IPO là gì? Tổng hợp kiến thức về IPO
IPO là gì? Nếu là dân đầu tư chứng khoán lâu năm, bạn có lẽ không còn xa lạ với thuật ngữ này. Một công ty nếu muốn huy động được nguồn lực rộng rãi từ công chúng chắc chắn cần phải thực hiện các đợt IPO. Mới đây, tập đoàn dầu mỏ thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập đã thu về hơn 25 tỷ USD trong đợt IPO tổ chức vào hồi tháng 12/2019.
Xem thêm
- Lạm phát là gì? Toàn tập thông tin về lạm phát
- Giảm phát là gì? Toàn tập thông tin về giảm phát
- Trái phiếu là gì? Tìm hiểu thông tin về trái phiếu chi tiết nhất
Khái niệm IPO là gì?
IPO là gì? – IPO hay Initial Public Offering dịch ra theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là “lần đầu phát hành ra công chúng”. Thuật ngữ này dùng để chỉ hoạt động huy động vốn từ công chúng lần đầu tiên của một doanh nghiệp nào đó. Chính xác đây là hoạt động mở bán chứng khoán công khai lần đầu (niêm yết mã cổ phiếu trên sàn chứng khoán).
IPO là gì?
Sau đợt IPO này, công ty thực hiện IPO bắt đầu chính thức bước chân vào hàng ngũ những công ty cổ phần đại chúng. Mỗi doanh nghiệp nếu muốn phát triển trên thị trường toàn cầu cần phải trải qua quá trình IPO để kêu gọi vốn đầu tư. Đây cũng là dấu mốc quan trọng cho biết một công ty đã có mã cổ phiếu niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán.
Lý do các công ty cần thực hiện IPO?
Khi phát triển đến một mức độ nào đó mỗi doanh nghiệp sẽ huy động cần thêm nguồn lực để định hướng phát triển dài lâu hơn. Muốn vậy, họ cần tìm cách thu hút nguồn vốn đầu tư từ công chúng. Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là cách hiệu quả nhất để huy động được nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn.
Quá trình IPO giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế trên thị trường
Khi thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán có nghĩa một công ty nào đã chuyển sang mô hình doanh nghiệp cổ phần. Có nghĩa mỗi thành viên tham gia góp vốn đều nắm giữ một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp. Bản chất của IPO là gì chính là kêu gọi vốn và phân chia cổ phần cho các thành viên đã tham gia đầu tư góp vốn.
Việc thực hiện ai IPO giúp cho mỗi doanh nghiệp cùng lúc đạt được nhiều mục đích chứ không chỉ đơn thuần là kêu gọi vốn.
- Quá trình IPO giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế trên thị trường, bổ sung kịp thời nguồn lực phục vụ cho phát triển lâu dài.
- Huy động vốn một cách hiệu quả từ công chúng chỉ trong thời gian ngắn.
- Hoạt động IPO quảng bá hình ảnh thương hiệu, tạo sức ảnh hưởng cho doanh nghiệp trên thị trường vô cùng hiệu quả.
- Thu hút thêm đội ngũ nhân lực chất lượng tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp.
- IPO còn được ví như bước đệm tạo điều kiện cho việc sáp nhập, mua lại những doanh nghiệp nhỏ hơn sau này.
Với tất cả những lý do trên, mọi doanh nghiệp nếu muốn tạo dựng chỗ đứng trên thị trường nên thực hiện IPO. Minh chứng dễ nhận thấy phải kể đến Facebook, Twitter, Google,.. Đây là những công ty toàn cầu đã đạt được bước phát triển nhanh chóng sau khi niêm yết cổ phiếu trên chứ. Các đợt của những công ty trên dạ thu về hàng tỷ đô la đồng thời gian ngắn, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều quốc gia.
Điều kiện để các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện IPO
Sàn chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam đã hoạt động được trên 20 năm. Trong từng đó năm phát triển đã có vô số các doanh nghiệp thực hiện niêm yết cổ phiếu lần đầu. Vậy muốn thực hiện IPO cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng
Muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán tại Việt Nam mỗi doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện số vốn tối thiểu từ 30 tỷ đồng trở lên. Mức vốn điều lệ phải được thống kê chính xác trong bản báo cáo kế toán tài chính đến thời điểm làm thủ tục niêm yết mã chứng khoán.
Chỉ các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng mới được đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Việt Nam
Như vậy với những doanh nghiệp nhỏ sở hữu số vốn điều lệ dưới 30 tỷ đồng sẽ không thể IPO trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam. Yêu cầu về số chính điều lệ trên 30 tỷ đồng nhằm đảm bảo mỗi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có đủ nguồn lực để duy trì tốt hoạt động.
