Fantom (FTM), một dự án tiền điện tử thành công trong đợt mở bán ICO vào tháng 6/2018. Với nhiều đặc điểm nổi bật, FTM hứa hẹn sẽ còn mở rộng, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Vậy Fantom là gì? Tìm hiểu chi tiết về đồng coin FTM để quyết định xem có nên xuồng tiền đầu tư đồng coin này hay không?
Fantom là gì?
Fantom là một nền tảng được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG). Fantom cho phép người dùng thực hiện các giao dịch thực cùng khả năng mở rộng không giới hạn với chi phí siêu rẻ, gần như bằng không.
Nhờ việc ứng dụng giao dịch Lachesis, Fantom hứa hẹn mang tới một tốc độ giao dịch siêu khủng, lên tới 300.000 giao dịch mỗi giây. Hơn nữa, Fantom còn giúp các nhà phát triển có thể xây dựng các dApps trên chính nền tảng của mình.
Với mục tiêu trở thành nền tảng đầu tiên phá vỡ phương thức thanh toán hiện hành và các ngành quản lý chuỗi cung ứng, Fantom đã tập trung vào việc giảm chi phí, tăng tính minh bạch. Fantom định hình sản phẩm của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau: bất động sản, công nghệ thực phẩm, viễn thông, điện, y tế, ngân hàng, logistic,…
Thành phần chính của Fantom là gì?
Nền tảng Fantom gồm các thành phần chính sau:
Không phải ngẫu nhiên mà Fantom lại rất thành công trong đợt mở bán ICO. Có được điều này là nhờ vào những điểm nổi bật sau:
Tính mở rộng của FTM
Mỗi mạng xây dựng trên FTM sẽ độc lập với nhau nên giao thông hay tắc nghẽn sẽ không làm ảnh hưởng tới sự ổn định, hiệu suất của chúng. Hơn nữa, Fantom còn cung cấp cho mỗi ứng dụng blockchain riêng. Chúng chẳng khác gì việc chạy một ứng dụng trên nhiều thiết bị máy tính khác nhau nhưng thuộc cùng một mạng.
Mặc dù, mỗi blockchain độc lập với nhau nhưng tất cả đều được gắn trên Lachesis. Cùng với sự đồng thuận aBFT rất nhanh chóng của Fantom nên mọi blockchain có thể thực hiện tương tác với nhau cùng lúc. Có thể nói, FTM chính là một mạng lưới của những mạng lưới.
Tính bảo mật của FTM
FTM bảo mật bằng công nghệ Proof-of-Stake. Công nghệ này có thể ngăn chặn được sự tập trung, đồng thời tiết kiệm điện.
Hơn nữa, cơ chế đồng thuận giúp mở rộng quy mô hiệu quả, lên tới hàng trăm node. Đồng thời, khả năng phân quyền nâng cao, tính bảo mật được duy trì.
Fantom là một mạng lưới mã nguồn mở, không cần cấp phép. Do đó, bất cứ ai cũng có thể trở thành một validator node. Hơn nữa, trong chuỗi OPERA của FTM, số lượng không bị giới hạn các node xác thực tham gia quá trình bảo mật mạng.
Đồng coin FTM có một số thông tin cơ bản sau:
Đồng coin FTM dùng để làm gì?
Hiện nay, đồng coin FTM được sử dụng là loại tiền tệ thanh toán cho các hệ thống Payment hoặc trả phí cho các giao dịch tiến hành trên hệ thống mạng lưới blockchain của Fantom. Bên cạnh đó, nó được dùng để tham gia vào hệ thống quản trị mạng lưới FTM.
Ngoài ra, đồng coin FTM còn sử dụng để staking trở thành Validator nodes. Khi xử lý các giao dịch trên mạng lưới, Validator nodes sẽ nhận về phí giao dịch.
Để sở hữu đồng coin FTM, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Là một token ERC20 nên người dùng có rất nhiều các lựa chọn ví để lưu trữ loại token này. Điển hình có thể kể tới như:
Hiện nay, đồng tiền điện tử này đang được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch khác nhau. Mỗi ngày, lượng volume giao dịch lên đến 1.5 tỷ USD. Có rất nhiều sàn giao dịch đã thực hiện niêm yết đồng token này như Binance, Sushiswap, Uniswap, Bkex, Okex, Gate.io, MXC, Bibox, Kucoin,…
Như vậy, thông qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào nắm bắt được Fancom là gì. Cũng như các thông tin cơ bản về dự án tiền điện tử này để từ đó, bạn có cơ sở để đưa ra được quyết định đầu tư tốt nhất cho bản thân.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…