Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 3000 loại tiền điện tử nhưng chỉ có một số ít trong số này và được nhiều người biết đến. ChainLink coin nằm trong số hiếm những loại tiền mã hóa sở hữu khối lượng giao tương đối lớn trên thị trường. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ ChainLink (Link) là gì? Cơ chế hoạt động của ChainLink ra sao?
Chainlink ( Link ) là gì?
Công nghệ Blockchain mở ra một kỷ nguyên mới cho những nền tảng xây dựng trên chính nó. ChainLink từ khi trình làng đã gây sự chú ý lớn với các nhà phát triển. Bạn sẽ chưa thể nào là một trader chuyên nghiệp về mảng tiền điện tử nếu chưa biết rõ ChainLink (Link) là gì.
ChainLink hay còn gọi tắt là Link. Gần giống như Ethereum, ChainLink chính là một nền tảng Blockchain. Nó được phát triển trên chính nền tảng Blockchain Ethereum đóng vai trò như một sợi dây liên kết giữa các dạng hợp đồng thông minh và nguồn tài nguyên bao gồm cấp dữ liệu, hệ thống API web, tài khoản ngân hàng theo dạng truyền thống. Đồng thời hỗ trợ người dùng sử dụng những tài nguyên, nhóm dữ liệu đó tích hợp thêm vào mạng lưới Blockchain.
ChainLink được phát triển trên chính nền tảng Blockchain Ethereum
Cũng theo cách đó, ChainLink cũng hỗ trợ hợp đồng thông minh liên kết với dữ liệu bên ngoài. Về cơ bản, được ra đời với mục đích kết nối hợp đồng thông minh với nhiều mạng lưới Blockchain khác.
Năm năm 2015 khi Ethereum trình làng, nền tảng này đã tạo ra một bước đột phá trong Blockchain đem đến sự tươi mới cho lĩnh vực tài chính truyền thống. Kể từ đó, Blockchain không chỉ giống như kênh hỗ trợ giao dịch, quan trọng hơn nó đã phá vỡ thế thống trị toàn diện của Bitcoin.
ChainLink ra đời giống như một cầu nối giải quyết vấn đề mà Ethereum thiếu sót
Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Ethereum vẫn phát sinh không ít vấn đề. Chẳng hạn như khả năng quản lý dữ liệu của hợp đồng thông minh còn hạn chế. ChainLink ra đời giống như một cầu nối giải quyết vấn đề mà Ethereum thiếu sót.
Sergey Nazarov chính là người khởi xướng dự án ChainLink
Sergey Nazarov chính là người khởi xướng dự án ChainLink. Ông từng có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng chuỗi mạng lưới ngang hàng, làm việc cho một số doanh nghiệp hàng đầu như FirstMark Capital. Bên cạnh đó, ChainLink còn sở hữu đội ngũ người sáng lập cực kỳ tài năng.
ChainLink coin là token riêng của Oracle trong nền tảng phi tập trung ChainLink
ChainLink coin là token riêng của Oracle trong nền tảng phi tập trung ChainLink. Vào năm 2017, token này chính thức phát hành ra thị trường. Cho đến hiện nay, ChainLink coin vẫn hoạt động trên nền tảng Blockchain Ethereum.
Hợp đồng thông minh vốn dĩ không thể kết nối với nguồn dữ liệu liên kết bên ngoài. Điều này vô tình khiến dạng hợp đồng bị giới hạn chức năng. ChainLink được xem như chìa khóa hỗ trợ giải quyết khúc mắc trong mắt xích liên kết giữa nguồn dữ liệu ngoài hệ thống Blockchain và hợp đồng thông minh.
ChainLink chìa khóa hỗ trợ giải quyết khúc mắc trong mắt xích liên kết giữa nguồn dữ liệu ngoài hệ thống Blockchain
Theo đó khi dữ liệu truyền vào hệ thống Blockchain qua cầu nối ChainLink cũng chính là thời điểm hợp đồng thông minh khởi động. Cùng lúc nguồn dữ liệu mới đã hình thành.
Cho đến thời điểm này, ChainLink vẫn chỉ hỗ trợ hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum. Tuy vậy nhà phát triển dự án cũng hứa hẹn rằng sẽ sớm có thêm nhiều platform có thể sử dụng platform.
Mục tiêu phát triển lớn nhất của ChainLink là cung cấp giải pháp on – chain và off – chain.
Thành tố cơ bản và đầu tiên của dự án ChainLink gồm nhiều dạng hợp đồng xử lý một cách trực tiếp trên từng chuỗi khối. Những dạng hợp đồng này vẫn chạy trên Blockchain của Ethereum. Chúng hỗ trợ xử lý yêu cầu của người dùng khi muốn sử dụng nguồn tài nguyên từ mạng lưới.
On – chain thành đầu tiên của dự án ChainLink gồm nhiều dạng hợp đồng xử lý một cách trực tiếp trên từng chuỗi khối
Khi một ai đó hay một thực thể nào đó muốn liên kết với dữ liệu ngoài khối, họ cần gửi một hợp đồng yêu cầu đến hệ thống ChainLink. Sau đó, Blockchain sẽ làm nhiệm vụ xử lý yêu cầu.
Mỗi hợp đồng người dùng lại quản lý nhiều hợp đồng con. Bao gồm hợp đồng danh tiếng, tổng hợp và khớp lệnh. Trước tiên thì hợp đồng danh tiếng bắt đầu làm nhiệm vụ test hồ sơ của phía nhà cung cấp rồi xác minh và tính toán. Tiếp theo, hợp đồng khớp lệnh lại có nhiệm vụ lưu lại thỏa thuận. Sau cùng, hợp đồng tổng hợp sẽ thu thập những dữ liệu được chọn, phân tích và đưa ra quyết định tối ưu nhất.
Dựa trên hệ thống 3 dạng hợp đồng từ danh tiếng cho đến tổng hợp, giải pháp mở rộng on – chai có thể khái quát ngắn gọn chỉ trong 3 bước.
Trường hợp một hợp đồng yêu cầu đã gửi đến đồng nghĩa người dùng phải xác định rõ yêu cầu của quá trình tìm kiếm dữ liệu. Đồng thời, cần chấp nhận như một thỏa thuận khi sử dụng dịch vụ.
Tiếp theo, người dùng có quyền chọn lọc và tìm hệ quản trị phù hợp trong ChainLink. Thông thường tìm kiếm theo cách thủ công sẽ không hiệu quả bằng việc sử dụng các công cụ tự động.
Khi lựa chọn hệ quản trị, giá thầu sẽ dựa vào SLA ngay trên chính hợp đồng đó. Mỗi hợp đồng lại quy định phí nộp phạt cụ thể cho từng vi phạm. Nếu hợp đồng đã nhận giá thầu thỏa đáng đồng nghĩa hệ quản trị đã được chọn lựa xong, dịch vụ bắt đầu cung cấp từ đây.
Khi đã chọn xong hệ thống quản trị phía bên cung cấp off – chain bắt đầu thực thi thỏa thuận dịch vụ. Sau đó, truyền dữ liệu đã được yêu đến hệ thống Blockchain để các chuỗi bắt đầu xử lý.
Muốn đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu thì hợp đồng tổng hợp đồng phải có trách nhiệm thu thập toàn bộ dữ liệu gửi đến. Tiếp theo hợp đồng tổng hợp cần tiến hành kiểm tra từng dữ liệu và đưa ra giải thỏa đáng nhất.
Thành phần quan trọng không kém trong ChainLink chính nền tảng hệ thống quản trị off – chain liên kết trực tiếp với nền tảng Ethereum. Như đã biết, ChainLink chỉ kết nối được với hợp đồng thông minh qua Blockchain của Ethereum. Tuy nhiên trong tương lai gần, dự án chắc chắn sẽ hợp tác với nhiều mạng lưới khác.
Nút off – chain ở đây giữ vai trò tiếp nhận dữ liệu từ chính nguồn off – chain từ yêu cầu xử lý của người dùng. Khi đã thu thập đủ dữ liệu cần thiết, hệ thống nút off – chain cần tiếp tục xử lý chúng từ chính cổng ChainLink Core.
Dữ liệu khi xử lý xong sẽ được ChainLink Core chuyển đến mạng lưới hợp đồng quản trị on – chain. Nếu đã thực hiện xong toàn bộ quá trình trên, đội ngũ điều hành sẽ nhận lại phần thưởng chính là ChainLink Coin (đồng tiền đại diện cho ChainLink).
Tổng nguồn cung của ChainLink coin lên đến 1 tỷ Link cao hơn rất nhiều so với con số 21 triệu của Bitcoin. Trong số đã có 350 triệu Link được lưu hành. Để tránh gây ra tình trạng lạm phát, mất giá của Link token, phía đội ngũ phát triển dự án đã nghiên cứu và đề ra kế hoạch rất rõ ràng trong phân phân bổ, phát hành loại token này.
Mô hình cơ cấu phân bổ ChainLink coin
Với 1 tỷ Link, phía dự án ChainLink dự định phân bổ thành 3 nguồn chính. Tỷ lệ phân chia khá cân bằng. Cụ thể:
Ngay từ vòng gọi vốn, đội ngũ phát triển dự án ChainLink đã tung ra thị trường 35% Link tương đương 350 triệu Link trong tổng số 1 tỷ. Lần phát hành này đã thu về 32 triệu USD từ vùng Public và Pre – Sale.
Từ vòng gọi vốn, đội ngũ phát triển dự án ChainLink đã tung ra thị trường 35% Link tương đương 350 triệu Link
Trong đó giá bán từ vòng Pre – Sale đạt 0.09 USD và tính thêm 20%. Còn đến vòng Public Sale giá mỗi Link đã tăng lên 0.11 USD. Toàn bộ kế hoạch này đã giải ngân tổng cộng 650 Link. Phần còn lại vẫn được đội ngũ team phát triển nắm giữ.
Tiềm năng phát triển ChainLink hiện đang khá sáng sủa bởi hiện nay dự án đang liên kết với rất nhiều dự án. Cụ thể, dự án đã liên kết với hơn 64 các tổ chức tại nhiều ngành nghề. Trong đó có không ít tên tuổi nổi tiếng như Google, Polkadot, Oracle,.. Đây là những cái tên bảo chứng cho tương lai phát triển của ChainLink.
Tương lai phát triển của ChainLink nhìn chung rất sáng sủa
Đặc biệt, ChainLink phân khúc thị trường riêng biệt không không lẫn với những đối thủ khác. Trong tương lai, nhu cầu về dạng hợp đồng thông minh sẽ vẫn tiếp tục tăng kéo hoạt động mua bán Link token cũng sẽ tăng.
Giá của ChainLink (Link) hiện thậm chí còn vượt mặt nhiều loại token trong top đầu. Ngay trong tháng 1/2021, giá loại token đã có sự tăng vọt. Tương lai phát triển của ChainLink nhìn chung rất sáng sủa.
ChainLink coin hiện được giao dịch trên khá nhiều sàn chuyên về tiền điện tử như sàn Okex, Huobi, Binance,.. Trong số này, Binance vẫn là sàn sở hữu khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường.
ChainLink coin hiện được giao dịch trên khá nhiều sàn chuyên về tiền điện
Bên cạnh đó sàn Huobi và Okex cũng là 2 sàn tương đối uy tín với dịch vụ đa dạng, phí giao dịch hấp dẫn. Trader chỉ cần đăng ký và xác nhận tài khoản trên các sàn này là đã có thể thoải mái mua bán ChainLink coin tùy ý.
Bạn cần biết rằng ChainLink thuộc dạng token xây dựng theo tiêu chuẩn ERC – 20. Do đó trader nên tạo ví lưu trữ cùng với với hệ thống ví ETH có hỗ trợ loại token ERC – 20. Những loại ví trực tuyến như MyEtherWallet, Ledger, ImToken,.. Đang được nhiều token lựa chọn.
Khi cần thường xuyên luân chuyển ChainLink giữa các sàn giao dịch, trader nên sử dụng ví trực tuyến. Trong trường hợp cần lưu trữ lâu dài, chờ giá lên thì cách lưu trữ tốt nhất là trên ví lạnh.
Nếu thắc mắc rằng có nên đầu tư vào ChainLink lúc này hay không? Theo quan điểm cá nhân của Dũng thì là có. Bởi giá của Link coin đã tăng trên 49% chỉ trong vòng 1 tuần. Nếu như trước đây giá của loại token này chỉ là hơn 2 USD thì nay giá đã đạt trên 20 USD. Tỷ lệ tăng trưởng của Link thậm chí còn có lúc ngang ngửa với Bitcoin. Dưới đây là một số lý do để trader nên đầu tư vào ChainLink Coin.
Giá của Link coin từng tăng trên 49% chỉ trong vòng 1 tuần
Mới đây, ChainLink đã chính thức nhận được cái gật đầu hợp tác của SWIFT. Theo như Dũng tìm hiểu thì SWIFT là một hệ thống thanh toán đa ngân hàng hoạt động trên quy mô lớn. Tuy cả 2 bên từng không ít lần để ngỏ việc hợp tác nhưng chỉ khi chính trang chủ của ChainLink xác nhận, giới đầu tư mới tin tưởng về dự án của bộ đôi ông lớn này.
