10 chiến lược kinh doanh hiệu quả trong mùa dịch
Để duy trì hoạt động cũng như đạt mục tiêu lâu dài thì các doanh nghiệp, công ty đều phải xây dựng chiến lược kinh doanh riêng của mình. Nó là “kim chỉ nam”, là định hướng hoạt động của toàn thể doanh nghiệp, công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn chưa tìm được một chiến lược cho doanh nghiệp mình trong mùa đại dịch covid gian truân này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Top 10 chiến lược kinh doanh hiệu quả mùa dịch
Chiến lược thương hiệu
Chiến lược kinh doanh đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là xây dựng thương hiệu. Thương hiệu uy tín, chất lượng là điều cần thiết để tồn tại và được khách hàng ưu tiên chọn lựa, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, hàng hóa kém chất lượng tràn lan như hiện nay.
Chiến lược xây dựng thương hiệu
Xác định chiến lược thương hiệu bao gồm tất cả hướng dẫn, mục tiêu, định hướng và các giải pháp dài hạn xây dựng chỗ đứng trên thương trường. Bạn cần xác định rõ – đúng – đủ để có được những bước đi hiệu quả vững vàng bước qua mùa đại dịch. Bạn cần đưa ra nhiều chiến lược và cân nhắc ưu thế – hạn chế trước khi lựa chọn chiến lược đi cho doanh nghiệp.
Chiến lược về sản phẩm
Có thể nói rằng chiến lược quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển hay là ngừng hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay chính là sản phẩm. Sản phẩm tốt, sản phẩm phù hợp ắt sẽ được người tiêu dùng đón nhận dù là dịch bệnh và kinh tế bị ảnh hưởng.
Đây chính là “phương tiện”, là “vũ khí” giúp doanh nghiệp chiến thắng trên thương trường. Sản phẩm kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó phải thật sự thông minh, cẩn trọng để xây dựng được một chiến lược sản phẩm hiệu quả.
Ví dụ trong thời đại dịch bệnh như hiện nay thì nhu cầu của khách hàng khá nhiều. Trong đó có thể nổi bật nhất là ngành hàng y tế, lương thực thực phẩm và đồ sinh hoạt hằng ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này trong thời gian này không hề thua lỗ mà có khi lại thu được nguồn lợi nhuận lớn.
Sản phẩm là “tâm hồn” để tạo lên sự thành công. Vì vậy bạn cần xác định rõ và đưa ra chiến lược chọn sản phẩm thiết yếu. Bạn không những phải chọn sản phẩm phù hợp thiết yếu mà còn đảm bảo chất lượng của những món hàng mình sẽ kinh doanh.
Chiến lược về giá
Một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, tài chính của doanh nghiệp chính là mảng giá thành sản phẩm. Để xây dựng được một chiến lược hợp lý, doanh nghiệp cần tính toán: giá nhập, giá bảo quản, chiết khấu,… Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán sản phẩm mà giá cũng được xem là điều quyết định sức hút của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Chiến lược định giá sản phẩm
Để xây dựng được chiến lược về giá sản phẩm thành công thì trước tiên doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu. Mỗi mục tiêu sẽ phải xây dựng một chiến lược về giá khác nhau.
Chiến lược phân phối
Chọn lựa một kênh phân phối hợp lý cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng là một quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh gian nan. Hiện nay có rất nhiều kênh phân phối cho doanh nghiệp chọn lựa như phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền và phân phối có chọn lọc.
Trong đó có thể thấy rằng kênh phân phối điện tử hay gián tiếp sẽ phù hợp nhất với sự biến động của đại dịch như hiện nay. Bởi thế hãy xây dựng kênh này nhanh chóng, tạo điểm mạnh thu hút để tận dụng phát triển tốt nhất.
Chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên, mạng lưới hậu cần
Điểm nghẽn của nền kinh tế Việt Nam chính là Logistic. Do đó để khai thông điểm nghẽn, giúp “dòng chảy kinh tế” nhanh, mạnh các doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược khai thông hợp lý.
