Photographer là gì ? Kiến thức, Kỹ năng & Công việc Photographer
Những người yêu thích cái đẹp, say mê nghệ thuật thì ngành nhiếp ảnh chắc chắn sẽ là một trong những con đường lý tưởng để theo đuổi. Vậy công việc photographer là gì, đặc thù của từng vị trí photographer có khác nhau hay không và triển vọng thu nhập ra sao ?
Xem thêm
- PR là gì? Công việc & Phẩm chất cần có nghề PR
- Design là gì? Công việc & Kỹ năng cần có của Designer
- Editor là gì? Công việc & Kỹ năng để trở thành 1 editor chuyên nghiệp
Photographer nghĩa là gì?
Photographer nghĩa là nhiếp ảnh gia, những người làm công việc chụp ảnh. Nhiếp ảnh gia giúp thổi hồn cho những bức ảnh trở nên sinh động, cuốn hút hơn, truyền tải một thông điệp nào đó đến với người xem. Đây là công việc có tính chất đặc biệt đòi, liên quan đến yếu tố năng khiếu nghệ thuật. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi ngành nhiếp ảnh vì nhiều lý do khác nhau.
Photographer có môi trường làm việc linh động
Các nhiếp ảnh gia có thể làm việc tự do hoặc làm việc cho một đơn vị báo chí, tòa soạn, studio…Tuy nhiên dù hoạt động độc lập hay làm việc cho một tổ chức thì công việc của photographer vẫn rất thoải mái. Họ có thể tùy ý sáng tạo nghệ thuật cũng như có thể thay đổi môi trường làm việc tùy theo tình hình thực tế.
Nhiếp ảnh gia cũng có thể tự mở triển lãm riêng nếu họ thực sự có tài năng hoặc chụp ảnh theo yêu cầu riêng của khách hàng. Không chỉ chụp ảnh, nhiếp ảnh gia còn phải có kiến thức chỉnh sửa ảnh, điều chỉnh tông màu ánh sáng, để làm nổi bật nhân vật chính trong bức ảnh. Với những thông tin trên đây, các bạn trẻ phần nào đã có thể hiểu thêm về ngành nhiếp ảnh ?
Yêu cầu cần có để trở thành một nhiếp ảnh gia?
Nếu muốn theo đuổi công việc đầy tính nghệ thuật như nghề nhiếp ảnh, bạn hãy chắc chắn rằng mình đảm bảo được các tiêu chuẩn dưới đây:
- Có khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu thích chụp ảnh, có năng khiếu nhất định về nghệ thuật, biết tư duy hình ảnh.
- Có khả năng phân tích cảnh vật, chọn góc máy tinh tế, nghệ thuật, có sự tập trung cao độ và kiên nhẫn để chờ đợi những khoảnh khắc đáng giá.
- Nhiếp ảnh gia cần có kỹ năng làm việc độc lập, linh hoạt chủ động trong mọi hoàn cảnh.
- Chấp nhận việc phải đi lại di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau, trong những khung giờ không cố định.
- Có kiến thức sử dụng các thiết bị máy ảnh, thiết bị hỗ trợ chụp ảnh, hiểu rõ thông số kỹ thuật các dòng máy để có áp dụng cho quá trình làm việc hiệu quả nhất.
Ngoài ra các nhiếp ảnh gia cũng cần hiểu biết về yêu cầu hình ảnh cụ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể tác nghiệp nhanh chóng.
Những việc cần làm khi muốn theo đuổi ngành nhiếp ảnh chuyên nghiệp
Để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho mình rất nhiều các kỹ năng và kiến thức cũng như phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố bắt buộc:
Kiến thức máy ảnh
Máy ảnh không chỉ dụng cụ mà còn là người bạn đồng hành thân thiết không thể thiếu của nhiếp ảnh gia. Photographer bắt buộc phải nắm vững kiến thức về cấu trúc máy, ống kính, cách sử dụng dòng máy, loại máy phù hợp với những sự kiện có tính chất khác nhau. Ngoài ra nhiếp ảnh gia cũng nên biết cách thay thế và sửa chữa cơ bản các bộ phận của máy ảnh khi có sự cố đột ngột xảy ra.
Ngoài ra công nghệ máy ảnh hiện nay cũng được cải tiến thay đổi liên tục. Vì thế nhiếp ảnh gia cũng cần liên tục cập nhật những kiến thức về công nghệ để có thể giúp cho các tác phẩm của mình hoàn thiện hơn, tránh bị lạc hậu so với thời đại.
Kiến thức chụp ảnh
Nhiếp ảnh gia sẽ không thể sở hữu những bức ảnh đẹp nếu không nắm rõ kiến thức về chụp ảnh như phối cảnh, khẩu độ ống kính, màu sắc, ánh sáng, lấy góc chụp…Ngoài ra những kiến thức như chế độ lấy nét, cân bằng trắng, sử dụng flash, các chế độ điều chỉnh DSLR cũng cần được nhiếp ảnh gia chú trọng, quan tâm.
Bạn có thể chủ động tham gia các lớp học nhiếp ảnh hoặc các hội nhóm yêu thích chụp ảnh để bổ sung kỹ năng mình còn thiếu sót. Chắc chắn bạn cũng như nhận được lời khuyên, chia sẻ từ các tiền bối có kinh nghiệm.
Đầu tư thiết bị
Trên thị trường có rất nhiều loại máy ảnh cùng các thiết bị hỗ trợ khác nhau, với mức giá khác nhau. Mỗi dòng máy có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bạn cần tìm hiểu kỹ về thiết bị sau đó cân đối tài chính để lựa chọn dòng máy phù hợp với mục tiêu công việc của mình.
Một số loại hình công việc nhiếp ảnh chỉ phù hợp với những dòng máy nhất định. Vì thế nhiếp ảnh gia không cần phải trang bị những chiếc máy quá đắt đỏ dẫn tới lãng phí không cần thiết.
Học chỉnh sửa ảnh
Nhiếp ảnh gia không chỉ đơn thuần là người chụp ảnh đẹp mà cũng cần có kiến thức chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Người nhiếp ảnh cần vận dụng khả năng thẩm mỹ, kỹ năng của mình kết hợp với yêu cầu của khách hàng cắt sửa khung hình, chỉnh ảnh sáng, màu sắc phù hợp. Trong một số trường hợp, có thể sẽ phải loại bỏ những đối tượng “thừa” để làm rõ chủ đề của bức ảnh.
Chỉnh ảnh là kỹ năng cần thiết của nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh gia cũng cần hiểu rõ kiến thức về độ phân giải ảnh, tỷ lệ khung hình, kích thước của bức ảnh. Photoshop và Lightroom chính là 2 trong số nhiều phần mềm chỉnh sửa mà các những người theo đuổi nghề nhiếp ảnh chuyên nghiệp phải “nằm lòng”.
Công việc của nhiếp ảnh gia là gì ?
Để có thể chụp được những tác phẩm đầy tính nghệ thuật, các nhiếp ảnh gia thực sự phải tốn rất nhiều tâm sức với một quy trình làm việc khoa học nhiều công đoạn như:
Chuẩn bị trước khi chụp ảnh
- Lên ý tưởng các chủ đề, địa điểm, nhân vật chụp ảnh khác nhau. Liên lạc trước với nhân vật hoặc chính quyền địa phương để xin chụp ảnh trong trường hợp cần thiết.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ máy ảnh, chân máy, thiết bị chống rung, tấm thiết bị bắt sáng, ống len, pin máy, sạc máy (nếu có), phim (nếu chụp bằng máy chụp phim), các thiết bị hỗ trợ khác.
- Lựa chọn bối cảnh chụp cảnh, sắp xếp bối cảnh (trường hợp chụp ảnh studio hoặc chụp ảnh theo một phong cách, concept nhất định.
- Chuẩn bị đạo cụ, các vật dụng cần thiết phục vụ việc rửa ảnh.
Công việc chụp ảnh chính
Chụp ảnh là công việc vừa đòi hỏi tính nghệ thuật vừa phải đảm bảo tính kỹ thuật. Người nhiếp ảnh gia có thể mất nhiều tiếng đồng hồ, nhiều ngày thậm chí hàng tháng trời để “săn” được một bức ảnh đẹp, độc đáo, thể hiện đúng ý đồ của mình.
Người chụp cần lựa chọn góc máy đẹp, cũng như áp dụng kỹ thuật zoom hình ảnh, chọn góc, sử dụng các thiết bị hỗ trợ, ứng dụng kỹ thuật chụp gần xa để tạo ra một bức ảnh chất lượng. Việc nắm bắt được thần thái, chuyển động của “nhân vật chính” cần chụp ảnh không hề đơn giản, đòi hỏi nhiếp ảnh gia thực sự tinh tế, có cảm quan nghệ thuật.
Hậu kỳ chỉnh sửa ảnh
Sau khi đã chụp được những shot hình ưng ý, thì công việc chỉnh sửa ảnh cũng không kém phần quan trọng. Nhiếp ảnh gia phải áp dụng các kiến thức kỹ thuật như cân bằng trắng, thay đổi màu sắc, độ tương phản, thay đổi ánh sáng…để hoàn thiện tác phẩm. Tuy nhiên việc chỉnh sửa cần có giới hạn nhất định, không nên thay đổi hoặc quá sai lệch do với ảnh gốc. Đặc biệt với những bức ảnh nghệ thuật thì hình ảnh cần phản ánh đúng thực tế.
Ngành nghề nhiếp ảnh đem lại trải nghiệm hấp dẫn cho các bạn trẻ
Trong quá trình chụp ảnh, có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khách quan tác động đến bức ảnh vì thế việc chỉnh sửa hậu kỳ sẽ giúp bức ảnh hoàn hảo hơn. Đối với những nhiếp ảnh gia sử dụng máy chụp phim thì công đoạn rửa ảnh rất sự tỉ mẩn, chau chuốt, cẩn thận. Chỉ cần một sai sót không đáng có, toàn bộ các tấm phim sẽ bị cháy, công sức của người chụp hoàn toàn “đổ sông đổ bể”.
Những vị trí công việc trong ngành nghiếp ảnh
Những người yêu thích công việc chụp ảnh, theo học ngành nhiếp ảnh có thể tham khảo những vị trí công việc dưới đây :
Thợ chụp ảnh cưới
Nhu cầu thuê studio, thợ chụp ảnh cưới rất cao đặc biệt là vào mùa cưới. Các nhiếp ảnh gia có thể ứng tuyển vào studio, ảnh viện chuyên nghiệp hoặc nhờ người quen bạn bè giới thiệu công việc, đăng tuyển trên các nhóm giới thiệu việc làm. Mức lương của thợ chụp ảnh cưới khá cao từ 15-20 triệu đồng/tháng tùy tay nghề, thậm chí có thể cao hơn trong những thời gian cao điểm.
Nhiếp ảnh thương mại
Đây là vị trí công việc dành riêng cho ngành sản phẩm và dịch vụ. Nhiếp ảnh gia sẽ có nhiệm vụ chụp lại sản phẩm, đồ ăn, dịch vụ hoặc kiến trúc công trình…Các tác phẩm sau đó sẽ được xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như tạp chí, báo giấy, báo mạng, website thương mại điện tử, blog, catalogue, đoạn phim quảng cáo…
Nhiếp ảnh thương mại có mức lương rất cao
Với sự bùng nổ của mạng xã hội trong những năm qua, công việc nhiếp ảnh gia thương mại ngày một phát triển. Ngày càng có nhiều nhãn hàng, công ty thương mại tìm đến các nhiếp ảnh gia để thực hiện các hợp đồng chụp ảnh quảng cáo.
Chụp ảnh chân dung
Lĩnh vực chụp ảnh chân dung hiện có nhu cầu tuyển dụng rất cao do đối tượng khách hàng vô cùng đa dạng. Từ việc phục vụ chụp ảnh thẻ cho công ty, văn phòng, trường học cho đến chụp ảnh gia đình, chụp ảnh nhóm…Ngoài ra nhiếp ảnh gia chân dung cũng có thể theo đuổi con đường chụp ảnh nghệ thuật, chụp họa báo hay những chụp ảnh động vật dễ thương.
Tuy nhiên công việc chụp ảnh chân dung không hề đơn giản, đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải giao tiếp tốt với khách hàng, chỉ dẫn họ cách tạo dáng, điều chỉnh nét mặt. Người chụp cũng phải có khả năng bắt được những góc chụp đẹp nhất của khách hàng, giúp họ có được bức hình ưng ý nhất. Đối với những khách hàng khó tính, yêu cầu cao thì người nhiếp ảnh gia cũng cần kiên nhẫn, tỉ mỉ.
