Sàn Binance là gì? Nếu đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử, có lẽ mọi trader đã quá quen với sàn giao dịch này. Sự cố hack sàn hồi năm 2019 khiến Binance thiệt hại hơn 7000 BTC. Tuy vậy sự cố này ngay sau đó đã được đội ngũ quản sàn xử lý nhanh gọn. Đến nay, Binance đứng vững trong top những sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng giao dịch cũng như người tham gia giao dịch lớn nhất thị trường. Vậy sàn Binance có an toàn không? Phí giao dịch trên sàn Binance được tính như thế nào? Phần review chi tiết sau đây sẽ giúp bạn đánh giá được một cách khách quan hơn về sàn giao dịch này.
Binance hiện được biết đến như sàn giao dịch chuyên về tiền điện tử sở hữu khối lượng giao dịch cũng như người tham gia đông đảo nhất thị trường. Hiện nay, sàn Binance đang hỗ trợ một nền tảng giao dịch phong phú với hàng trăm mã tiền điện tử. Cùng với đó là hệ thống dịch vụ tiện ích đặc trưng của một mô hình tài chính phi tập trung.
Sàn Binance là gì?
Binance khởi nguồn tựa trên ý tưởng hết sức đơn giản. Đó chính là cung cấp một giao diện hỗ trợ giao dịch tiền điện tử tinh giản, trực quan, tốc độ cao và hoạt động đầy mạnh mẽ.
Sàn giao dịch này lần đầu được giới thiệu tại Trung Quốc vào hồi tháng 7/2017. Đội ngũ nhà sáng lập chủ chốt gồm Changpeng Zhao và Yi He. Trong đó, Yi He từng là cựu nhân viên của sàn OKCoin, còn Changpeng Zhao đã tham gia nhóm tạo lập ví Blockchain.com từ giai đoạn năm 2013.
Cho đến nay, Binance vẫn là dự án ICO thành công nhất trên thị trường. Chỉ trong 20 ngày đầu tháng 7/2017, sàn đã huy động thành công 15 triệu USD từ các nhà đầu tư tiền điện tử. Đội ngũ nhà đầu tư khi đó đã được nhận lại 100.000 mã thông báo BNB do chính Binance phát hành. Bạn đầu BNB khởi chạy trên mạng lưới Blockchain của Ethereum nhưng sau này nó đã được chuyển sang Blockchain gốc của Binance. Giá khởi đầu trong vòng ICO của mỗi BNB tương đương 0.115 USD.
Kể từ thời điểm ra mắt đến nay, sàn Binance đã đạt mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Từ năm 2018, Binance luôn đứng đầu trong những sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng giao dịch cả người tham gia lớn nhất. Hiện tại, sàn Binance thu hút khoảng hơn 15 triệu người dùng thường xuyên, khối lượng giao dịch trung bình trong ngày đạt trên 2 tỷ USD.
Mặc dù được phát triển và giới thiệu lần đầu tại Trung Quốc nhưng sau này sàn đã chuyển trụ sở đến Nhật Bản. Bởi cũng trong năm 2017, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu đưa ra chính sách thắt chặt giao dịch tiền điện tử. Đến năm 2018, Binance tiếp tục mở thêm văn phòng đại diện tại Đài Loan rồi chuyển đến hoạt động tại Malta.
Tuy nhiên trong năm 2020, cơ quan quản lý tài chính của Malta cho biết Binance vẫn chưa chính thức đăng ký hoạt động tại quốc gia này. Thế nhưng thực tế, trụ sở chính của Binance vẫn đạt tại Cayman và Seychelles thuộc Malta. Cùng với đó là văn phòng đại diện trải rộng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, sàn giao dịch này cũng có đội ngũ Suport tương đối tốt.
Quy mô hoạt động của Binance vẫn không ngừng mở rộng. Sự thành công của sàn giao dịch này phần lớn nhờ vào các chính sách đa dạng hóa dịch vụ, đón đầu xu hướng DeFi. Mặt khác, bảng phí giao dịch trên Binance cũng cực kỳ hợp lý.
Để hiểu rõ bản chất sàn Binance là gì, bạn cần tìm hiểu các loại hình dịch vụ tài chính mà sàn giao dịch này đang cung cấp. Binance vươn lên top đầu trong những sàn Crypto không hoàn toàn là điều ngẫu nhiên. Chính bởi sự đa dạng hơn trong dịch vụ đã giúp sàn giao dịch này thu hút đông đảo lượng trader tham gia.
