Ethereum đã và đang là điểm tựa cho những dự án DeFi trên toàn cầu. Tuy vậy theo thời gian khi ngày càng có thêm nhiều dự án khởi chạy, số lượng giao dịch tăng kéo theo theo tốc độ xử lý bị chậm lại. Cuộc cuộc hard fork dường như không thể tránh khỏi. Và điều đó đã xảy vào năm 2016, hình thành mạng Ethereum Classic (ETC). Vậy chính xác Ethereum Classic (ETC) là gì?
Ethereum Classic (ETC) là gì? – Ethereum Classic được thiết kế xây dựng như một nền tảng điện toán phi tập trung với nhiệm vụ chính là thực thi hệ thống hợp đồng Smart Contact. Bên cạnh đó, lại còn hỗ trợ gửi chạy những dự án phát triển ứng dụng dApp. Đây là những dự án hoạt động không qua kiểm duyệt, không bị giới hạn thời gian và không một bên thứ ba nào có thể can thiệp.
Ethereum Classic (ETC) là gì?
Trên mạng phân tán Ethereum Classic sẽ gồm có sổ cái kỹ thuật Blockchain, mã tiền điện tử ETC và tập hợp vô số các ứng dụng cùng khởi chạy trên chuỗi khối. Nền tảng này cung cấp các công cụ quản lý, giao dịch tài sản kỹ thuật số hiệu quả, không cần đến bất kỳ sự can thiệp nào của bên trung gian thứ ba.
Ethereum Classic giống như người kế thừa hoàn hảo của chuỗi khối Ethereum ban đầu. Hệ thống mạng này vẫn tuân thủ nguyên tắc hoạt động “Code is Law”. Sự ra đời của Ethereum Classic mặc dù vấp phải một vài tranh cãi. Thế nhưng không thể thể phủ nhận những gì ETC mang lại cho cộng đồng người dùng tiền điện tử toàn cầu là rất tích cực. Theo đó, ETC đã thúc đẩy sự cạnh tranh và hoàn thiện của mang Ethereum.
Ở thời kỳ sơ khai, mạng Ethereum được hình thành như một mạng lưới cung cấp các tiện ích giao dịch, hỗ trợ những dự án mới cùng phát triển. Lợi nhuận mà người dùng thu về trên mạng lưới này chính là đồng tiền điện tử ETH.
Ethereum Classic ra đời sau sự cố tấn công vào nền tảng Ethereum gây thiệt hại 50 triệu USD
Mọi chuyện vẫn khá suôn sẻ với Ethereum cho đến thời điểm tháng 6/2016. Khi đó, mạng Blockchain phải đối mặt với một cuộc tấn công lớn, 50 triệu USD lưu trữ trên nền tảng đã bị lấy cắp. Đây cũng là nguyên nhân hình thành một đợt phân tách hard fork nhằm tạo ra một mạng Blockchain cho nó an toàn hơn, giảm áp lực cho mạng gốc Ethereum.
Ethereum Classic lúc bấy giờ nổi lên như một phiên bản nâng cấp, tách rời với chuỗi khối Ethereum. Nó cùng tồn tại song song với chuỗi khối gốc Ethereum. Sau cuộc phân chia này, chủ sở hữu tài sản bị đánh cắp trước đó đã được đền bù thiệt hại dựa trên hồ sơ lưu lại trước lúc vụ hack xảy ra.
Sau cuộc hard fork này, mạng gốc Ethereum đóng vai trò như nhánh chính và vẫn sử dụng đơn vị tiền mặt ETH. Còn Ethereum Classic với quy mô nhỏ hơn lại phát hành mã tiền điện tử mới mang tên ETC (đồng Ethereum xanh).
Cả Ethereum và Ethereum Classic đều cung cấp hợp đồng Smart Contact trong cùng phân khúc thị trường. Tuy nhiên, Ethereum lại có phần nhỉnh hơn bởi sự phổ thông đối với cộng đồng người dùng. Đồng tiền điện tử ETH của mạng Ethereum hiện là Altcoin phổ biến nhất trên thị trường chỉ sau Bitcoin. Trong khi đó, đồng ETC dù đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng nhưng vẫn chưa thể sánh với ETH.
