Mục Tiêu Sử Dụng 6 Công Cụ Digital Marketing
Khi mà cả thế giới đang nhanh chóng chuyển mình sang thời đại số hóa, khi mà con người ngày một tiếp xúc với nội dung số ngày càng nhiều thì việc ứng dụng Digital Marketing đối với các doanh nghiệp mà nói có tính chất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu của Digital Marketing không chỉ nằm ở chỗ tiếp cận khách hàng mà nó chỉ là một trong rất nhiều các mục tiêu trong một chiến lược Marketing Tổng thể.
Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các mục tiêu sử dụng công cụ Digital Marketing mà doanh nghiệp thường sử dụng ngày nay.
Online Advertising (Quảng cáo trực tuyến)
Quảng cáo trực tuyến cũng giống như các loại hình quảng cáo khác, nghĩa là đều nhằm mục đích cung cấp thông tin đến người dùng, thu nhỏ khoảng cách giữa người mua và người bán. Tuy nhiên Quảng cáo trực tuyến khác quảng cáo truyền thống ở chỗ, nó cho phép người dùng tương tác với quảng cáo, cũng có nghĩa là tương tác với người bán hàng.
Quảng cáo trực tuyến với những tính năng riêng của mình cho phép các nhà quảng cáo có thể nhắm chính xác đối tượng khách hàng, từ đó tiến hành quảng cáo theo đúng sở thích và thị hiếu của người dùng.
Mục tiêu của quảng cáo trực tuyến quan trọng nhất cũng là tìm kiếm khách hàng, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng của mình. Nhưng để đạt được mục tiêu lớn ấy quảng cáo trực tuyến cần thực hiện được những mục tiêu nhỏ như: Quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu, thấu hiểu khách hàng, lắng nghe phản hồi của khách hàng…
Email Marketing (Tiếp thị qua email)
Email Marketing được biết đến như là công cụ Digital Marketing đơn giản, hiệu quả mà tiết kiệm. Thực hiện chiến dịch Email Marketing đối với doanh nghiệp nhằm những mục tiêu sau đây:
Quảng bá thương hiệu: Bằng cách cung cấp thẳng sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu vào hòm thư người dùng, dù người dùng không mở email thì với một tiêu đề sáng tạo bạn cũng đã truyền tải được một lượng lớn thông tin cần thiết.
Tìm kiếm khách hàng: Cũng như các công cụ Digital Marketing khác, Email Marketing không nằm ngoài mục tiêu tìm kiếm khách hàng, cạnh tranh với đối thủ để khách hàng chọn mình.
Chăm sóc khách hàng: Email Marketing là kênh lý tưởng để chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng thân thiết khi gửi những email khuyến mãi, cảm ơn hay cung cấp những thông tin hữu ích…
Gửi thư mời sự kiện: Khi có sự kiện bạn có thể gửi email để mời họ đến dự. Đây là cách làm lịch sự, trang nhã nhất khiến khách hàng cảm giác được tôn trọng và xem trọng.
Tiếp nhận sự phản hồi của khách hàng: Với nút “trả lời”, khách hàng nhanh chóng gửi ý kiến đến doanh nghiệp, doanh nghiệp từ đó dễ dàng lắng nghe những góp ý chân thật nhất của khách hàng.
Quan trọng nhất: Email Marketing có rất nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu quan trọng nhất chính là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với khách hàng giữa trên nền tảng sự tin tưởng tuyệt đối.
SEM – Search Engine Marketing (Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm)
Để hiểu về mục tiêu của công cụ SEM chúng ta lần lượt tìm hiểu mục tiêu của SEO và PPC – 2 thành phần chính của SEM.
Mục tiêu của SEO:
- Cải thiện lượng truy cập cho website cả về chất lượng lẫn lượng truy cập.
- Từ trang tìm kiếm Google, Bing, Yahoo… người dùng sẽ truy cập thẳng về website của doanh nghiệp.
- Mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện được những mục tiêu trên: 10 thứ hạng đầu trong công cụ tìm kiếm.
- Mục tiêu quan trọng cuối cùng: Bán hàng, quảng bá thương hiệu.
Mục tiêu của PPC:
- Tăng lượng truy cập vào website.
- Gia tăng các sản phẩm bán ra, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Quảng bá hình ảnh thương hiệu.
- Gia tăng lợi nhuận thông qua hoạt động bán được nhiều hàng, có nhiều khách hàng.
PR Online (PR trực tuyến)
Online PR là hoạt động PR trên nền tảng internet. Online PR nhằm thực hiện các mục tiêu chính sau đây:
- Tối đa hóa sự hiện diện của sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu của công ty, cụ thể là website để thu hút khách hàng mục tiêu.
- Mở rộng sự tiếp cận và nhận thức thương hiệu của một nhóm đối tượng.
- Tạo ra những backlink có ý nghĩa quan trọng cho quá trình SEO.
- Hỗ trợ Viral Marketing hoặc marketing truyền miệng trên các phương tiện truyền thông khác.
Mobile Marketing (Tiếp thị qua di động)
Mobile Marketing là một xu hướng mới của Marketing Online khi mà công nghệ di động ngày một phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Nắm bắt thời cơ này, doanh nghiệp thực hiện chiến dịch Mobile Marketing nhằm những mục tiêu sau đây:
- Với khả năng cá nhân hóa thông điệp, Mobile Marketing hướng đến mục tiêu tiếp thị trực tiếp các nhóm khách hàng khác nhau.
- Tăng mức độ nhận biết sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu đối với khách hàng.
- Tạo ra một cơ sở dữ liệu trên nền tảng mối quan tâm chính của khách hàng.
- Định hướng sự quan tâm của khách hàng đến các sự kiện hay hoạt động mua bán của doanh nghiệp.
- Tăng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm.
- Và không nằm ngoài mục tiêu chung của Digital Marketing, Mobile Marketing mục tiêu cuối cùng vẫn là tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Social Media
Cũng như mục tiêu của những công cụ marketing khác, Social Marketing có nhiều mục tiêu đồng thời, từ xây dựng thương hiệu cho đến tăng doanh số bán hàng. Cụ thể:
- Tạo sự tương tác giữa người với người, giữa khách hàng với doanh nghiệp.
- Giúp website của mình có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm google khi được chia sẻ nhiều.
- Trải dài hình ảnh của thương hiệu, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự.
- Với những nút tương tác trên mạng xã hội, vô hình chung thông tin của bạn được nhiều người biết đến hơn (bạn bè của khách hàng đang tương tác với thông tin bạn cung cấp).
- Dùng Social Media như một kênh hỗ trợ bộ phận chăm sóc khách hàng.
Như vậy, thông qua mục tiêu của 6 công cụ Digital Marketing nói trên chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng: Có rất nhiều các mục tiêu nhỏ phải đạt được thì mới đi đến được mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng, có nhiều khách và tăng doanh thu sản phẩm. Thực hiện thành công mục tiêu của 6 công cụ Digital Marketing có nghĩa là chiến dịch Marketing Online của bạn đã thành công tốt đẹp.
Tin Tức Liên Quan: