Điểm mấu chốt để thành công trong đầu tư vào thị trường Forex chính là dự đoán chính xác xu hướng dịch chuyển của thị trường. Muốn vậy, trader cần phân tích sức mạnh nào đang chi phối hành động giá và nó sẽ tiếp diễn trong bao lâu. Lúc này, những công cụ chỉ báo như CCI sẽ tỏ ra rất hiệu quả trong việc dự đoán hướng dịch chuyển của thị trường. Vậy chính xác chỉ số CCI là gì? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả CCI?
Xem thêm:
Chỉ số CCI là gì? – CCI hay Commodity channel index là một dạng chỉ báo dao động dùng để đo lường tiềm lực hay sức mạnh của xu hướng. Dựa vào CCI có thể phần nào xác định hàng hóa khi nào sẽ đạt đến trạng thái quá bán hoặc quá mua. Nói cho dễ hiểu thì đây chỉ báo sử dụng để phân tích diễn biến giá cả, hỗ trợ hiện tại để trader đưa ra quyết định đặt lệnh hoặc thoát lệnh.
Chỉ số CCI là gì?
Nguồn gốc của chỉ số CCI không đến từ thị trường forex. Dạng chỉ báo này ban đầu được sử dụng trong thị trường hàng hóa. Chính Donald Lambert là người đã có công phát triển và đưa CCI vào sử dụng rộng rãi.
Thời kỳ đầu, chỉ số CCI sử dụng chủ yếu trong giao dịch hợp đồng tương lai nhằm phần nào đảm bảo cho giá hàng hóa. Sau này, CCI lại được ứng dụng rộng rãi trong thị trường tài chính, Forex để phân tích diễn biến giá cả.
Các trader chuyên nghiệp thường có thói quen sử dụng chỉ số CCI để xác định điểm đảo chiều, điểm cực trị và tiềm lực hay sức mạnh của xu hướng giá cả. Tương tự như hầu hết những chỉ báo khác, CCI cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác trong phân tích kỹ thuật.
Chỉ số CCI chủ yếu hoạt động quanh phạm vi từ -100 đến +100
Tuy nhiên, CCI sẽ phù hợp nhất để phân tích hướng dịch chuyển dao động. Giá kỹ thuật thường bị chi phối bởi động lượng, những chỉ báo khối lượng và biểu đồ giá.
Chỉ số CCI có thể giúp trader phát hiện tính phân kỳ trong xu hướng giá như hành động quá mua hoặc quá bán. Từ đó hình thành mô hình giá, định hình xu hướng giao dịch. Bản chất của chỉ báo này gần tương tự như dải Bollinger nhưng nó được thể theo dạng chỉ báo chứ không phải mức quá mua hay quá bán.
CCI chủ yếu hoạt động ở phía trên hoặc phía dưới đường số 0, dao động trong phạm vi giới hạn từ +100 đến -100.
Điều này đồng nghĩa giá sẽ điều chỉnh về các mức rõ nét hơn.
Chỉ số CCI ngày càng được nhà đầu tư ưu tiên sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Khi kết hợp với những chỉ báo khác, CCI lại có thể trở thành công cụ hữu hiệu để xác định các đỉnh và đáy tiềm năng trong diễn biến giá của tài sản. Từ đó cung cấp cho trader cơ sở khá chắc chắn để tính toán thay đổi trong hướng dịch chuyển giá của tài sản.
Theo như hướng dẫn giao dịch của nhà phát triển Donald Lambert, CCI tập trung vào dịch chuyển trên +100 và dưới -100 nhằm tìm ra tín hiệu giao dịch mua bán.
Vì nếu trong phạm vi từ 70 – 80% giá trị vẫn nằm trong khoảng từ +100 đến -100 thì tín hiệu quá mua hoặc quá bán chỉ đạt hiệu lực 20 – 30%.
Nếu CCI dịch chuyển trên phạm vi +100 có nghĩa thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh, tín hiệu mua đã rất rõ ràng. Còn nếu CCI dịch chuyển ở phạm vi dưới -100 lại cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm mạnh, tín hiệu bán đã rõ ràng hơn trước. Khi chỉ số CCI quay về mức trên -100 có nghĩa vị thế thị trường đã đóng.
Giới đầu tư đã sớm nhận thấy rằng CCI là công cụ tuyệt vời để xác định luận điểm đảo chiều. Đồng thời, công cụ này cũng giúp trader xác định hiệu quả tín hiệu mua bán.
Tóm lại, trader chỉ cần ghi nhớ 3 đặc điểm cơ bản của chỉ số CCI.
Muốn hiểu chính xác hơn bản chất chỉ số CCI là gì, bạn hãy cùng chúng tôi phân tích xu hướng, mức quá mua hoặc quá bán và phân kỳ tăng giảm trong ví dụ dưới đây.
Như vừa phân tích ở mục trên, chuyển động của CCI chủ yếu trong phạm vi từ -100 đến +100. Khi CCI vượt khỏi giới hạn này có nghĩa tín hiệu quá mua hoặc quá bán đã xuất hiện. Tuy vậy, việc sử dụng những đường giao nhau không vạch đơn có thể dẫn đến một số cắt ngang. Theo đó, các điểm vào lệnh sẽ tụt lại, CCI di chuyển trên +100 cung cấp tín hiệu tăng giá và giảm giá khi di chuyển dưới -100.
Biểu đồ phân tích giá cổ phiếu theo chỉ số CCI
Biểu đồ minh họa dưới đây cho thấy Caterpillar (CAT) với khung thời gian 20 ngày. Trong khoảng thời gian này đã có đến 4 tín hiệu xu hướng. Dễ thấy rằng, CCI 20 không thực sự phù hợp với những tín hiệu dài hạn. Thay vào đó, trader nên sử dụng biểu đồ hàng tuần hoặc tháng tháng để phân tích dạng tín hiệu dài hạn.
Cũng theo như biểu đồ minh họa, giá cổ phiếu đạt đỉnh vào ngày 11/1 sau đó lại quay đầu sụt giảm. Chỉ số CCI đã dịch chuyển xuống dưới -100 vào ngày 22/1 báo hiệu một thời kỳ giảm giá kéo dài. Ở tình thế tương tự, giá cổ phiếu chạm đáy vào ngày 8/2 và CCI dịch chuyển trên +100 vào thời điểm ngày 17/2. Điều này báo hiệu cho một thời kỳ tăng giá kéo dài.
Mặc dù không thể nắm bắt chính xác đỉnh hoặc đáy. Thế nhưng CCI lại rất hữu ích trong việc lọc ra tín hiệu không cần thiết và tập trung vào các xu hướng chính.
Theo biểu đồ phân tích, CCI cho thấy tín hiệu tăng giá khi CAT vượt trên ngưỡng 60 trong tháng 6. Một vài trader có thể đã xem đây là mức quá mua của cổ phiếu, rủi ro trong trường hợp này khá cao. Khi tín hiệu tăng giá có hiệu lực, trọng tâm khi đó sẽ là thiết lập mức tăng giá.
Khi giá cổ phiếu giảm 62% so với mức tăng giá trước đó cũng đồng thời hình thành dấu hiệu giảm giá vào cuối tháng 6. Chu kỳ tăng giá tiếp theo trên đường xu hướng lại cung cấp một tín hiệu tăng giá khác.
CCI hay bất kỳ bộ chỉ số dao động nào khác đều không dễ để xác định mức quá mua hoặc quá bán. Bởi chỉ báo CCI hoàn toàn không có tính ràng buộc. Theo như lý thuyết thì không có giới hạn nào tăng hoặc giảm. Mặt khác, thị trường vẫn có khả năng tiếp tục tăng cao khi một chỉ báo cung cấp tín hiệu quá mua. Ngược lại, thị trường vẫn có thể tiếp diễn giảm khi một chỉ báo cung cấp tín hiệu quá bán.
Biểu đồ phân tích giá cổ phiếu Google theo chỉ số CCI
Định nghĩa về mức quá mua hoặc quá bán ở CCI hơi khác biệt so với những chỉ báo khác. Phạm vi giao dịch phổ biến là từ -100 đến +100 nhưng đôi khi trong một vài tình huống, phạm vi có thể cần mở rộng hơn (từ -200 đến +200). Tuy nhiên, mức hoạt động từ -200 đến +200 lại không dễ để đạt đến.
Ngoài ra việc lựa chọn bất quá mua hay quá bán còn phụ thuộc vào biến động cơ bản của thị trường. Phạm vi CCI dựa theo chỉ số ETF, ví dụ như SPY thường nhỏ hơn so với phần lớn cổ phiếu.
Dựa vào biểu đồ phân tích giá cổ phiếu Google (GOOG) với CCI (20) cho thấy phạm vi hoạt động của CCI đã mở rộng từ -200 đến +200. Đây giống như một dạng chỉ báo mở rộng nâng cao. Theo như biểu đồ này thì từ tháng 2 đến tháng 10, giá cổ phiếu Google đã vượt khỏi phạm vi ± 200 ít nhất là 5 lần.
Những đường chấm đỏ mô tả CCI dịch chuyển xuống dưới +200. Trong khi đó, đường chấm xanh lại hiển thị khi CCI di chuyển lên trên -200. Điều quan trọng ở đây là phải đợi cho các mô hình nến giảm bớt những cú bẻ lái nếu mở rộng xu hướng. Tuy vậy, hệ thống này cũng không thực sự hoàn hảo. Bạn hãy nhìn vào cách Google vẫn tiếp đà tăng ngay cả khi CCI cho thấy tín hiệu mua quá mức vào thời điểm giữa tháng 9 và dịch chuyển xuống dưới mức -200.