Chỉ với chưa đến 2 dòng tweet xác nhận trên Twitter, giá ChainLink coin đã lập tức bật tăng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trước đó.
ChainLink coin hiện đã niêm yết trên Binance, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử có quy mô lớn nhất hiện nay. Trong tương lai khi hợp đồng thông minh nhận được sự đón nhận nhiệt tình hơn của người dùng, ChainLink coin hứa hẹn sẽ có độ phổ biến hơn. Giá trị của đồng tiền này cũng vì vậy mà khó bị giảm sâu.
Không ít những dự án Altcoin dù đi vào hoạt động nhưng vẫn trong tình trạng thiếu vốn khi không nhận được niềm tin từ giới đầu tư. Nhưng với ChainLink thì lại hoàn toàn khác, sự tăng trưởng đều đặn khiến nguồn vốn đầu tư vào dự án vẫn không ngừng tăng.
Cộng đồng ChainLink thậm chí còn tin tưởng rằng trong tương lai không xa, giá Link coin có thể bắt kíp ETH (loại Altcoin có khối lượng giao dịch đứng đầu thị trường). Để đạt tới mục tiêu này, ChainLink vẫn còn phải phấn đấu một chặng đường tương đối dài. Tuy nhiên với sự ủng hộ của một cộng đồng vững mạnh, tin rằng dự ChainLink sẽ có nhiều cơ hội để bứt tốc tăng trưởng.
Mới đây, tất cả đội ngũ phát triển của đã quy tụ đông đủ tại thành phố Osaka tham gia hội nghị DevCon5. Tại sự kiện này, phần đông giới chuyên gia đều tin tưởng rằng giá ChainLink coin dù có thời điểm hơi bị thổi phồng nhưng không thể phủ loại token đang cực kỳ có sức hấp dẫn với giới đầu tư.
Đặc biệt là khi chức năng staking vừa mới bổ sung vào GitHub thuộc ChainLink. Sự bổ sung kịp thời này lại càng khiến giới đầu tư tin tưởng hơn vào đà tăng giá trị bền vững của ChainLink.
Hoạt động bơm, xả diễn ra rất thường xuyên trong thị trường Crypto. Trong đó, sự tăng giá có thể là dấu hiệu cho thấy tiền đang được bơm vào nhiều hơn bình thường. Khi bơm đến một đỉnh nào đó tất yếu phải đến giai đoạn xả khiến giá đi xuống.
Theo một số nhà phân tích, sự tăng giá của Link trước đây không diễn ra tự nhiên cho lắm. Đứng sau quá trình tăng giảm này rất có thể nằm trong kịch bản đã dàn xếp trước đó. Tuy nhiên một vài thống kê đã cho thấy tiềm vẫn được bơm nhiều hơn vào thị trường nhiều hơn là khi xả ra.
Vậy nên cũng dễ hiểu khi tại sao Link vẫn làm chủ đà tăng. Mặc dù vẫn có thời điểm giảm giá nhưng sau đó giá lại phục hồi khá nhanh.
Biên độ giao động giá cả của ChainLink coin trong 7 ngày thường xuyên ở mức 2 con số. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm và bơm vốn vào Link. Đây cũng có thể xem như cơ hội để trader Việt tìm kiếm cơ hội thu lời từ thị trường đầy màu mỡ này.
Cập nhật giá ChainLink coin tại thời điểm ngày 5/2/2021
Nếu như cách đây không lâu, giá của Link chỉ ở mức trên 2 USD một chút thì nay giá của loại token này đã tăng giá hơn 10 lần. Có thể tại thời điểm Dũng viết bài này, giá Link coin đạt trên 26 USD, mức tăng trong 1 tuần đạt 17.37%, vốn hóa thị trường đạt trên 10 tỷ USD.
Hiện nay vẫn còn quá sớm để khẳng định Link có vượt ETH để trở thành Altcoin phổ biến nhất thị trường hay không. Thế nhưng đà tăng trưởng của loại token này trong thời gian gần đây là vô cùng ấn tượng. Dự án ChainLink cũng đang dần dần trở thành chủ đề bàn tán hot trên mạng xã hội.
Link thuộc một trong số ít những token nằm trong tầm ngắm để trở thành sản phẩm giao dịch chủ lực trên sàn Binance. Con số tăng trưởng 49% chỉ sau 1 tuần phần nào minh chứng sức hút của ChainLink. Đến đây, bạn chắc chắn đã có thể định hình rõ ChainLink (Link) là ntn. Bên cạnh đó là một số kiến thức liên quan đến tiềm năng phát triển của ChainLink coin.
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…