Khi tìm được câu trả lời cho các câu hỏi sau chắc hẳn bạn đã xây dựng được thêm một chiến lược kinh doanh thông minh:
- Đặt tổng kho ở đâu?
- Cách bảo quản sản phẩm tốt?
- Phần mềm quản lý nào?
- Giao dịch vận chuyển hai chiều và mạng lưới nào?
- Chi phí tồn kho, giao nhận ra sao?
…
Chiến lược liên minh
Chiến lược kinh doanh liên minh chắc hẳn còn chưa phổ biến trước đây, song giữa đại dịch covid có lẽ đây cũng là một chiến lược hiệu quả mà doanh nghiệp nên chú ý đến.
Chiến lược này được xây dựng trên sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp để đi đến đạt lợi ích cho các bên. Chiến lược này đã giúp các công ty nước ngoài xây dựng và áp dụng thành công.
Chiến lược khuyến mãi
Với thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng vậy làm sao để đơn vị của bạn thu hút được nhiều khách hàng nhất. Nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng thì chính sách ưu đãi chính là sách lược hút khách tốt nhất.
Chiến lược khuyến mãi hiện đại
Chiến lược kinh doanh về mảng khuyến mãi có rất nhiều cách. Đây chính là cách người tiêu dùng nhận xét được “bộ óc” của người đứng đầu trong xây dựng chiến lược hoạt động. Và nó cũng chính là bí quyết riêng làm nên thương hiệu, vị trí doanh nghiệp trên thương trường.
Ví dụ điển hình chính là sự kết hợp khuyến mãi online, offline, giữa khuyến mãi truyền thống và kỹ thuật số,…Đặc biệt với mùa dịch như hiện nay doanh nghiệp nên chú trọng khuyến mãi online và kỹ thuật số.
Chiến lược tạo dựng quan hệ khách hàng
Người kinh doanh luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, đó là tài sản của doanh nghiệp. Do đó xây dựng chiến lược quan hệ khách hàng là điều mà doanh nghiệp nên hướng đến. Có mối quan hệ tốt bạn sẽ có được những đơn hàng lớn, những khách hàng thân thiết.
Chiến lược xây dựng quan hệ khách hàng
Tùy theo mục tiêu, phân khúc định vị mà doanh nghiệp nên đưa ra các chính sách chăm sóc, thu hút khách hàng đúng đắn. Hãy đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng mới, độ lạ để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Chiến lược quy mô, mô hình quy mô
Nhìn vào thực tế với đầu óc của người kinh doanh chắc hẳn kinh doanh với quy mô lớn sẽ đến với thành công nhanh hơn so với quy mô nhỏ. Đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh chính là một chiến lược giúp bạn phát triển trong tương lai.
Giữa đại dịch nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ đã phá sản, ngừng kinh doanh hoặc đang bên bờ vực phá sản. Còn với những doanh nghiệp quy mô lớn lên đến hàng trăm cửa hàng thì vẫn hoạt động ổn định giữa mùa dịch. Cơ sở này, chi nhánh này sẽ bù lỗ cho cơ sở, chi nhánh khác.
Một lưu ý cho bạn khi chọn chiến lược kinh doanh này chính là chú ý đến xu hướng của thời đại: số hóa và siêu thị nên đầu tư mạnh mẽ cái nào.
Chiến lược marketing
Một trong những sách lược phù hợp nhất mà các doanh nghiệp Việt trong thời đại covid này không thể bỏ qua chính là sự đầu tư cho chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu. Đặc biệt nên chú trong quảng bá trên nền tảng công nghệ 4.0, trực tuyến.
Chiến lược marketing hiệu quả
Có thể thấy rằng chiến lược này đang là xu hướng chính vừa giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, vừa tiếp cận khách hàng toàn quốc và cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nhân công tối đa nhất. Đầu tư vào chiến lược kinh doanh bằng marketing, quảng bá chính là cách bạn dễ dàng bước một bước dài trên con đường kinh doanh của mình.
Kết luận
Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn 10 chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất trong mùa dịch. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa được chiến lược phù hợp.