Mặc dù là một loại hình nghệ thuật không mới nhưng điêu khắc luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi nó không chỉ mang giá trị về mặt vật chất mà còn là tinh thần. Vậy điêu khắc là gì? Lịch sử ra đời, quá trình phát triển của nghề điêu khắc như thế nào? Những người làm điêu khắc cần phải có tố chất gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Xem thêm
Điêu khắc là gì?
Hiểu một cách đơn giản điêu khắc là nghệ thuật tạo hình. Nó có thể là hình khối nổi, chìm, đặc hoặc rỗng trong không gian 3 chiều bao gồm ngang, dọc, sâu. Ngày nay, điêu khắc đương đại đã phát triển thêm chiều thứ 4 là thời gian.
Để tạo nên một tác phẩm điêu khắc người nghệ nhân có thể sử dụng nhiều hình thức khác như: Đục, đẽo, tạc, nặn, hàn, gắn… Về màu sắc, điêu khắc có thể là màu tự nhiên của chất liệu như: Đất nung, gỗ, đá… hoặc phủ sơn đơn sắc hoặc trộn nhiều màu.
Mặc dù trước đây nghệ thuật điêu khắc được ít người ưa chuộng nhưng mà giá trị nó mang lại thì vô cùng to lớn. Bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, ngày nay những tác phẩm điêu khắc thường được trưng bày tại các triển lãm lớn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Lịch sử ra đời của nghề điêu khắc
Những tác phẩm điêu khắc đầu tiên xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Từ thời sơ khai nguyên thủy người ta đã biết mài đá, gọt sừng hươu, ngà voi, nặn đất… để tạo ra những tác phẩm điêu khắc không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn được xem như biểu tượng của đất nước như:
Ở Việt Nam theo người xưa truyền lại thì ông Huỳnh Bá Quát là ông tổ của nghề điêu khắc của người Việt. Ông đã chế tác ra nhiều dụng cụ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình sau khi vào Thành Hóa định cư như: Cối xay gạo, cối giã tiêu, hòn đá chì… Và sau đó ông truyền nghề lại cho con cháu.
Các tác phẩm điêu khắc của Việt Nam ở thời sơ khai chủ yếu được tạo nên để phục vụ đời sống sinh hoạt hoặc trưng bày trong nhà như: Thuyền, chày, cối, bia mộ, rồng phượng… Ngày nay, ngoài phục vụ đời sống các tác phẩm điêu khắc còn mang giá trị tinh thần và nhiều mặt khác nhau.
Nghề điêu khắc ở Việt Nam trải qua các thời kỳ như: Trần, Lý, Đinh… mỗi thời kỳ lại mang một dấu ấn riêng. Các tác phẩm được tạo hình trên nhiều chất liệu khác nhau như: Gỗ, đá, gạch,… Và chúng được chạm khắc trên các công trình như: Cung điện, lăng tẩm, chùa, đình làng…
Hiện nay nghề điêu khắc ở Việt Nam đang rất phát triển tuy nhiên lịch sử ra đời của nghề này không có nhiều người biết đến. Để thấy được sự phát triển của nghề điêu khắc chúng ta có thể kể đến một số giai đoạn như sau:
Ở giai đoạn này người ta tìm thấy những hình ảnh thô sơ thể hiện cuộc sống của người nguyên thủy tại các hang đá. Đây được xem là những tác phẩm đầu tiên của nghề điêu khắc. Mặc dù lúc này đã hình thành điêu khắc nhưng nó vẫn chưa được đặt với một cái tên rõ ràng. Bởi mục đích tạo ra những hình ảnh trên chỉ nhằm thỏa mãn một sở thích hoặc mục đích đơn giản nào đó.
Ở thời kỳ này rất nhiều di tích cổ được các nhà khảo cổ tìm thấy từ lòng đất. Bên cạnh đó là những kiến trúc nhà, lâu đài của vua chúa, rồng, phượng tạc trên ngai vàng của vua hay đầu những con sư tử trước cửa nhà.
Các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này đã mang đậm chất Việt hơn đó là các bức tượng mô tả những vị anh hùng dân tộc. Điển hình cho tác phẩm điêu khắc đậm chất Việt ở thời kỳ này phải kể tới những con rùa tại Văn miếu Quốc Tử Giám.
Nghệ thuật điêu khắc phát triển mạnh mẽ
Ở thời kỳ này nghệ thuật điêu khắc Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới với đa dạng các tác phẩm, đồng thời quy tụ được nhiều nét nghệ thuật trong một tác phẩm. Ví dụ như chỉ với một tác phẩm Phật thờ mà ngày nay nhờ công nghệ phát triển các nhà điêu khắc đã có thể tạo hình thành nhiều hình dạng phong phú như: Phật ngồi, Phật nằm, Phật nghìn tay nghìn mắt…
Hiện nay, điêu khắc phát triển với nhiều thể loại khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là: Tượng tròn và phù điêu.
Để tạo nên một tác phẩm điêu khắc người nghệ nhân có thể lựa chọn một trong nhiều phương pháp tạo hình cũng như chất liệu khác nhau.
Có nhiều phương pháp tạo hình điêu khắc
Một tác phẩm điêu khắc có thể được tạo nên từ phương pháp tạo hình như: Nặn, tạc, đúc, gò.
Có nhiều chất liệu để tạo nên một tác phẩm điêu khắc
Có rất nhiều chất liệu có thể tạo nên một tác phẩm điêu khắc như:
Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã hiểu được thế nào là điêu khắc cũng như những loại hình điêu khắc phổ biến, ý nghĩa của điêu khắc với con người. Vậy công việc cũng như tố chất cần có của một nhà điêu khắc là gì? Mời các bạn theo dõi phần nội dung tiếp theo của bài viết.
Có thể nói người làm điêu khắc là những người làm nghệ thuật trên những tác phẩm của mình nhằm tạo ra những giá trị nghệ thuật, văn hóa, tinh thần cho người thưởng thức.
Công việc của một nhà điêu khắc
Công việc chính của một người làm nghề điêu khắc đó là đắp, nặn, chạm trổ sao cho hoàn thiện tác phẩm. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có sự sáng tạo, sự cảm thụ nghệ thuật để có thể thổi hồn vào những tác phẩm điêu khắc của mình. Cụ thể công việc của một nhà điêu khắc như sau:
Nói tóm lại nhà điêu khắc là người biến những cục đá, khúc gỗ thô xơ, sần sùi, xấu xí… thành những vật trang trí có hồn mang giá trị nghệ thuật. Vậy để trở thành một nhà điêu khắc tài hoa họ sẽ phải có những tố chất gì?
Để có thể trở thành một nhà điêu khắc giỏi bên cạnh việc đáp ứng được những kỹ thuật cơ bản người làm nghề này cần phải có những tố chất như:
Có thể nói điêu khắc là một nghề khá thú vị và mang lại thu nhập tốt cho người tâm huyết và thực sự yêu nghề. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về nghề điêu khắc. Để tham khảo thêm nhiều ngành nghề hấp dẫn khác các bạn đừng quên ghé thăm trang website của chúng tôi.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…