tiền ảo này đã chính thức hợp pháp hóa.
Đánh giá tổng quan nền tảng Ethereum phi tập trung
Ưu điểm
- Tính bảo mật cao bởi không một bên thứ ba nào có thể tự ý thay đổi thông tin dữ liệu.
- Ứng dụng hoạt động liên tục, không bao giờ ở trạng thái tĩnh.
- Tiện ích đồng ETH từ nền tảng Ethereum có khối lượng giao dịch chỉ đứng thứ 2 sau đồng Bitcoin và đứng đầu trong các Altcoin.
- Mọi giao dịch trên nền tảng đều phải đạt được sự đồng thuận của tất cả thành công trong hệ thống tạo tính minh bạch cao.
Yếu điểm
- Mã hợp đồng thông minh trên hệ thống vẫn viết bởi chính con người nên vẫn thiên về lợi thế cho người viết.
- Đôi khi vẫn xảy ra lỗi mã hoặc khâu giám sát đã dẫn đến một vài sự cố ngoài mong muốn.
- Khi xảy ra lỗi đến từ mã khai thác, quá trình khai thác có thể bị dừng lại đến khi mã được viết lại. Thế nhưng điều này lại không đúng với bản chất của Blockchain, dữ liệu không thể bị sửa đổi từ bên ngoài.
Tổng kết
Nền tảng Ethereum đã tiếp nối và mở ra một môi trường giao dịch cho tất cả đối tượng có khả năng tiếp cận internet. Còn ETH lại là đơn vị tiền tệ đại diện cho Blockchain Ethereum có độ phổ biến chỉ xếp sau đồng Bitcoin. Hy vọng với tất cả phần chia sẻ trên của Dũng đã cho bạn hiểu chính xác Ethereum (ETH) là gì!
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance