Nghề HSE là gì? Những công việc chính và tố chất cần có của HSE
Nghề HSE là một công việc rất phổ biến ở các nước phát triển tuy nhiên tại Việt Nam lại khá mới lạ. Đây là nghề có cơ hội việc làm rất cao và hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn rất khan hiếm nhân lực cho lĩnh vực này. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn chưa biết nghề HSE cần tốt nghiệp ngành gì, tính chất công việc ra sao và chưa nắm được trách nhiệm của một HSE. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề này!
Nghề HSE là gì?
Nghề HSE là gì?
Nghề HSE là gì? HSE là viết tắt của cụm từ “Health – Safety – Environment” nghĩa là “Sức khỏe – An toàn – Môi trường”. Đây là thuật ngữ dành cho nghề giám sát an toàn môi trường hoặc kỹ sư bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp.
HSE là viết tắt của cụm từ “Health – Safety – Environment”
Ngoài HSE thì nghề này còn có các tên gọi viết tắt khác như: HES, SHE, EHS
QHSE. Những cách viết này sẽ thể hiện công việc chính mà nhân viên đó sẽ phải đảm nhận, chữ cái viết tắt đầu tiên sẽ chỉ mảng phụ trách chính của người đó.
Dù cách viết như thế nào thì giá trị cốt lõi của công việc vẫn là cùng hướng đến mục đích chung là đảm bảo sự an toàn, đặt sức khỏe của con người và giá trị môi trường lên trên. Hay hiểu một cách đơn giản thì nghề HSE chính là chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề an nguy của việc vệ sinh môi trường lao động cho mọi người. Ngoài ra, nghề HSE có chức năng đảm bảo bảo việc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về vấn đề môi trường, bảo vệ danh tiếng cũng như sự uy tín của doanh nghiệp.
Học ngành gì ra để ứng tuyển vào vị trí HSE?
Nghề HSE là một công việc khá mới lạ với những bạn sinh viên Việt Nam. Nhưng thực tế đây là công việc rất “hot” và là ngành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất linh phụ kiện. Đặc biệt là ngành không thể thiếu trong ngành xây dựng.
Vậy nghề HSE học ngành gì và xét tuyển những môn nào, học trường nào? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất đông đảo những bạn đang quan tâm đến nghề này.
Học ngành gì để trở thành kỹ sư HSE?
Cụ thể nghề SHE có tên ngành đào tạo tại các trường đại học là ngành Bảo hộ lao động và xét tuyển những tổ hợp môn sau:
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán. Lý, Anh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh
Đối với những bạn đang chuẩn bị bước vào đại học đang quan tâm đến ngành Bảo hộ lao động có thể theo học tại hai trường: Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công đoàn. Đây là hai ngôi trường nổi tiếng đào tạo ngành Bảo hộ lao động và hàng năm đã cung cấp số lượng nhân lực nghề EHS cho rất nhiều doanh nghiệp.
Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công đoàn là hai trường “tổ” của kỹ sư HSE
Bên cạnh đó, những bạn theo học chuyên ngành về môi trường cũng có thể ứng tuyển vào vị trí HSE của các doanh nghiệp. Đào tạo các ngành môi trường như Quản lý tài nguyên môi trường, Khoa học môi trường,… có tại rất nhiều trường khắp 3 miền để các bạn tân sinh viên có thể tham khảo lựa chọn.
Ngoài chuyên ngành được đào tạo các bạn sinh viên nên học thêm các khóa học để có chứng chỉ HSE, chứng chỉ kỹ sư môi trường và kỹ sư bảo hộ lao động. Điều này là tạo tiền đề để thuận lợi cho việc áp dụng vào công việc sau này cho các bạn.
Ngành Bảo hộ lao động đào tạo những nội dung gì?
Khi theo học ngành Bảo hộ lao động thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức lý thuyết chuyên sâu của nghề và những kỹ năng thực hành thực tế. Các môn học chuyên ngành sẽ được đào tạo chuyên sâu để sinh viên có thể hình dung được chi tiết nhất về đặc thù của nghề HSE như:
- Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng và vận chuyển
- An toàn thiết bị chịu áp lực
- Kỹ thuật an toàn
- An toàn trong xây dựng
- Kỹ thuật an toàn điện
- Sức khỏe nghề nghiệp
- Vệ sinh lao động và độc chất học …
Sinh viên tốt nghiệp Bảo hộ lao động sẽ nắm được những kiến thức của nghề
Ngành Bảo hộ lao động đào tạo những kỹ năng để sinh viên có thể phân tích, nhìn nhận vấn đề từ đó bảo đảm, cải thiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có những kỹ năng sau:
- Kỹ năng điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp môi trường lao động
- Đề xuất các giải pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho doanh nghiệp.
- Phân tích để loại trừ các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động, sự cố cũng như các yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp.
Nhân lực của nghề HSE đang rất khan hiếm
Hiện nay tại Việt Nam có hơn 300 ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động cần có kỹ sư bảo hộ lao động hoặc giám sát an toàn môi trường tùy theo đặc thù kinh doanh sản xuất của cơ sở. Yêu cầu này được quy định bởi Bộ lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế.