Cả Ethereum và Ethereum Classic đều cung cấp hợp đồng Smart Contact trong cùng phân khúc thị trường
Bất kỳ một dự án hard fork nào trong thế giới tiền điện tử cũng đều tạo ra ít nhiều tranh cãi. Tại thời điểm diễn ra hard fork mạng Ethereum, nhiều người tin rằng đó là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ uy tín và danh tiếng cho nền tảng gốc Ethereum. Vậy nhưng với phe phản đối thì đó lại giống như một sự quay lưng với công nghệ Blockchain nguyên thủy (nơi không bị thao túng bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào).
Thế nhưng phía cộng đồng Ethereum Classic lại lập luận rằng họ vẫn trung thành với triết lý Blockchain nguyên thủy. Mạng của họ vẫn chứa chuỗi khối như ban đầu, lưu trữ và hiển thị mọi giao dịch.
Ở phía ngược lại, phe phản đối tin rằng nếu cuộc hard fork này diễn ra thì trong tương lai sẽ khó tránh khỏi những cuộc phân nhánh tương tự. Người ta có thể dựa vào bất kỳ lý do nào được viện cớ là xứng đáng để phá vỡ quy vốn có trong thế giới Blockchain.
Cộng đồng ủng hộ mạng Ethereum gốc nhận thấy họ cần phải hành động quyết liệt để bảo vệ sự phản vệ sự toàn vẹn hệ thống. Đồng thời ngăn chặn sự giảm giá không phanh của đồng ETH trước viễn cảnh phân chia mạng lưới.
Ngày nay, dù Ethereum vẫn không tránh khỏi viễn cảnh phân tách nhưng nhánh chính sở hữu đồng ETH đang nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ cả cộng đồng và đội ngũ sáng lập. Trong đó có nhân vật quyền lực Vitalik Buterin.
Đồng ETH lấn át hoàn toàn so với ETC về độ phổ biến, tính ứng dụng, giá trị vốn hóa thị trường. Cụ thể, ở trên 200 tổ chức tài chính lớn trên thế giới như JP Morgan, Citigroup chấp nhận ETH. Cùng với Bitcoin đồng Ether của mạng Ethereum đang là cặp tiền điện tử chủ đạo trên thị trường, giá trị của hầu hết những loại Altcoin khác.
Tính đến tháng 2/2021, giá trị vốn hóa của mạng Ethereum Classic chỉ vào khoảng 900 triệu USD. Trong khi đó thị trường của Ethereum cùng thời điểm đã đạt con số 164 tỷ USD.
Trong tương lai không xa, hệ sinh thái Ethereum sẽ chuyển từ cơ chế đồng thuận PoW sang cơ chế PoS. Đây được xem như phiên bản nâng cấp Ethereum 2.0 cho phép hệ thống cải thiện giao dịch cũng như quy mô hoạt động. Còn về phía Ethereum Classic, nền tảng này chưa có động thái gì đáng kể gì nhiều sau đợt hard fork hồi năm 2016.
Để theo kịp mạng gốc Ethereum, trong thời gian gần đây Ethereum Classic cũng rục rịch bắt đầu thực hiện cải tổ hệ thống. Mục tiêu của những sự thay đổi này là khả năng tương tác vượt trội hơn so với giao thức Ethereum.
Năm 2019 và 2020, Ethereum Classic lần lượt tung các phiên bản cập nhật cải thiện hệ thống
Hai bản cập nhật mới nhất của Ethereum Classic gồm Atlantis giới thiệu hồi năm 2019 và Agharta ra mắt năm 2020. Có thể xem đây như tín hiệu cho thấy Ethereum Classic bắt đầu sẵn sàng liên kết với các cộng đồng Blockchain khác, kể cả Ethereum.