Hoạt động kinh doanh phải có lãi
Bên cạnh số vốn huy động tối thiểu, doanh nghiệp muốn thực hiện IPO còn cần phải chứng minh hoạt động kinh doanh. Theo đó, trong năm gần nhất tính đến thời điểm làm thủ tục niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải làm ăn có lãi. Nếu không đáp ứng được điều kiện này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn trong quá trình chuyển đổi trở thành công ty cổ phần công chúng.
Doanh nghiệp IPO phải chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần
Đây là một trong những điều kiện bắt buộc nếu một doanh nghiệp muốn huy động vốn rộng rãi từ công chúng. Đối với doanh nghiệp 100% nhà nước cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp đó bắt buộc cần phải chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần.
Doanh nghiệp IPO phải chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần
Tương tự với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng cần phải làm thủ tục chuyển đổi sang công ty cổ phần. Sau đó, tiến hành tạo hồ sơ đăng ký thực hiện IPO thông qua tư vấn của một công ty chứng khoán.
Điều kiện với doanh nghiệp xây dựng
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kiến thiết cơ sở hạ tầng đáp ứng thêm điều kiện khác. Cụ thể, doanh nghiệp đó phải đảm bảo đã hoặc đang thực hiện tối thiểu 1 tòa án xây dựng nằm trong đề án nó chuyển kinh tế của các cấp có thẩm quyền.
Một số điều kiện đặc biệt khác
Bên cạnh những điều kiện cơ bản trên, mỗi doanh nghiệp nếu muốn IPO trên sàn chứng khoán tại Việt Nam sẽ cần phải đáp ứng một vài điều kiện khác. Trong đó cổ đông chiếm tỷ lệ của phần lớn nhất trước thời điểm IPO phải ít nhất 20% tổng số vốn điều lệ.
Doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 15% cổ phiếu có thể tham gia biểu quyết cải tổ hành chính. Đồng thời có ít nhất 100 nhà đầu tư trong số này không nằm trong nhóm cổ đông lớn. Với những công ty sở hữu số vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở nên kinh đảm bảo có ít nhất 10% cổ phiếu được quyền tham gia biểu quyết cải tổ bộ máy hành chính.
Đặc biệt, doanh nghiệp đăng ký IPO tuyệt đối không được thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc hành chính trong trường hợp có tội phạm vi phạm kinh tế vẫn đang trong thời hạn thụ lĩnh án.
Điều kiện để IPO trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới
Được niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq, NYSE là mơ ước của hàng triệu doanh nghiệp. Tất nhiên để có thể IPO trên những sản phẩm lớn này, mỗi công ty vượt qua vô số các cuộc kiểm định đánh giá.
Điều kiện để IPO trên sàn Nasdaq
Số cổ phiếu tối thiểu được giao dịch sau khi niêm yết phải đạt 1.25 triệu cổ phiếu
Nasdaq là một trong những sàn chứng khoán có quy mô hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay. Nếu muốn niêm yết mã cổ phiếu trên sàn Nasdaq, các công ty cần đáp ứng 4 điều kiện cơ bản dưới đây.
- Số cổ phiếu tối thiểu được giao dịch sau khi niêm yết phải đạt 1.25 triệu cổ phiếu
- Giá bán thấp nhất của mỗi cổ phiếu phải từ 4 USD
- Đảm bảo phải có ít nhất 3 nhà tạo lập thị trường
- Số lượng cổ đông lô tròn cần đạt 450. Với lượng giao dịch trung bình 1.1 triệu cổ phiếu trong vòng 1 năm, số lượng cổ đông lô tròn có thể là 550.
Điều kiện IPO trên sàn NYSE
Nhắc đến Nasdaq, hẳn chúng ta sẽ không thể bỏ qua sàn NYSE. Vậy doanh nghiệp muốn IPO trên sàn NYSE cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản gì?
- Số lượng cổ phiếu ít nhất được giao dịch công khai cần đạt 1.1 triệu cổ phiếu
- Giá bán thấp nhất của mỗi cổ phiếu phải từ 4 USD.
- Giá thị trường của cổ phiếu đại chúng cần đạt 40 triệu USD
- Số lượng cổ đông lô tròn cần đạt 400 cổ đông. Với lượng giao dịch trung bình 100.000 triệu cổ phiếu trong vòng 1 năm, số lượng cổ đông lô tròn có thể là 1200.
- Số vốn cổ đông thấp nhất phải đạt 60 triệu USD.
3 Phương thức IPO cơ bản
Hiện nay để tiến hành IPO, các doanh nghiệp có thể lựa chọn 3 phương thức chính. Bao gồm phương thức đấu giá, chào bán với giá cố định và dựng sổ.