Tính phân kỳ thường báo hiệu điểm đảo chiều tiềm năng. Sự phân kỳ tăng giá trong thị trường chứng khoán xảy ra khi chứng khoán cơ bản tạo lập mức thấp đồng thời CCI cũng tạo thành mức thấp hơn. Nó cho thấy thị trường đang có ít động lượng giảm. Ngược lại, phân kỳ giảm giá sẽ xảy ra khi thị trường chứng khoán ghi nhận mức giá cao hơn và CCI tạo thành mức giá thấp hơn.
Trader không nên quá hào hứng hơn với các phân kỳ giống chỉ báo đảo chiều. Bạn cần lưu ý rằng, sự phân kỳ có thể gây ra đôi chút hiểu lầm trong một xu hướng mạnh. Cụ thể một xu hướng mạnh có thể phản ánh kỳ vọng giảm giá nhưng chưa chắc đã đúng với thực tế. Trong xu hướng giảm giá kéo dài thường sẽ có một phân kỳ tăng giá.
Phân kỳ giảm sẽ phản ánh thay đổi trong động lượng báo trước một sự đảo ngược xu hướng. Khi đó, nhà đầu tư cần đặt điểm xác nhận cho CCI hoặc cả biểu đồ giá. Ở tình thế ngược lại, phân kỳ tăng giá lại xác nhận điểm phá vỡ trên mức 0 trên CCI, hoặc phá vỡ mức kháng cự trên biểu đồ giá.
Mô tả tính phân kỳ trong biểu đồ United Parcel Service (UPS) với khung thời gian 40 ngày
Quan sát biểu đồ United Parcel Service (UPS) với khung thời gian 40 ngày, bạn sẽ phần nào hiểu hơn về tính phân kỳ. Việc sử dụng khung thời gian 40 dài hơn so với 20 nhằm giảm bớt sự biến động.
Có 3 sự khác biệt cơ bản trong khoảng thời gian 7 tháng theo dõi diễn biến tăng giảm của UPS.
Chỉ số CCI được xây dựng để xác định mối quan hệ giữa giá tài sản và đường trung bình động (SMA) của giá tài sản. Cùng với đó là độ lệch D của chính đường trung bình động đó. Vậy nên, để tính CCI sẽ được tính toán theo công thức sau:
Công thức tính chỉ số CCI
Hằng số 0.0015 được Lambert áp dụng cho để đảm bảo rằng khoảng từ 70 – 80% luôn nằm trong phạm vi từ -100 đến +100. Giá trị CCI thường nằm trong khoảng từ -100 đến +100 thường phụ thuộc vào khung thời gian sử dụng. Khung thời gian ngắn sẽ biến động với tỷ lệ phần trăm nhỏ.
CCI không bị ràng buộc khi mở rộng trên từng loại hình tài sản khác nhau
Đây đều là 2 chỉ báo kỹ thuật dao động đo lường đo lượng nhưng ứng dụng của chúng lại không hoàn toàn giống nhau. Trong đó, Stochastic bị giới hạn ràng buộc trong khoảng phạm vi từ 0 đến 100.
Tuy nhiên, CCI lại không bị ràng buộc khi mở rộng trên từng loại hình tài sản khác nhau. Chính bởi sự khác biệt trong tính toán, trong từng thời điểm tính toán tại mức quá mua hoặc quá bán nên ứng dụng của chỉ báo này không phải lúc nào cũng giống nhau.
Chỉ số CCI rất hay được áp dụng để xác định tín hiệu quá mua hoặc quá bán. Bởi nó không bị ràng buộc máy móc như Stochastic. Chính vì vậy, mức quá mua và quá bán vẫn chủ yếu mang tính chất chủ quan, dựa theo kinh nghiệm phân tích của từng trader.
Chỉ số CCI đôi khi vẫn có độ trễ nhất định
Mặc dù không phết vào những công cụ lỗi thời tuy nhiên chỉ số CCI vẫn tồn tại độ trễ. Do đó, thông tin nó cung cấp đôi khi vẫn muộn hơn thực tế và chỉ báo hiển thị. Vì lý do này, CCI chỉ thực sự tỏ ra hiệu quả khi kết hợp với phân tích hành động giá và một số chỉ đạo kỹ thuật khác.