Để cập nhật 2 phiên bản trên đòi hỏi người dùng Ethereum Classic cần phải tiến hành nâng cấp phần mềm. Sau khi cập nhật xong, bạn dễ thấy khả năng tương tác của ETC với những mạng Blockchain khác đã được cải thiện rõ rệt.
Tương lai của nền tảng Ethereum Classic chưa thực sự có rõ ràng và không hứa hẹn như Ethereum. Đặc biệt sau cáo buộc tấn công 51%, đội ngũ nhà phát triển đang thúc đẩy hệ thống chuyển sang thuật toán đồng thuận PoS để hạn chế nguy cơ bị tấn công trong tương lai.
Đơn vị tiền tệ của mạng Blockchain Ethereum Classic là đồng Ether với mã ký hiệu ETC. Đồng tiền này được sử dụng để thực hiện thanh toán phí Gas, phí giao dịch trên nền tảng mạng Ethereum Classic. Nhiều người còn gọi đây là đồng Ethereum xanh để phân biệt với đồng Ether (ETH) của Ethereum.
Đơn vị tiền tệ của mạng Blockchain Ethereum Classic là đồng Ether với mã ký hiệu ETC
Tổng Ether lưu hành trên thị trường hiện vào khoảng 116 triệu ETC. Nguồn cung của Ether được ấn định ở mức 210 triệu ETC. Phần thưởng khối bằng đồng Ether sẽ giảm dần theo từng năm.
Tuy rằng không thực sự nổi bật bằng ETH nhưng trong thời gian đầu tháng 5/2021, ETC liên tiếp lập kỷ lục về giá, mức tăng trong tuần đạt trên 200%.
Ngày mùng 4/5 vừa qua, thị trường tên tiểu tử đã chứng kiến mức tăng kỷ lục của đồng ETC. Giá mỗi ETC đỉnh 79.79 USD trong khi chỉ 1 ngày trước, giá mỗi ETC vẫn bám trụ ở mức 52 USD.
Biểu đồ dự đoán giá đồng ETC giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2028
Thời điểm hard fork Blockchain tháng 7/2016, giá mỗi ETC đã ở mức 2.08 USD. Mức giá này tương đối cao với bộ đồng tiền mới phát hành như ETC. Thế nhưng cũng chỉ 4 tháng sau đó, giá ETC sụt giảm xuống mức 0.75 USD, mức giá gần như chạm đáy. Sau đó, loại coin này dần tăng trở lại. Tháng 12/2017, ETC chạm mốc 47 USD. Vậy nhưng cũng trong 1 năm sau đó, giá ETC lại giảm xuống chỉ còn 3.76 USD.
Sau sự kiện tấn công 51% trong tháng 1/2019, giá đồng Ether của mạng Ethereum Classic sau mức giảm sâu cuối cùng cũng bật tăng trở lại đạt mốc 9.33 USD. Thế đà giảm dường như vẫn không buông tha loại tiền điện tử này khi trong tháng 6 cùng năm, giá của nó tiếp tục xuống 3.54 USD.
Giai đoạn đầu năm 2020, giá cả ETC có chút khởi sắc khi vươn lên mức 12.34 USD trong tháng 2. Đến tháng 3/202, nó lại giảm xuống chỉ còn 4.51 USD. Trong khoảng thời gian còn lại của năm 2020, giá ETC dao động quanh mức từ 4 USD đến 6 USD.
Giai đoạn đầu năm 2021, trước đà tăng phi mã của BTC và ETH, đồng ETC bắt đầu bước vào thời kỳ tăng giá ấn tượng. Một số cải tiến đáng kể của hệ thống cũng góp phần vào đà tăng này.
Liên tiếp kể từ tháng 3 đến tháng 5, giá trị của đồng ETC lần lượt tạo vô số những kỷ lục mới. Sau kỷ lục 79.79 USD vào ngày 4/5/2021, đà tăng giá ETC vẫn chưa dừng lại. Thời điểm Dũng tổng hợp bài viết này, giá ETC thậm chí còn đang vượt mức 100 USD.
Liệu ETC có tiếp duy trì đà tăng ấn tượng này hay lại quay đầu giảm? Theo như một số chuyên gia dự đoán, giá hiện tại của đồng ETC rất khó để duy trì trong tương lai dài hạn. Trong tháng 5 này, giá có thể vẫn trên mức 100 USD. Tuy nhiên đến tháng 6 hoặc những tháng sau đó, ETC rất có khả năng lại ngược lại về mức 43 USD. Kết thúc năm 2021, ETC có thể chỉ đạt 44 USD.
Đến cuối năm 2022, giá ETC có khả năng tăng nhưng cũng chỉ ở ngưỡng hơn 46 USD một chút. Và tăng lên 54.26 USD vào cuối năm 2025.
Một số chuyên trang dự án khác lại cho rằng kết thúc năm 2021, giá của đồng ETC sẽ vượt ngưỡng 239 USD. Trong tương lai dài hạn giai đoạn 2025 đến 2028, ETC có thể sẽ sát mức 360 USD.
Giá của đồng ETC đã trải qua biến động mạnh theo đà tăng của Bitcoin và ETC. Kể từ thời điểm ra mắt vào năm 2016, giá ETC có lẽ chưa bao giờ đạt đỉnh như lúc này. Nếu như lựa chọn đầu tiên vào ETC khoảng đầu tháng 1 hoặc tháng 2 thì đến nay trader đã lãi lớn. Giá của loại tiền điện tử này liệu có tiếp tục tăng hay không rất khó để đoán định thị trường.
Giá của đồng ETC đã trải qua biến động mạnh theo đà tăng của Bitcoin và ETC
Biến động giá vài trăm phần trăm một tuần không phải là hiếm trên thị trường tiền điện tử. Nhưng với ETC mức tăng này rất khó đạt được. Vì lâu nay giới đầu tư vẫn chỉ xem Ethereum Classic như một nhánh nhỏ của Ethereum, gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng người dùng.
Rất khó để đưa ra lời khuyên có nên đầu tư vào đồng ETC lúc này hay không. Tuy vậy trước đà tăng phi mã như hiện nay, trader có thể lựa chọn phương thức đầu tư theo kiểu lướt sóng, chốt lời nhanh. Còn nếu như trong dài hạn, trader nên chọn lúc giá thị trường đang trùng xuống. Đồng thời, hãy chú ý theo dõi tiến trình phát triển dự án Ethereum Classic.
Nếu như đã hiểu rõ Ethereum Classic (ETC) là gì và quyết đầu tư vào đồng ETC, bạn trước hết cần nắm rõ cách mua bán và lưu trữ.
Đồng Ether của mạng Ethereum Classic được giao dịch trên hầu hết những sàn giao dịch chuyên về tiền điện tử. Ngay tại Việt Nam cũng có một số sàn hỗ trợ mua bán ETC bằng VND, ví như Remitano chẳng hạn. Nếu mua đồng ETC tại các sàn này, phí giao dịch thường cao hơn những sàn giao dịch quốc tế.
Các sàn giao dịch tiền điện tử hỗ trợ mua bán đồng ETC
Theo kinh nghiệm của Dũng, nếu muốn mua bán đồng ETC bạn nên ưu tiên chọn những sàn quốc tế uy tín. Ví như sàn Binance, sàn Huobi, sàn Coinbase, sàn OKEx,.. Để bắt đầu giao dịch trên các sàn trên, bạn cần tạo một tài khoản giao dịch, nạp tiền vào ví. Sau đó tiến hành mua BTC hoặc ETH rồi bắt mua ETC.
Hiện nay, rất nhiều ứng dụng ví đã hỗ trợ lưu trữ đồng Ether của mạng Ethereum Classic. Bao gồm cả ví web, ví di động, ví lạnh. Ngay sàn Crypto bạn lựa chọn giao dịch cũng có hỗ trợ trader đầy đủ trong khâu lưu trữ.