Phương thức đấu giá
Phương thức đấu giá được nhiều các doanh nghiệp lớn áp dụng
Đây là phương thức được nhiều các doanh nghiệp lớn áp dụng. Sau đó thất nghiệp có thể lựa chọn IPO theo kiểu đơn giá hoặc đa giá.
- Phương thức đa giá: Đây là hình thức xác định kết quả của quá trình đấu giá cho từng thành viên. Trong đó, giá chào bán cổ phiếu thường bằng với mức giá đã chào bán cho thành viên chính đó.
- Phương thức đơn giá: Ở phương thức này, giá chào bán cổ phiếu chính là mức giá dự đoán thấp nhất và chung cho mọi thành viên đã trúng giá.
Giả dụ như công ty A bán đấu giá khoảng 2 triệu cổ phần. Mức giá khởi điểm lúc này sẽ là 100.000đ/cổ phiếu. Phần giá chào mua từ phía nhà đầu tư ưu tiên sắp xếp từ cao xuống thấp đồng thời khối lượng đặt mua lại được cộng dồn.
Lúc này đã có sấu nhà đầu tư đưa ra mức giá cao nhất với tổng lượng đặt mua khoảng 950.000 cổ phiếu, họ sẽ nhận về chính số cổ phần mà họ đã đặt mua. Ở chiều hướng khác lại nhà đầu tư lại đặt mua với mức giá cao thứ 7 (tạm gọi là nhà đầu tư B), B đạt mua 100.000 cổ phiếu nhưng số lượng cổ phiếu chỉ còn lại 50.000. Vì vậy, B đành chấp nhận thu mua 50.000 cổ phiếu còn lại.
Nếu đấu giá theo hình thức đơn giá, 7 nhà đầu tư B phải trả đúng mức giá thấp nhất (110.000đ / cổ phiếu mà 6 nhà đầu tư ban đầu đã trả giá). Còn nếu đấu giá theo phương thức đa giá, nhà đầu tư phải trả đúng mức giá họ đã đặt.
Phương thức chào bán với giá cố định
Nhược điểm của phương thức chào bán với giá cố định chính là chưa thể tính chính xác nhu cầu của nhà đầu tư
Phương pháp này, mỗi doanh nghiệp cần IPO chỉ cần thông báo số cổ phiếu cần phát hành và giá bán họ đã đạt. Nhà đầu tư khi cần mua cổ phiếu ở mức giá cố định chỉ cần đặt lệnh mua, số lượng cần mua là xong. Trong trường hợp lượng cổ phiếu đặt mua vượt quá lượng chào bán, lượng cổ phiếu bán cho nhà đầu tư sẽ tương ứng với tỷ lệ họ đặt mua trên tổng số cổ phiếu.
Nhược điểm của phương thức này chính là chưa thể tính chính xác nhu cầu của nhà đầu tư. Do đó, mức giá chào bán có thể rơi vào tình trạng quá cao hoặc quá thấp. Vậy nên trong các đợt IPO hiện nay người ta thường không ứng dụng nhiều phương pháp này.
Phương pháp dựng sổ
Khi áp dụng phương pháp dựng sổ, đội ngũ tư vấn và ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần IPO cần nghiên cứu kỹ càng để đưa ra khoảng giá hợp lý nhất. Họ sẽ dựa vào việc so sánh với những trong cùng lĩnh vực từng IPO. Tiếp theo, bên tư vấn và công ty cần niêm yết cổ phiếu sẽ bắt đầu roadshow.
Mục đích chính của việc roadshow là PR rộng rãi cho doanh nghiệp cần tiến hành IPO. Bởi mỗi sự kiện roadshow chính là cơ hội tốt nhất để giới đầu tư nắm bắt chính xác thông tin từ phía doanh nghiệp. Từ sự kiện này, họ có thể phần nào đánh giá năng lực của doanh nghiệp và quyết định có đầu tư hay không.
Bên cạnh đó việc tổ chức roadshow còn giúp doanh nghiệp định hình dễ dàng hơn khoảng giá sơ bộ trước đó có hợp lý hay không. Từ kết quả phân tích có được trong buổi roadshow, đội ngũ tư vấn doanh nghiệp bắt đầu tạo một cuốn sổ ghi chép chi tiết các thông tin quan trọng. Bao gồm nhu cầu thực tế của nhà đầu tư, mức giá dự kiến,..
Khi nhận thấy nhu cầu của nhà đầu tư cao hoặc thấp hơn dự kiến, đội ngũ tư vấn sẽ điều chỉnh giá đi lên hoặc đi xuống. Mức giá được thông báo chính thức khi cơ quan chức trách hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thông qua.