Như vừa đề cập ở phần trên, chỉ báo CCI vẫn có độ trễ nhưng không đến nỗi tạo khoảng cách lớn so với giá. Muốn sử dụng hiệu quả CCI, trader cần phối hợp thêm với một thứ công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Không có một chiến lược cụ thể nào khi giao dịch với chỉ số CCI. Thực tế chỉ số này không tìm kiếm chính xác tín hiệu quá mua hoặc quá bán. Thế nhưng khi nhận thấy CCI di chuyển trên +100 có nghĩa thị trường đang trong xu thế tăng mạnh. Các bước giao dịch minh họa dưới đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu chính xác chỉ số CCI là gì và cách giao dịch với chỉ số này.
Đợi đến khi chỉ số CCI vượt khỏi mức +100
Trong ví dụ về các giao dịch EUR / USD bạn thấy thằng nhận thấy CCI đã vượt qua mức +100. Điều này cho biết EUR / USD bắt đầu tăng mạnh hơn mức giá trung bình, đó là cơ hội tốt cho các bên đã mua vào.
Nếu CCI vượt qua +100 đồng thời cho thấy bù xu hướng tăng có thể thể sẽ bắt đầu. Hoặc nếu không thì cũng là một đợt tăng giá. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, khả năng trader thu về lợi nhuận là hoàn toàn hiện hữu.
Tuy vậy, bạn không nên nóng vội vào lệnh ngay. Mà thay vào đó hãy chờ đợi thêm một vài điều kiện cần thiết khác.
Trong bước này, trader nên chờ đợi một đợt giảm giá khác. Cách tiếp cận này đảm bảo tính chắc chắn hơn khi thị trường đã định hình rõ ràng. Tốt nhất bạn hãy chờ đợi 1 đợt Backtest ngay sau một đợt tăng giá làm chỉ số vượt khỏi +100.
Chờ đợi 1 đợt Backtest giảm giá
Lý do trader cần chờ đợi như vậy là bởi trước đó cặp giao dịch EUR / USD chưa chắc chắn đi theo xu hướng tăng giá. Và đến khi một đợt Backtest làm giá sụt giảm đôi chút nhưng lại bật tăng trở lại chính là tín hiệu chắc chắn hơn về một xu hướng tăng giá
Tuy nhiên bạn cần lưu ý chỉ số CCI lúc này và em vẫn nằm trên đường số 0. Trường hợp, CCI nằm phía đường đường số 0 thì tín hiệu không có giá trị gì tại thời điểm đang phân tích.
Chỉ tiến hành đặt lệnh mua khi 3 – 5 cây nến đã pullback
Sau khi đã có một đợt Backtest giảm giá và giá bật tăng trở lại, trader đã có thể bắt đầu đang định mua. Thế nhưng lại mua sẽ chắc chắn hơn khi 3 – 5 cây nến đã pullback. Bên cạnh đó lệnh mua cũng thường được đặt khi giá chốt phiên chạm đến đường số 0 của chỉ báo CCI.
Cách đặt lệnh như trên sẽ giúp cho trader hạn chế phần nào rủi ro. Thế nhưng khi chỉ số CCI đã vượt lên trên mức -100 ngay sau khi vừa đặt lệnh, trader vẫn có thể đóng giao dịch nếu cảm thấy cần thiết.
Đặt lệnh cắt lỗ dưới đáy đảo chiều gần nhất
Như đã đề cập ở bước trên, CCI cần phải luôn nằm trên đường số 0 sau khi đã pullback. Nhưng nếu nó xuống đường số 0 và phi thẳng xuống -100, việc đóng lệnh lúc này là rất cần thiết.
Đặt lệnh chốt lời khi chỉ số CCI chạm +200
Lúc này, trader có thể thực hiện đóng lệnh và chốt lời khi chỉ số CCI bắt đầu chạm mức +200. Tuy vậy thực tế không phải lúc nào trên đời cũng gặp được cơ hội lớn như vậy. Vì thế, bạn nên có sẵn một kế hoạch khác.
Cụ thể chính là bạn có thể chọn cách đặt lệnh chốt lời ngay khi chỉ số CCI trên ngưỡng 0. Bởi đây là dấu hiệu cho biết bên mua đang yếu dần và đủ lực để duy trì ưu thế thị trường.
Chỉ số CCI: Đây chính là một bộ dao động xung lượng hỗ trợ nhà phân tích nhận biết mức quá mua hoặc quá bán hay sự đảo ngược xu hướng. Ban đầu CCI chủ yếu sử dụng trong thị trường hàng hóa. Tuy nhiên sau này, người ta đã vận dụng CCI vào phân tích thị trường tài chính, Forex. Muốn sử dụng hiệu quả chỉ số này, trader cần kết hợp với một vài công cụ chị bảo kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, trader còn phải tích cực trau dồi kinh nghiệm từ thực tế để ứng dụng vào quá trình phân tích.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…