Ví sàn phù hợp với những trader thường xuyên giao dịch. Tuy nhiên nguy cơ hack sàn rất khó tránh khỏi. Vì thế nếu có một lượng lớn ETC, bạn hãy lưu trữ chúng trên hệ thống ví cá nhân online. Ví online hỗ trợ khá trong quá trình trader lưu trữ giữa các sàn giao dịch với nhau.
Cuối cùng phải kể đến ví lạnh, loại ví không kết nối internet, không lo bị hacker xâm nhập. Nếu cần lưu trữ trong dài hạn từ năm này qua năm khác, ví lạnh vẫn luôn là ưu tiên số 1 cho các trader.
Trong trường hợp cần đổi đồng ETC đang nắm giữ sang tiền mặt, bạn hãy lựa chọn sàn Vicuta. Sàn giao dịch này hỗ trợ trader đổi các loại tiền điện tử trong đó có đồng ETC sang tiền mặt tương đối nhanh gọn.
Sàn Vicuta hỗ trợ đổi ETC sang tiền mặt VND
Trước hết, bạn cần tạo một tài khoản giao dịch trên sàn Vicuta. Khi đăng ký tài khoản, hệ thống thường yêu trader cung cấp thông tin cơ bản về tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,.. Ngoài ra, trader còn phải gửi ảnh chụp giấy tờ tùy thân như CMND, thẻ CCCD nhằm thực hiện xác minh danh tính.
Tiếp theo, bạn cần chuyển đồng ETC vào ví Vicuta. Sau đó, bạn chỉ việc bán ra và thu về đồng VND. Như vậy là quá chuyển đổi thành công đồng ETC sang tiền mặt một cách cực kì nhanh hơn.
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, giá đồng ETC liên tiếp tạo kỷ lục giá. Như vừa phân tích ở mục trên, ngày 4/5/2018 giá ETC đã chạm đỉnh 79.79 USD. Thế nhưng giá ETC vẫn chưa dừng lại ở mức đó mà nó vẫn tiếp tục tăng cao hơn 200% chỉ trong vòng 1 tuần.
Đồng ETC đạt mức tăng trên 290% chỉ trong vòng 7 ngày
Theo đó, tại thời điểm Dũng viết bài này, giá mỗi ETC thậm chí đã vượt 136 USD. Vốn hóa của loại tiền điện tử này đang ở mức 15.9 USD, thanh khoản trong 24 giờ đạt con số trên 48 tỷ USD. Với mức thanh khoản cao như vậy chứng tỏ hoạt động mua bán ETC đang diễn ra cực kỳ sôi động.
Chỉ trong 7 ngày, đồng ETC đạt mức tăng cực kỳ ấn tượng 292%. Tổng lượng ETC đang lưu hành trên thị trường vào khoảng 116 triệu USD.
Nền tảng Ethereum Classic ra đời trong bối cảnh sau vụ tấn công khiến Ethereum thiệt hại 50 triệu USD. Tuy nhiên, sự ra đời của nền tảng này lại gây ra các tranh cãi gay gắt trong cộng đồng Ethereum. Bên phản đối hard fork xem đây như một sự phản bội, đi ngược lại bản chất của công nghệ Blockchain nguyên thủy, nơi không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền can thiệp.
Trong khi bên ủng hộ hard fork lại cho rằng quá trình phân tách hình thành mạng Ethereum Classic như một quá trình tất yếu. Nó giúp tạo ra một nền tảng có tính cạnh tranh hơn. Dù vấp phải nhiều ý kiến phản đối nhưng hard fork mạng Ethereum vẫn diễn ra. Ngày nay, mạng Ethereum gốc vẫn giữ ưu thế vượt trội, nhận được sự đón nhận của cả cộng đồng và đội ngũ nhà phát triển chủ chốt. Hy vọng sau phần tổng hợp trên đây của Dũng, định nghĩa Ethereum Classic (ETC) đã được bạn hiểu một cách chính xác nhất!
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…