Sàn Binance cho phép trader sử dụng tiền pháp định để đổi lấy Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác. Hiểu đơn giản nếu muốn đầu tư vào một loại tiền điện tử nào đó trên sàn, bạn cần phải mua chúng bằng tiền pháp định. Sau đó mới tiến hành giao dịch với những loại tiền điện tử khác. Để mua tiền mã hóa trên sàn, trader có thể lựa chọn nhiều hình thức giao dịch.
Binance hỗ trợ liên kết trực tiếp giữa người mua và người bán không cần thông qua bên trung gian
Đây là tiện ích giao dịch hết sức đơn giản. Theo đó, Binance hỗ trợ liên kết trực tiếp giữa người mua và người bán không cần thông qua bên trung gian. Nhờ đó, khi thanh toán bằng tiền pháp định để mua tiền điện tử, trader sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian. Tùy chọn thanh toán cũng được sàn hỗ trợ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng nhà đầu tư.
Mới đây, Binance bắt đầu liên kết hợp tác với Simplex. Nhằm cho ra đời dịch vụ môi giới thông qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Đây là dịch vụ sẽ hỗ trợ trader mua 31 mã tiền điện tử khác nhau thông qua thẻ tín dụng. Thế nhưng, phí dịch vụ kèm theo đó vẫn còn tương đối cao khi lên đến 3.5% nếu lựa chọn giao dịch bằng đồng USD.
Hiện nay, Binance đang rất tích cực liên kết hợp tác với những bên thứ 3 để hỗ trợ người dùng thanh toán bằng tiền pháp định được dễ dàng hơn. Có nghĩa khi mua tiền điện tử trên sàn, trader có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, phí giao dịch tùy thuộc vào từng ngân hàng địa phương.
Khi mua tiền điện tử trên sàn, trader có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng
Trình duyệt Brave đề cao tính bảo mật riêng tư đã được tích hợp vào Binance Widget. Nhờ vào tiện ích này, trader sẽ dễ dàng hơn trong việc mua bán tiền điện tử trên sàn. Đồng thời, bạn còn có thể quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
Mọi giao dịch trên sàn Binance đều được thực hiện khá dễ dàng. Các loại hình giao dịch trên đây ngày càng được đa dạng, từ các hình thức cơ bản cho đến nâng cao.
Binance hỗ trợ khách hàng giao dịch từ phương thức cơ bản đến nâng cao
Với hình thức giao dịch ngay, trader có thể lựa chọn giữa 3 giao diện cơ bản tùy theo phong cách đầu tư, kinh nghiệm thị trường của từng người chơi.
Giao dịch ký quỹ luôn có sẵn trong các cặp giao dịch, hỗ trợ trader giao dịch với mức đòn bẩy gấp 10 lần số vốn gốc. Ngoài ra, trader còn có quyền thực hiện ký quỹ chéo trong đó rủi ro số dư tài khoản sẽ được quản lý riêng. Từ đó hạn chế tổn thất với những cặp giao dịch duy nhất.
Mặt khác, Binance cũng đang cung cấp dịch vụ hợp đồng tương lai. Phí giao dịch và mức đòn bẩy chi tiết chạy được chúng tôi tiếp tục đề cập ở phần tiếp theo trong bài viết sàn Binance là gì.
Trong năm 2019, sàn Binance chính thức giới thiệu chương trình Binance Futures. Tiện ích này cho phép trader giao dịch Bitcoin và các loại Altcoin khác theo cách thức đặc biệt. Mức đòn bẩy cao nhất lên đến 125 lần. Có nghĩa lợi nhuận thu về có thể gấp 125 lần hoặc mức lỗ cũng có gấp 125 lần.
Trong năm 2019, sàn Binance chính thức giới thiệu chương trình Binance Futures
Số dư trong Binance Futures luôn được quản lý riêng với tài khoản của người dùng tài trợ bằng đồng USDT (tài sản thế chấp). Như vậy, mọi khoản lỗ và lãi đều tính theo giá trị đồng USDT.
Phần giao diện sử dụng của Binance Futures cũng gần giống với giao diện của Binance giao dịch ngay. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở tỷ lệ đòn bẩy và vị thế mở. Bên cạnh đó, phía giao dịch của Binance Futures cao nhất cũng chỉ là 0.04%. Mức phí này thấp hơn nhiều so với những hình thức giao dịch khác có trên Binance. Tính năng thanh khoản thực góp phần làm tăng đáng kể khối lượng giao dịch hàng tháng.
Hợp đồng tương lai trên Binance sử dụng tài sản thế chấp là các loại tiền điện tử có tính đa dạng hơn. Thay vì chỉ với Bitcoin hoặc những cặp Altcoin phổ biến.
Thành phần cuối cùng trong mạng lưới giao phái sinh của Binance chính là Leveraged Token cung cấp các hợp đồng tăng giảm. Trader khi đó sẽ đặt cược vào một vào loại tiền điện tử nhất định được giao dịch trên sàn.
Dịch vụ đặt cược cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ việc đặt cược tăng giảm vào một loại coin nào đó. Hình thức đầu tư này không yêu cầu người chơi phải am hiểu kỹ thuật phân tích nhưng nó lại tiềm ẩn rủi ro rất cao. Một khi đạt được, tài khoản của trader đều bị khóa như một dạng tài sản thế chấp. Nếu thắng, bạn sẽ thu về cả gốc lẫn lãi. Thế nhưng nếu thua, bạn chắc chắn bị mất toàn bộ.
Với Binance Smart Pool, đội ngũ thợ đào có thể đóng góp vào nhóm thanh khoản để nhận về phần thưởng tương ứng. Việc duy trì hoạt động của đội ngũ thợ đào giúp những nền tảng xây dựng trên Binance có cơ hội phát triển, tiếp cận với một lượng đông đảo người dùng.
Dịch thẻ Binance Visa hỗ trợ khách hàng mua hàng tại các điểm giao dịch chấp nhận tiền điện tử
Thẻ Binance Visa hỗ trợ chủ thẻ sử dụng tiền điện tử tại những điểm giao dịch chấp thanh toán qua thẻ cả bằng tiền pháp định và tiền điện tử. Đồng thời, số tiền điện tử bạn đang giữ trong thẻ có thể chuyển đổi thành tiền pháp định khi mua hàng. Phí chuyển đổi bằng 0%, vô cùng hấp dẫn. Vì thế nếu sử dụng thẻ Binance Visa, bạn sẽ không nhất thiết phải nắm giữ tiền fiat.
Sàn Binance hiện hỗ trợ nhiều khoản vay cho nhà giao dịch tham gia sàn. Các khoản vay này tính bằng đồng đồng BUSD và USDT, bù lại người vay phải thế chấp bằng đồng BTC hoặc ETH. Với dịch vụ vay vốn linh hoạt này, bạn vừa có cơ hội nắm giữ nhiều loại tài sản kỹ thuật số vừa duy trì khả năng nắm giữ tiền điện tử. Đồng thời, khi bán những loại tiền điện tử đó đi mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào.
Binance Liquid Swap đóng vai trò như một nền tảng giao dịch tự động (AMM), gần tương tự giao thức Uniswap. Tại đây, trader sẽ được giao dịch tiền điện tử với mức trượt giá cực thấp, cung cấp tính thanh toán để đổi lại một khoản phí. Tuy nhiên không giống như Uniswap mạng bản chất của một giao thức phi tập trung, Binance Liquid Swap lại có tính tập trung khá cao.
Binance Launchpad là nền tảng hỗ trợ kết nối những dự án Blockchain với cộng đồng người sử dụng tiền điện tử, người nắm giữ coin trên sàn Binance. Tháng 12/2017, hai dự án BREAD và GIFTO đã triển khai thành công chương trình mở bán mã thông báo trên nền tảng Binance Launchpad. Ngoài ra, còn phải kể đến những dự án tiêu biểu khác như BitTorrent, Fetch.AI cũng từng trình làng hết thành công trên Binance Launchpad trong năm 2019.
Binance Launchpad là nền tảng hỗ trợ kết nối những dự án Blockchain với cộng đồng người sử dụng tiền điện tử
Nền tảng Binance Launchpad sử dụng mã thông báo gốc BNB để trả thưởng cho đội ngũ tham gia xây dựng hệ thống. Bất kỳ người nào cũng có tìm hiểu các dự án đang phát triển trên nền tảng này chỉ sau một cú nhấp chuột.
Binance Launchpad hiện vận hành một hệ thống xổ số khá thú vị. Theo đó, lượng vé số yêu cầu sẽ phụ thuộc vào số lượng BNB đang nắm giữ là bao nhiêu trong khoảng 20 ngày trước ngày quay số. Mỗi tài khoản được phép có tối đa 5 vé.
20 Ngày trước thời điểm ngày quay số thể hiện theo biểu thức 100 ≤ X <200. Trong đó, số dư mã BNB bạn đang nắm giữ phải nằm toàn trong khoảng thời gian 20 ngày. Đồng thời, số BNB phải từ 100 trở nên nhưng cũng không được vượt quá 200.
Kết quả lúc 0:00 hàng ngày sẽ ghi lại số dư BNB của người dùng. Trường hợp số dư BNB của trader giảm xuống dưới mức dư tối thiểu trong ngày thuộc khoảng thời gian 20 ngày có nghĩa chúng đã được đưa vào thị trường với mức thấp hơn.
Chẳng hạn khi trader nắm giữ 301 BNB trong 19 ngày thuộc khoảng thời gian 20 ngày nhưng số dư của họ đã giảm xuống 299 BNB chỉ trong 1 ngày. Lúc này, họ phải chuyển xuống mức thấp hơn và chỉ đủ tiêu chuẩn để nhận 2 vé số.
Trước thời điểm quay số, trader có thời gian 24 giờ để lựa chọn được vé khấu họ muốn tham gia chương trình. Nếu người gửi 5 mục nhập vé và 2 vé trong số đó trúng thưởng, họ đã thanh thản cho 2 lần phân bổ vé số mật mã thông báo BNB.
Mỗi tờ vé số chỉ có một mã số duy nhất, có khả năng nhiều người sẽ phù sở hữu vé số. Hoặc thu được chữ tờ vé số có mã số định theo thứ tự liên tiếp. Chẳng hạn 5 vé số có thứ tự 10020, 10021, 10022, 10023, 10024.
Sau khi khoảng thời gian 24 giờ đã kết thúc, số lượng vé số đã được Binance phát hành hết mình, Binance sẽ bắt đầu bốc thăm ngẫu nhiên vé số. Quá trình này tương tự như việc quay số nhằm xác định người trúng thưởng.
Chương trình sẽ chỉ kết thúc khi tìm ra số người tối đa trúng thưởng. Số BNB tương ứng khấu trừ chính số dư của người chiến thắng. Binance thường thông báo số số lượng người chiến thắng và số vé phân bổ.
Khi tìm hiểu sàn Binance, bạn hẳn cũng rất quan tâm đến đơn vị tiền tệ và phương thức thanh toán được áp dụng trên sàn giao dịch này.
Được niêm yết trên sàn Binance luôn là mục tiêu của mọi dự án phát triển tiền điện tử. Đến nay, số lượng coin giao dịch và có thể rút nạp trên Binance đã lên đến gần 200. Bên cạnh đồng Bitcoin có giá trị giao dịch lớn nhất thị trường, sàn còn đang niêm yết hàng loạt những loại Atlcoin khác.
Số lượng coin giao dịch và có thể rút nạp trên Binance đã lên đến gần 200
Khối lượng giao dịch của Bitcoin hay các loại Altcoin trên sàn Binance hầu hết đều áp đảo nếu so với những sàn Crypto khác. Số lượng coin trên Binance vẫn không ngừng tăng tạo thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Muốn sở hữu một mã tiền điện tử nào đó trên sàn Binance, trader cần dùng tiền pháp định để trao đổi. Phổ biến nhất vẫn là phương thức mua Bitcoin hay ETH bằng tiền pháp định. Sau đó, sử dụng chính loại Bitcoin và BTC để trao đổi với những loại tiền điện tử khác.
Để mua tiền điện tử thông qua tiền pháp định, trader có quyền lựa chọn thanh toán với một trong 3 phương thức sau:
Trong số những Crypto lớn đang hoạt động hiện nay, Binance được đánh giá cao về bảng phí giao dịch. Việc loại bỏ tối đa sự tham gia của các bên liên quan giúp sàn cắt bỏ tối đa những chi phí không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch.
Phí giao dịch ngay trên sàn Binance chỉ là 0.1% tổng giá trị giao dịch
Mức phí 0.1% áp dụng cho tất cả các trader nào không cần thanh lý tiền pháp định ngay lập tức. Với đối tượng trader hoạt động trên nền tảng hợp đồng tương lai thuộc Binance, phí giao dịch thậm chí còn thấp hơn nữa khi chỉ khoảng từ 0.02% đến 0.04%.
Con số trên thấp đến mức không tưởng nếu so sánh với những sàn Crypto lớn khác. Bởi hầu hết những sàn giao dịch tiền điện tử trên thị trường hiện nay thường áp dụng phí giao dịch trung bình 0.2%. Chính nhờ vào mức phí thấp, Binance đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn trader trên toàn thế giới tham gia.
Ngoài ra khi sử dụng mã thông báo gốc BNB, trader còn có cơ hội nhận mức phí giao dịch ưu đãi hơn nữa. Có nghĩa khi giao dịch với đồng tiền này, khách hàng sẽ được chiết khấu bổ sung thêm 50%.
Khi gửi tiền vào sàn, trader không cần phải chi trả bất kỳ khoản phí nào. Còn khi rút tiền, trader vẫn cần phải trả phí nhưng đây chủ yếu là phí do phía các ngân hàng địa phương áp dụng. Binance liên quan gì đến việc thu phí phát sinh khi trader rút tiền từ sàn qua tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản thẻ.
Giới hạn tài chính Binance áp dụng có cấu trúc rất đơn giản. Giá trị giao dịch và nạp không bị giới hạn, chỉ có giao dịch rút tiền mới bị giới hạn. Theo đó với loại tài khoản đã xác minh cấp 1, số lượng tiền rút tối đa là 2 BTC / ngày. Còn với tài khoản xác minh cấp 2, số tiền rút tối đa có thể lên đến 100 BTC / ngày.
Vậy nên nếu muốn rút tiền với hạn mức lớn, bạn cần tiến hành xác minh đầy đủ khi đăng ký tài khoản trên sàn Binance.
Sàn Binance vẫn chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch giữa các mã tiền điện tử với nhau. Tất cả giao dịch nạp, rút đều liên quan đến việc chuyển tiền từ hệ thống ví bên ngoài.
Binance không giới hạn giao dịch nạp tiền
Tuy vậy, chính sách trên không áp dụng cho những giao mua và gửi từ tiền pháp định sang tiền điện tử thông qua bên cung cấp dịch vụ thứ ba. Phí dịch vụ trong trường hợp này còn tùy thuộc vào mỗi tổ chức ngân hàng, dao động từ 1 đến 7%.
Chẳng hạn với khách hàng tại khu vực Châu Âu, nếu muốn rút tiền bằng đồng EUR, Binance sẽ hỗ trợ một kênh thanh toán dưới đây.
Tất cả phương thức rút nạp tiền pháp định đều được hỗ trợ đầy đủ với mọi loại tiền tệ. Quá trình rút tiền trên sàn Binance diễn ra rất nhanh gọn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, trader đã dễ dàng rút tiền từ sàn về tài khoản ngân hàng.
Ưu thế vượt trội của sàn Binance nằm ở bảng phí giao dịch hấp dẫn, hệ thống tiện ích giao dịch đa dạng, số lượng coin niêm yết phong phú. Vậy dịch vụ chăm sóc khách hàng của Binance có đáp ứng được nhu cầu của trader?
Tốc độ phản hồi của sàn Binance với khách hàng vẫn chưa được nhanh cho lắm
Cho đến bây nay hầu hết yêu cầu hỗ trợ của khách hàng đến sàn Binance đều gửi qua địa chỉ Email trên website. Như vậy, tốc độ phản hồi không thể nhanh như khi bạn gọi điện trực tiếp. Bên cạnh đó trên website của sàn cũng đã tích hợp sẵn một khung live chat, nếu cần bạn hãy soạn thảo trực tiếp các yêu cầu thắc mắc vào đây.
Một điều khá đáng mừng là website của Binance hiện hỗ trợ đa ngôn ngữ. Khách hàng tại từng quốc gia đều được hỗ trợ tận tình. Số lượng nhân viên trực web khá đông, họ có nhiệm vụ hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hỗ trợ giải quyết trục trặc trong quá trình giao dịch.
Tuy nhiên thành thật mà nói, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Binance không hề tương xứng với quy mô hoạt động của sàn. Trader thường xuyên phàn nàn về lỗi xác nhận 2FA, dù đã gửi đầy đủ thông tin xác nhận nhưng tốc độ phê duyệt còn chậm.
Hơn nữa, Binance không hề cung cấp đường dây nóng hotline hỗ trợ khách hàng như một số sàn giao dịch khác. Vì thế khi cần liên lạc nhanh với sàn để giải quyết các tình huống khẩn cấp, khách hàng không biết phải liên hệ đến đâu. Điều này vô tình khiến Binance trở thiếu tin cậy trong mắt khách hàng.
Trong quá trình rút tiền, không ít trader vẫn phải khá chật vật, dù đã thực hiện lệnh rút nhưng tiền về tài khoản rất chậm. Chính sự chậm trễ này khiến trader nhiều lúc cảm thấy như đang bị mắc vào bẫy lừa đảo. Nếu muốn tiếp tục chinh phục khách hàng đòi hỏi Binance cần chú trọng hơn cho khâu hỗ trợ chăm sóc khách hàng.
Giao diện website dễ sử dụng là một trong những lợi thế khiến Binance thu hút lượng người tham gia sàn trên toàn thế giới. Vào năm 2019, giao diện web của sàn đã trải qua quá trình nâng cấp, cải tiến đáng kể. Giờ đây khi truy cập vào website để bắt đầu thực hiện giao dịch, trader sẽ rất dễ để làm quen, tiến hành các tác vụ.
Giao diện thân thiện với người dùng của sàn Binance
Giao diện của Binance thậm chí còn cho phép người dùng di chuyển giữa các khu vực màn hình với nhau. Có nghĩa người dùng hoàn toàn linh hoạt chuyển giữa giao diện của giao dịch nâng cao, cơ bản và cổ điển với nhau. Còn nếu như chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch, trader nên tiến hành trao đổi mã thông báo trên giao diện đơn giản, không cần phải có nhiều cửa sổ hiển thị.
Tại giao diện cơ bản, thao tác chuyển đổi giữa các loại tiền điện tử sẽ diễn ra vô cùng đơn giản. Vùng làm việc tại đây không có quá nhiều biểu đồ theo dõi hay các sổ lệnh.
Còn đối với giao diện nâng cao, mọi lựa chọn tùy chỉnh đều có sẵn trên màn hình để trader thao tác. Nếu như đã có kinh nghiệm phân tích biểu đồ, kết hợp tốt các công cụ, trader hãy chuyển sang làm việc với giao diện nâng cao.
Mọi sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay đều phải đối mặt với nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng trên diện rộng. Mặc dù là một trong những sàn Crypto lớn nhất thế giới nhưng Binance cũng không ít lần bị giới hacker nhòm ngó.
Vụ tấn công hồi tháng 5/2019 khiến sàn Binance thiệt hại 7000 BTC
Cụ thể vào hồi tháng 5/2019, Binance đã phải đối mặt với cuộc tấn công mạng khiến hơn 7000 BTC lưu trữ trên sàn không cánh mà bay. Khách hàng bị thiệt hại từ vụ hack này sau đó đã Binance bồi hoàn đầy đủ qua quỹ #SAFU. Kể từ sau vụ tấn công năm 2019, sàn Binance cực kỳ tăng cường cho khâu bảo mật. Hiện nay, sàn áp dụng phương thức xác thực Universal 2nd Factor (U2F). Nhờ đó, nâng cao đáng kể khả năng giám sát các hoạt động trên sàn.
Ngoài ra, Binance cũng khuyến khích người dùng tiến hành kích hoạt xác thực 2 lớp 2FA thông qua ứng dụng Google Authenticator. Trader còn được cung cấp mã thiết lập chống lừa đảo. Mỗi lần đăng nhập, người dùng cần trả lời một số câu hỏi, mọi giao dịch cần phải xác nhận qua Email.
Bắt đầu từ năm 2021, Binance đã triển khai kiểm tra rà soát rủi ro bằng công nghệ AI. Quá trình nhận dạng khuôn mặt, phân tích dữ liệu. Kết quả sau đó sẽ chuyển đến bộ phận xử lý để phát hiện những hành động giao dịch đáng ngờ.
Trước sự củng cố của hàng rào bảo mật, sàn Binance cho biết họ tự tin ứng phó với các cuộc tấn công quy mô lớn. Quyền lợi của khách hàng tham gia sàn cũng được bảo vệ tốt hơn nhờ vào quỹ bảo vệ tài sản người dùng SAFU. Khoảng 10% phí giao dịch sẽ chuyển vào quỹ này.
Trong trường hợp sàn bị hack, khách hàng bị thiệt hại luôn được bồi hoàn đầy đủ từ chính nguồn lực của quỹ SAFU. Sau cuộc tấn công hồi tháng 5/2019, đến cuối năm 2019 sàn Binance lại tiếp tục xảy ra sự cố rò rỉ dữ liệu KYC. Tuy nhiên, sự cố này không gây ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động của sàn.
Theo như nghiên của CryptoCompare Exchange Benchmark Q4 2019, sàn Binance vẫn xếp vào top sàn giao dịch có lớp bảo mật vững chắc nhất. Cụ thể, Binance nằm trong top 20 sàn Crypto sở hữu số điểm bảo mật cao nhất 11.5 trên thang điểm 20.
Xét về tổng thể, Binance vẫn nằm trong nhóm sàn giao dịch tiền điện tử an toàn. Tuy vậy, sàn Binance cũng vẫn phải cố gắng hoàn thiện hơn nữa để đảm bảo giao dịch cho khách hàng.
Đến nay, Binance vẫn chưa cập nhật chi tiết những quốc gia được sàn hỗ trợ cung cấp các dịch vụ giao dịch. Tuy nhiên trong thực tế, Binance đang không ngừng mở rộng quy mô hoạt động với hệ thống văn phòng lần lượt được mở tại các quốc gia trải dài từ Âu sang Á. Dưới đây là danh sách một số quốc gia đang nằm trong danh sách hỗ trợ chính thức của Binance.
Danh sách một số quốc gia được sàn Binance hỗ trợ
Khách hàng muốn tham gia giao dịch trên Binance cần tiến hành đăng ký tài khoản, thực đầy đủ khâu xác minh danh tính. Tại Việt Nam, văn phòng chính thức của Binance đang đặt tại TPHCM.
Giám đốc tài chính Wei Zhou của Binance từng đưa ra tuyên bố “Quá trình mở rộng thị trường trao đổi tiền điện tử và tiền pháp định tại khu vực Châu Âu không hề bị ảnh hưởng nhiều bởi sự kiện Brexit. Thông qua nền tảng Binance Jersey, sàn Binance vẫn đang cố gắng kết hợp mạng lưới giao dịch tiền điện tử giữa các nước Châu Âu và Vương quốc Anh. Đây là một phần trong quá trình mở rộng của Binance.”
Để đánh giá chính xác sàn Binance là gì, bạn hãy cùng so sánh với một số sàn Crypto lớn khác cùng hoạt động trong phân khúc.
Coinbase hiện áp dụng mức phí 0.25% cao hơn gấp 2.5 lần so với sàn Binance
Coinbase Pro được biết đến như nền tảng giao dịch phát triển bởi Coinbase. Xét về danh tiếng, Coinbase không hề kém cạnh Binance là bao. Đặc biệt, sàn giao dịch này đang hỗ trợ khách hàng tại 103 quốc gia trên toàn cầu. Về mặt phí giao dịch, Coinbase hiện áp dụng mức phí 0.25% cao hơn gấp 2.5 lần so với sàn Binance.
Xét về tuổi đời, sàn Bittrex thành lập sớm hơn nhiều so với Binance. Cụ thể, sàn giao dịch này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 tại Mỹ. Sự tăng trưởng của Bittrex không quá thần tốc nhưng lại có tính ổn định theo từng thời kỳ.
Bittrex áp dụng mức phí 0.2% cho tất cả các loại hình giao dịch
Hiện nay, Bittrex chính là một trong những sàn chuyên về giao dịch Altcoin được giới trader cực kỳ yêu thích. Bittrex áp dụng mức phí 0.2% cho tất cả các loại hình giao dịch, con số này vẫn cao gấp 2 lần so với phí giao dịch trên sàn Binance. Tuy nhiên lượng coin trên Bittrex lại cực kỳ đa dạng với trên 250 loại tiền điện tử.
Sàn Bitfinex đang hỗ trợ khoảng hơn 100 mã tiền điện tử ít hơn ½ nếu so với số lượng tiền điện tử trên sàn Binance
Xét theo khối lượng giao dịch, Bitfinex hoàn toàn ngang ngửa với sàn Binance. Bitfinex cung cấp đầy các tùy chọn giao dịch từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng nhà đầu tư.
Sàn Bitfinex đang hỗ trợ khoảng hơn 100 mã tiền điện tử ít hơn ½ nếu so với số lượng tiền điện tử trên sàn Binance. Mức phí giao dịch áp dụng trên Bitfinex cũng chỉ vào khoảng 0.1%. Thế nhưng nếu xóa lệnh giao dịch, trader cần phải trả phí gấp đôi (0.2%). Mức phí sẽ giảm xuống khi khối lượng tăng dần.
Sàn Kraken có trụ sở chính đặt tại thành phố San Francisco, bang California. Tính đến thời điểm hiện nay, Kraken vẫn xếp vào những sàn Crypto lâu đời nhất trên thị trường. Phạm vi hoạt động của sàn Kraken đã lan rộng trên khắp nước Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản.
Phí giao dịch trên sàn Kraken dao động từ 0.16% đến 0.26% với từng đối tượng đăng ký
Tuy vậy, Kraken đang hỗ trợ giao dịch với khoảng trên 30 loại tiền điện tử, con số này thấp hơn nhiều so với sàn Binance. Phí giao dịch sàn Kraken áp dụng dao động từ 0.16% đến 0.26% với từng đối tượng đăng ký.
Muốn tham gia vào bất kỳ chương trình giao dịch nào trên sàn Binance đòi hỏi trader phải đăng ký tài khoản đã trải qua xác thực. Các bước đăng ký tài khoản sẽ diễn ra như sau.
Bước 1: Tìm đến website chính thức sàn Binance theo địa chỉ binance.com rồi ấn chọn vào nút “Đăng ký”.
Bắt đầu đăng ký tài khoản trên sàn Binance
Bước 2: Cung cấp địa chỉ Email và thiết lập mật khẩu đăng nhập. Một giao diện mới sẽ hiện lên, bạn cần kéo và xác nhận đăng ký. Mở Email đã mở kích hoạt tài khoản.