Phóng viên hình ảnh
Phóng viên ảnh là người tường thuật các sự kiện thời sự thông qua những bức ảnh trực quan. Người làm công việc này không chỉ đòi hỏi có chuyên môn tốt mà còn cần sự kiên định, nỗ lực, thậm chí dũng cảm khi phải tác nghiệp ở những điểm nóng. Phóng viên hình ảnh thường làm việc những cơ quan báo chí nhưng cũng có nhiều người hoạt động tự do, gửi ảnh cho tòa soạn báo dưới tư cách cộng tác viên.
Phóng viên hình ảnh cần linh hoạt trong công việc
Nhiếp ảnh gia thời trang
Nếu yêu thích lĩnh vực thời trang cũng như chụp ảnh, các bạn trẻ có lựa chọn công việc nhiếp ảnh gia thời trang. Khi ở vị trí này bạn sẽ cơ hội góp mặt chụp ảnh cho các show diễn đình cảm, thực hiện chụp các bộ catalogue mới nhất của các thương hiệu thời trang. Tuy nhiên ngành nhiếp ảnh thời trang hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh khá gay gắt nên nhiếp ảnh gia cũng cần giữ mối quan hệ tốt với các thương hiệu.
Nhiếp ảnh gia du lịch
Các nhiếp ảnh gia du lịch sẽ có cơ hội đặt chân đến nhiều địa điểm thú vị, trải nghiệm những nét văn hóa địa phương độc đáo. Công việc này rất hấp dẫn đối với các bạn trẻ ưa thích sự mới mẻ, phóng khoáng, tự do, không muốn gò bó trong văn phòng. Nhiếp ảnh gia du lịch có thể hoạt động độc lập, đăng bài trên blog riêng, nhận quảng bá cho các khách sạn, resort hoặc cộng tác cùng một tạp chí chuyên về du lịch.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia du lịch cũng sẽ tương đối vất vả khi phải mang máy ảnh, dụng cụ đi khắp nơi để tìm những khung hình đẹp nhất. Họ cũng sẽ phải chỉnh sửa ảnh và viết bài, gửi bài cho tòa soạn ở bất cứ nơi đâu. Họ đôi khi không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tận hưởng cảnh đẹp tại nơi mình đặt chân đến.
Mức lương trung bình của công việc nhiếp ảnh gia
Nhiếp ảnh là một trong những ngành hấp dẫn nhất hiện nay, thu hút đông đảo bạn trẻ. Đây là nhóm ngành có thu nhập cao, có cơ hội xây dựng nhiều mối quan hệ xã hội tốt.
- Nếu là một nhiếp ảnh gia bình thường, người mới vào nghề mức lương sẽ khoảng 7-8 triệu đồng/tháng, những người có kinh nghiệm lâu năm hơn sẽ đạt thu nhập 15-20 triệu/tháng. Đối với những người làm freelancer mức thu nhập có thể thấp hơn từ 3-5 triệu đồng/tháng.
- Các nhiếp ảnh gia được cộng tác với những đơn vị công ty nhãn hàng lớn mức thu nhập có thể lên tới 20-30 triệu đồng tháng tùy theo số lượng hợp đồng nhận được.
- Những nhiếp ảnh gia tài năng có thể mở triển lãm riêng, có nhiều tác phẩm đạt được giải quốc tế, ra sách sách hoàn toàn có thể đạt mức thu nhập 50-100 triệu đồng/tháng nhờ tiền bán bản quyền tác phẩm, ký hợp đồng chụp ảnh cho những nhân vật nổi tiếng.
Mức thu nhập sẽ phụ thuộc khả năng sự sáng tạo cũng như kinh nghiệm của người nhiếp ảnh gia.
Nhiếp ảnh gia là lĩnh vực có mức thu nhập rất cao
Kết luận
Để đạt được thành công trong ngành nhiếp ảnh bạn không chỉ dựa vào tài năng thiên phú mà còn phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng rất dài. Tuy nhiên nếu yêu thích nghệ thuật thì những khó khăn sẽ không phải là trở ngại, mà sẽ là động lực để bạn phấn đấu trở thành một nhiếp ảnh gia tài giỏi.