Một số rủi ro cần đối mặt khi tiến hành IPO
Doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực đảm bảo tốc độ tăng trưởng tương ứng với kỳ vọng của nhà đầu tư
Song hành cùng cơ hội luôn là những rủi ro tiềm tàng mà mỗi doanh nghiệp tiến hành IPO cần đối mặt. Cụ thể phải kể đến như:
- Doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực đảm bảo tốc độ tăng trưởng tương ứng với kỳ vọng của nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp nghiệp khi niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán bắt buộc phải minh bạch thông tin tài chính. Các thông tin được đưa ra công chúng có thể ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu.
- Vì phải dựa vào nhiều bên trung gian như kiểm toán, sàn chứng khoán, phí phát hành,.. Kéo theo không ít loại chi phí phát sinh.
- Quyền kiểm soát doanh nghiệp không còn tập trung vào một đối tượng mà sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các cổ đông.
- Trách nhiệm của hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo sẽ ngày một nặng nề hơn.
Top 5 thương vụ IPO đình đám trong 10 năm qua
Kể từ năm 2010 đến nay, thế giới đã chứng kiến hàng loạt thương vụ IPO đình đám. Những ông lớn như Facebook, Alibaba, AIA,.. Sau đợt ra mắt công chúng đầu tiên đợi thu về hàng chục tỷ USD.
Sau đợt IPO lịch sử, Alibaba đã kêu gọi thành công 21.8 tỷ USD
Thương vụ IPO của Facebook
Mạng xã hội Facebook trong 10 năm qua đã lan rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Tháng 5/2012, Facebook chính thức đưa cổ phiếu lên sàn với mức giá khởi điểm là 38 USD / cổ phiếu nhưng ngay lập tức thu về 16 tỷ USD. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư đối với “ông vua mạng xã hội” này. Và phải mất đến hơn 1 năm sau đó, giá cổ phiếu Facebook mới trở lại mức giá của thời kỳ IPO.
Mặc dù vậy trong những năm trở lại đây, Facebook lại tạo ra không ít tai tiếng việc để rò rỉ dữ liệu người dùng. Các bê bối xung quanh này khiến cho giá cổ phiếu của Facebook sụt khá nghiêm trọng. Tuy nhiên giá trị vốn hóa của Facebook hiện vẫn đạt trên 500 tỷ USD.
Thương vụ IPO của AIA
Gã khổng lồ AIA trong ngành bảo hiểm sau thiệt hại nặng nề từ giai đoạn suy thoái đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Tháng 10/2010, cổ phiếu của AIA lần đầu niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong đã thu về 17.9 tỷ USD. Giá khởi điểm mỗi cổ phiếu của AIA là 2.53 USD.
Vào tháng 12/2012, AIA tiếp tục mở bán được cổ phiếu còn lại. Hiện tại, giá trị vốn hóa thị trường của AIA đạt trên 125 tỷ USD.
Thương vụ IPO SoftBank Corp
SoftBank Corp được biết đến như một trong những công ty viễn thông hàng đầu tại Nhật Bản. Thương vụ IPO của công ty này vào năm 2018 đã huy động thành công 21.3 tỷ USD. Ngay lập tức SoftBank Corp đi vào lịch sử khi trở thành công ty có đợt IPO lớn nhất Nhật Bản. Vốn hóa thị trường của công ty này đạt trên 62 tỷ đồng.
Đứng sau thương vụ IPO của SoftBank Corp chính là cái tên từng đứng sau các đợt lên sàn của Uber, WeWork. Sau thương vụ này, đế chế SoftBank lại càng được củng cố.
Thương vụ IPO của Alibaba
Sau SoftBank, chứng khoán Châu Á tiếp tục được chứng kiến đợt “siêu IPO” của Alibaba. Tập đoàn Alibaba vốn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông tại đất nước tỷ dân Trung Quốc. Chính vì vậy, ngay khi tập đoàn này tiết lộ về đợt IPO đã khiến cộng đồng đầu tư thế giới dậy sóng.
Theo đó, sau đợt IPO lịch sử, Alibaba đã kêu gọi thành công 21.8 tỷ USD. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba hiện đạt trên 500 tỷ USD.
Thương vụ IPO của Saudi Aramco
Saudi Aramco là công ty dầu mỏ hoạt động tại các tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út. Công ty tổ chức đợt IPO vào cuối năm 2019 và ngay lập tức tạo ra chấn động khi thu về 25.6 tỷ USD. Giá khởi điểm mỗi cổ phiếu của Saudi Aramco ban đầu chỉ là 8.53 USD. Vốn hóa thị trường của Saudi Aramco sau khi IPO đã tăng lên 1.880 tỷ USD.
Tổng kết
IPO có thể giúp các doanh nghiệp huy động lượng vốn lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời, nó còn hỗ trợ tuyệt vời cho khâu PR thương hiệu của doanh nghiệp. Hy vọng rằng sau khi đọc sang bài viết của chúng, câu hỏi IPO là gì đã được làm rõ với bạn!