Cơ hội việc làm của nghề HSE đang rất rộng mở
Quy định này được đưa ra để nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động về mặt sức khỏe, an toàn và hạn chế các tác hại liên quan đến môi trường. Do đó, sự có mặt của nghề HSE tại các doanh nghiệp vô cùng quan trọng và là vị trí công việc không thể thiếu trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại Việt Nam có rất ít trường đào tạo chuyên sâu về nghề HSE và vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều tân sinh viên. Do đó, các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian đào tạo nhân lực mới có thể đáp ứng được nguồn nhân lực trong lĩnh vực HSE.
Nghề HSE là công việc đang rất “hot” hiện nay
Vì vậy các bạn sinh viên đang theo học ngành Bảo hộ lao động hoặc chuyên ngành Môi trường có cơ hội làm việc vô cùng rộng mở để trở thành kỹ sư bảo hộ lao động hoặc giám sát an toàn môi trường. Và đây cũng là công việc có mức lương vô cùng hấp dẫn.
Những công việc chính của nghề HSE
Công việc nhân viên HSE phải đảm nhận gồm:
Kỹ sư HSE là người giám sát sự tuân thủ an toàn trong quá trình lao động
- Nhân viên HSE là người giám sát tất cả các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo sự tuân theo quy định về môi trường và quy trình an toàn – vệ sinh – lao động.
- Công việc của nghề HSE cũng bao gồm việc triển khai và hướng dẫn trực tiếp cho nhân viên để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc.
- Kỹ sư bảo hộ lao động là người thực hiện các công việc điều chỉnh và khắc phục các vấn đề có liên quan đến công tác an toàn lao động cho doanh nghiệp.
- Nhân viên HSE còn là người theo dõi, kiểm tra sự an toàn của những thiết bị máy móc trước, trong và sau khi sử dụng trong quá trình sản xuất, xây dựng.
- Trong trường hợp doanh nghiệp xảy ra các vụ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì nhân viên HSE sẽ có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
- Nhân viên nghề HSE còn tham gia vào việc tham mưu, đề xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến hay các giải pháp khoa học nhằm đảm bảo hiệu quả an toàn lao động cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm của nhân viên nghề HSE
Qua những hạng mục công việc chính của nghề HSE như trên chắc hẳn mỗi chúng ta đều có thể nhìn thấy sự quan trọng của công việc này. Vì đây là công việc không chỉ liên quan đến môi trường, tài sản doanh nghiệp mà còn liên quan trực tiếp đến sự an toàn, sức khỏe của người lao động.
Nghề HSE đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp
Nghề HSE cũng có vai trò đóng góp việc xây dựng những quy chế, nội dung và nguyên tắc, chỉ tiêu để đảm bảo công tác quản lý, an toàn lao động theo đúng quy định của nhà nước. Với những doanh nghiệp có đặc thù có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp cao, tai nạn lao động lớn thì vai trò của những người có chuyên môn trong nghề HSE càng cần được chú trọng.
Cụ thể những trách nhiệm của nhân viên làm nghề HSE bao gồm:
- Trường hợp xảy ra tai nạn lao động thì nhân viên HSE hay kỹ sư bảo hộ an toàn lao động cần gấp rút yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hay giám sát công trình đình chỉ công việc. Sau đó tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây sự cố và thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
- Nhân viên trong nghề HSE cần có kỹ năng quan sát, đánh giá sự nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Nhân viên EHS cũng có quyền và trách nhiệm đình chỉ hoạt động của máy móc thiết bị hay công việc không đảm bảo an toàn.
Những kiến thức và tố chất kỹ sư HSE cần trang bị
Để đảm nhận công việc vị trí HSE thì nhân viên cần nắm vững những kiến thức chuyên ngành Kỹ sư môi trường hay Kỹ sư Bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, nhân viên trong nghề HSE cũng cần trang bị thêm những kiến thức liên quan để đảm nhận công việc tốt hơn như:
Nắm vững các kiến thức về các quy định trong tiêu chuẩn quốc tế nhất là quy chuẩn ISO 14001. Đây chính là nền tảng của nghề HSE để có thể đánh giá được các lỗ hổng trong hệ thống, đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro và đưa ra các giải pháp khắc phục và đề xuất khắc phục.
Nhân viên HSE cần nắm vững quy chuẩn ISO 14001
Trang bị kỹ năng phân tích nguyên nhân khi có sự cố, tai nạn lao động xảy ra một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, giải quyết nhanh chóng đồng thời đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đó để áp dụng nhằm phòng ngừa sự cố trong tương lai.
Nhân viên trong nghề HSE cần nắm vững các kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động, an toàn lao động. Ngoài ra cũng cần nắm rõ các quy định về quyền lợi và trách nhiệm người lao động về an toàn lao động, những quy định về môi trường, tai nạn lao động,…
Kỹ sư HSE sẽ thường xuyên tham gia đào tạo, hướng dẫn cho người lao động để đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe lao động và môi trường. Do đó cần có kỹ năng đào tạo và truyền đạt trôi chảy, dễ hiểu để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Nghề HSE đòi hỏi người chịu trách nhiệm phải có khả năng tư duy sáng tạo
Đặc biệt, nghề HSE đòi hỏi người chịu trách nhiệm phải có khả năng tư duy sáng tạo và nhanh nhẹn. Vì đây là nghề có đặc thù phải biết nhìn nhận và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của con người.
Kết luận
Hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nghề HSE là gì, học ngành nào để trở thành kỹ sư HSE và học ở đâu. Từ đó có thể giúp các bạn đang quan tâm về nghề này có định hướng nghề nghiệp chuẩn xác để theo đuổi công việc!