Kích hoạt tài khoản trên Email
Bước 3: Tiếp tục mở Email và ấn chọn nút “Verify email” trong thư gửi về để xác thực tài khoản. Sau bước này có nghĩa tài khoản trên sàn Binance của bạn đã được mở thành công.
Xác thực mở tài khoản trong email gửi về
Sau khi đã có tài, bạn cần tiếp tục tạo ví Binance để bắt đầu thực hiện giao dịch trên sàn.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Binance vừa lập sau đó ấn vào “Funds” và tiếp tục chọn “Deposits Withdrawals”.
Bắt đầu tạo ví Binance
Bước 2: Tại ô đầu tiên, bạn cần nhập BTC rồi ấn chọn “Deposit”. Hệ thống sau đó sẽ gửi cho bạn một địa chỉ ví, việc của bạn hãy copy địa chỉ này lại để sử dụng tại những sàn OTC như Remitano chẳng hạn để tiến hành mua và nạp Bitcoin.
Copy địa chỉ ví hệ thống Binance gửi về
Để kiểm tra xem Bitcoin đã vào tài khoản ví Binance vừa khởi tạo hay chưa, bạn chỉ việc ấn chọn vào “Fund” và tìm đến mục lịch sử “History”.
Hầu hết những loại Altcoin trên sàn Binance hiện nay đều được mua bằng đồng Bitcoin.
Bước 1: Quay trở về trang chủ của sàn Binance và lựa chọn loại Altcoin cần mua.
Quay trở về trang chủ của sàn Binance
Bước 2: Kéo xuống phía dưới màn hình để tìm đến mục “Market” rồi tiếp tục chọn vào phần “BTC Markets”. Tiếp tục lựa chọn loại Altcoin cần mua, ở chúng tôi sẽ làm ví dụ minh họa với đồng IOTA.
Lựa chọn Altcoin cần mua
Bước 3: Thực hiện giao dịch mua bán với loại IOTA đã chọn.
Bước 4: Nếu muốn mua IOTA, bạn cần nhập số lượng coin cần mua. Đặt lệnh Buy hoặc Sell tùy theo nhu cầu giao dịch.
Đặt lệnh mua bán Altcoin
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký sử dụng trên sàn Binance.
Bước 2: Lựa chọn loại Altcoin muốn rút bằng cách ấn chọn vào nút “Withdrawal” . Trong trường hợp này, chúng tôi chọn luôn đồng Bitcoin.
Tiến hành lựa chọn loại coin muốn rút
Bước 3: Cung cấp thông tin đầy đủ một số thông tin cần thiết và ấn chọn “Submit”. Sau đó, bạn cần nhập mã xác nhận 2FA rồi tiếp tục chọn “Submit”.
Nhập mã xác nhận 2FA
Bước 4: Hệ thống sẽ gửi một Email yêu cầu xác nhận, bạn cần ấn chọn vào Email để xác nhận.
Xác nhận giao dịch rút coin qua Email
Bước 5: Khi thực xong giao dịch rút coin, bạn có thể kiểm tra lịch sử giao dịch bằng cách ấn chọn mục “Deposit & Withdrawal History”.
Sàn Binance vẫn chưa hỗ trợ hotline chăm sóc khách hàng
Đến đây, định nghĩa sàn Binance, chắc hẳn đã được làm rõ. Trong phần tổng kết dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp tóm lược một số ưu và nhược điểm của sàn giao dịch tiền điện tử Binance.
Sàn Binance: Đây chính là sàn giao dịch tiền điện tử có quy mô hoạt động lớn nhất trên thị trường Crypto. Dù mới chỉ thành lập từ năm 2017 nhưng Binance đã nhanh chóng vươn lên vị thế đứng đầu với hơn 15 triệu tài khoản người dùng. Điểm khiến người dùng bị thu hút bởi sàn giao dịch này nằm ở phí giao dịch thấp, tiện ích giao dịch đa dạng, hỗ trợ nhiều loại coin.
Sức ảnh hưởng của Binance trên thị trường tiền điện tử không có gì để bàn cãi. Mong rằng với phần review đánh giá của chúng tôi, bạn đã có cái nhìn khách quan hơn đồng thời hiểu rõ bản chất sàn Binance:
Các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất
hướng dẫn đăng ký sàn binance, đăng ký binance, binance.com login, xác minh tài khoản binance 2020, binance app, binance là gì, cách giao dịch trên sàn binance, đang ky san binance, dang ky binance , đăng ký tài khoản binance, dang ky tai khoan binance, đăng ký binance, đăng ký binance, Hướng dẫn đăng ký binance, đăng ký binance 2020, đăng nhập binance, dang nhap binance, đăng ký binance như thế nào ?, Hướng dẫn đăng ký binance.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…