Gen Z là gì ? Đặc điểm & Tính cách thế hệ Gen Z
Ngày nay, khái niệm gen X, gen Y và đặc biệt hiện tại là gen Z được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Nhưng với nhiều người, khái niệm về gen Z vẫn là một điều gì mới lạ. Gen Z là gì? Chắc chắn không ít người đưa ra thắc mắc này khi được nghe thấy khái niệm này lần đầu tiên. Để giúp mọi người cùng hiểu hơn về thuật ngữ gen Z, hãy cùng nhau theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Gen Z là gì?
Trước gen Z, chúng ta đã có những khái niệm về gen X, gen Y. Nếu như gen X là bao gồm những người được sinh ra vào giai đoạn những năm 1965-1979, thì gen Z là thế hệ con/thế hệ sinh ra bởi gen X. Gen Z từ năm nào? Họ là người được sinh ra từ 1997 tới 2015 hoặc có thể tính từ 1995 tới 2012.
Gen Z – những con người sinh ra gắn liền với cuộc sống công nghệ
Gen Z thế hệ kế ở giữa gen Y hay thế hệ Millennials và thế hệ Alpha – α (2013 tới 2025). Hiểu đơn giản thì gen Z cũng giống như gen X, Y hay α sau này chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhóm nhân khẩu học. Theo số liệu thống kế thì trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 1/3 dân số thuộc gen Z tương đương 2.6 tỷ người.
Vậy những người thuộc thế hệ gen Z có đặc điểm điển hình nào?
Giai đoạn 1995/1997 tới 2012 hoặc 2015 là một giai đoạn có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển tích cực của toàn xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Tình hình thế giới ổn định hơn, kinh tế phát triển nhanh, các sản phẩm công nghệ độc đáo ra đời có tác động không nhỏ tới đời sống, nhận thực, hành vi con người. Chính những tác động của thay đổi xã hội đã ảnh hưởng tới sự phát triển, tư duy của thế hệ gen Z. Họ trở nên khác biệt hơn so với các thế hệ trước đó. Vậy thế hệ gen Z là ai?
Ở Việt Nam, số người thuộc thế hệ Z chiếm khoảng 20% dân số, khoảng 15 triệu người. Họ là người đã và đang có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội trong thời đại công nghệ số.
Gen Z có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của xã hội
Thực tế, gen Z vẫn đang được chia thành 2 nhóm: một nhóm những người sinh ra ở giai đoạn đầu đã bắt đầu đi làm, tham gia vào các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế… Nhóm còn lại sinh ra ở nửa sau của thế hệ này, hiện tại vẫn đang còn có sự phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ. Nhưng dù vậy, sức ảnh hưởng của cả thế hệ gen Z lên đời sống xã hội là không hề nhỏ.
Gen Z – thế hệ của thời đại công nghệ
Họ được sinh ra vào đúng thời điểm internet bùng nổ. Sự ra đời và phát triển của Internet đã là biến đổi hoàn toàn nhiều khía cạnh của đời sống, kinh tế, xã hội không chỉ trong một nhóm dân số, một quốc gia mà toàn thế giới.
Những sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông minh hay AI trở thành những vấn đề thường xuyên xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Những Facebook, Instagram hay Youtube giống như món ăn hàng ngày của thế hệ Z. Gen Z tiếp xúc với môi trường công nghệ ngay từ nhỏ. Họ cảm thấy thoải mái và luôn sẵn sàng đón nhận những công nghệ mới.
Gen Z là những người yêu công nghệ
Nếu như các thế hệ trước đó như gen Y những người có sự am hiểu về công nghệ hoặc đơn giản có tiếp xúc công nghệ hầu hết đều là người có học vấn, trình độ chuyên môn. Số còn lại thuộc gen Y cảm thấy khó khăn và không quen với các loại công nghệ. Trong khi đó, bất kể thành viên nào trong cộng đồng gen Z cũng đều hứng thú với công nghệ. Họ am hiểu và tiếp xúc hàng ngày. Đó cũng là lý do gen Z còn được biết tới với cái tên gọi khác iGen – Internet generation.
Gen Z – Một thế hệ ưa thích các nội dung có tính tương tác
Gen Z quan tâm gì? Thay vì xem các chương trình truyền hình, đọc báo hay phim ảnh như các thế hệ trước đó, gen Z lại có xu hướng tham gia vào các nội dung mang tính tương tác trực tiếp hơn. Họ thích xem bóng đá live stream trên Facebook, giao lưu với mọi người cũng bằng hình thức livestream, trao đổi, trả lời ngay trên sóng.
Những game chơi thay vì offline như trước đây, gen Z lại lựa chọn các game trải nghiệm với nhiều người chơi, tăng tương tác. Những khái niệm như streamer, eSport thường được nhắc tới trong thế giới của gen Z nhưng lại là những khái niệm khá xa lạ với các thế hệ trước.
Gen Z – một thế hệ chủ động học tập, sáng tạo nội dung
Do tiếp xúc và tương tác với môi trường xung quanh trên nhiều phương diện ngay từ nhỏ, những người thuộc thế hệ gen Z có tính chủ động rất cao ngay trong việc học, việc làm. Gen Z sáng tạo, chủ động. Không thể phủ nhận tư duy sáng tạo, khả năng tự học và sự năng động của gen Z. Gen Z có tiếng Anh cũng như các ngoại ngữ khác rất tốt, nên cơ hội tiếp xúc, tương tác mở rộng hơn rất nhiều.
Thế hệ Z có sức sáng tạo rất lớn
Gen Z- thế hệ có khả năng tạo ra nhiều xu hướng mới
Chính nhờ tiếp xúc công nghệ, thích sự tương tác, kết hợp khả năng sáng tạo nội dung tốt, gen Z có sức ảnh hưởng, khả năng lan tỏa những hành vi, trào lưu trong cộng đồng rất lớn. Và điều này tạo nên những xu hướng mới trong xã hội – xu hướng gen Z. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi mà hầu hết các trend (xu hướng), hot trend đều xuất phát từ những thành viên của thế hệ này.
Gen Z- thế hệ có ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng
Việc sáng tạo nội dung và tạo nên sức ảnh hưởng, dẫn đầu xu hướng mới đã khiến cho gen Z trở thành thế hệ có ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của xã hội. Những xu hướng, nội dung mà họ tạo ra có tác động không nhỏ tới quyết định mua sắm của mọi người. Và không thể phủ nhận rằng, hành vi tiêu dùng của gen của thế hệ Z ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của xã hội..
Những đặc trưng về hành vi của gen Z
Dưới sức ảnh hưởng của công nghệ, những thay đổi của xã hội, gen Z hình thành nên những đặc trưng về hành vi riêng, có sự khác biệt với thế hệ trước.
Gen Z thích tự do, phá vỡ nguyên tắc
Nếu như các thế hệ trước đó thường áp mình vào trong các khuôn khổ, chuẩn mực xã hội, thì với gen Z, họ lại luôn phá cách, thể hiện sự tự do, không theo nguyên tắc vốn có. Hành vi này có mặt tích cực và cũng có những tiêu cực.
Không ai phủ nhận sự cần thiết phải có những thay đổi. Nhưng điều đó không có nghĩa, bất cứ nguyên tắc, chuẩn mực nào cũng nên sửa đổi. Con người muốn tự do nhưng cũng cần phải tồn tại những yêu cầu mang tính tập thể và cần tuân theo những yêu cầu đó. Nếu ai cũng cho mình quyền phá vỡ nguyên tắc, hoạt động tập thể, tổ chức sẽ rất khó thực hiện, lợi ích tập thể khó được đảm bảo.
Thế hệ gen Z thích tự do, phá vỡ quy tắc
Tuy nhiên, việc phá vỡ nguyên tắc cũng mang lại những điều mới mẻ, thay đổi bộ mặt, phong cách của cả một tập thể, tổ chức. Những ý tưởng sáng tạo, những giải pháp hướng đi mới cũng có thể được tìm ra từ chính những sự tự do và không theo nguyên tắc này.
Làm việc, tiếp xúc xã hội với cái nhìn đa chiều
Hành vi này hình thành từ chính sự ảnh hưởng của thời đại công nghệ. Do được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, nên gen Z có cái nhìn đa chiều hơn đối với một vấn đề. Các góc độ khác nhau của sự việc được mổ xẻ thay vì chỉ nhìn từ một phía. Tuy nhiên, tác dụng của cái nhìn đa chiều này còn phụ thuộc vào việc khả năng chắt lọc, lựa chọn thông tin của từng cá nhân.
Thích thử thách
Vì có tư tưởng thích tự do và phá vỡ nguyên tắc, thế nên không có gì ngạc nhiên khi thế hệ gen Z thích thử thách bản thân mình. Thói quen của thế hệ Z không phải là gò mình vào một khuôn khổ, theo những chu trình được chuẩn bị sẵn và không có thay đổi, đột phá. Tham vọng trong cuộc sống của gen Z rất cao và họ sẵn sàng thay đổi công việc, thay đổi bản thân để trải nghiệm.
Kết luận
Gen Z nói chung và gen Z Việt Nam nói riêng chính là thế hệ của thời đại công nghệ 4.0. Họ chính là những người có tác động trực tiếp tới kinh tế, xã hội, đời sống trong những năm tới đây. Nói cách khác, gen Z chính là chủ nhân tương lai, người nắm giữ vận mệnh, tạo nên hướng đi mới cho sự phát triển của đất nước.