Categories: Nghề Nghiệp

Game Developer (Lập trình Game) là gì? Công việc & Kỹ năng cần có của Game Developer

Nghề Game Developer là một trong những nghề khó nhưng thu nhập và chế độ đãi ngộ cực tốt. Với nghề này, bạn có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn trong và ngoài nước với mức lương khủng. Vậy làm thế nào để theo đuổi nghề nghiệp này?

Xem thêm

Nghề Game Developer là gì?

Nghề Game Developer là gì?

Nghề Game Developer là một trong những nghề hấp dẫn được nhiều bạn trẻ đam mê game theo đuổi. Vậy nghề Game Developer là gì? Đây là thuật ngữ tiếng Anh chỉ nghề lập trình game. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là nghề viết các mã để tạo ra các tựa game trên điện thoại hoặc máy tính.

Nghề Game Developer là nghề phức tạp cần đầu tư nhiều chất xám. Bởi người viết game không chỉ am hiểu về các mã hóa mà còn phải biết về cơ chế đồ họa, trí tuệ nhân tạo AI. Tất cả nhằm mục đích tạo thành một game hoàn chỉnh đưa ra thị trường thông qua các nền tảng. Quá trình này sẽ nhiều thời gian để nghiên cứu, chạy thử nghiệm để đảm bảo game chạy mượt mà nhất.

Mô tả công việc chính nghề Game Developer

Mô tả công việc của nghề Game Developer

Công việc chính của Game Developer – lập trình game là sáng tạo ra game mới và đưa chúng ra mắt thị trường. Để làm được điều này, một nhân viên Game Developer sẽ phải trải qua các bước sau:

Lên ý tưởng xây dựng game

Một game được ra đời bắt đầu từ bước đầu tiên là xây dựng ý tưởng. Game Developer sẽ phải nghĩ ra được ý tưởng về nội dung câu chuyện game mà mình lập trình. Để thu hút được nhiều người chơi thì ý tưởng phải độc đáo, không trùng lặp với game hiện có trên thị trường. Đồng thời, chúng phải có tính logic, lôi cuốn để kích thích người chơi. 

Lên kịch bản chi tiết cho các tình huống trong game

Nghề Game Developer là tạo ra các game. Trong một game sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra. Người tạo game phải nắm bắt được mọi tình huống để tạo ra các kịch bản khác nhau. Kịch bản càng chi tiết thì quá trình vận hành game sẽ càng dễ dàng. 

Chọn cách thức hoạt động và xây dựng các cấp độ game

Sau khi có kịch bản, Lập trình game sẽ phải xác định cách thức hoạt động. Đồng thời, người lập trình game cũng cần phải xây dựng các cấp độ game từ dễ đến khó. Đối với những game có nhiều cấp độ sẽ thu hút được nhiều người chơi hơn bởi chúng kích thích cảm giác thích chinh phục.

Thiết kế bố cục, phác họa nhân vật, hoạt cảnh game

Đây cũng là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sáng tạo game. Nhiệm vụ của nhà lập trình Game trong bước này là phác họa ra được chi tiết bố cục game, các nhân vật và hoạt cảnh. Để trau chuốt trong bước này, Game Developer cần phối hợp với các Designer – Người thiết kế.

Tạo mã và lập trình game hoàn chỉnh

Sau khi hoàn thiện việc thiết kế, Game Developer sẽ tiến hành viết mã, chỉnh sửa, tối ưu các yếu tố về vận hành để tạo ra một game hoàn chỉnh. Quá trình này mất tương đối nhiều thời gian.

Chạy thử nghiệm và ra mắt thị trường

Sau khi hoàn thiện tạo game, Game Developer sẽ tiến hành chạy thử nghiệm. Quá trình này nhằm mục đích khắc phục những lỗi kỹ thuật, hình ảnh (nếu có) để bản game ra mắt hoàn chỉnh nhất khi đưa lên các nền tảng. Sau khi thử nghiệm, game có thể đưa lên các nền tảng khác nhau.

Trên đây là mô tả chung công việc nghề Game Developer. Về chi tiết, tùy vào từng đơn vị, Game Developer có thể có nhiều nhánh khác nhau. Khi đó, công việc chính của các Game Developer có thể thay đổi.

Học ngành gì để trở thành Game Developer?

Học ngành gì để theo đuổi nghề Game Developer?

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ băn khoăn không biết học ngành gì để trở thành Game Developer – lập trình game. Thực chất, Game Developer chỉ là một nhánh trong lĩnh vực lập trình. Do đó, không có chuyên ngành Game Developer tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Thay vào đó, nếu bạn muốn trở thành Game Developer thì có thể học các ngành liên quan đến máy tính như:

  • Ngành công nghệ thông tin
  • Ngành kỹ thuật phần mềm
  • Ngành khoa học máy tính
  • Ngành công nghệ đa phương tiện
  • Ngành mỹ thuật đa phương tiện (chuyên về thiết kế đồ họa game)

Hiện tại có rất nhiều trường đào tạo các chuyên ngành này có thể kể đến như:

  • Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Hồ Chí Minh
  • Học viện Bưu chính Viễn thông
  • Trường đại học FPT
  • Đại học Công nghệ – Đại học quốc gia
  • Đại học Công nghiệp
  • Học viện Kỹ thuật quân sự
  • ……

Để thi vào các ngành học này, bạn phải thi các môn thuộc khối khoa học tự nhiên. Nếu bạn là người yêu thích game, công nghệ thông tin thì Game Developer chính là một trong những nghề lý tưởng dành cho bạn.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề Game Developer

Cơ hội nghề nghiệp Game Developer

Cơ hội nghề nghiệp Game Developer vô cùng rộng mở. Bởi hiện nay các lĩnh vực liên quan đến game phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn nhân lực làm Game Developer vẫn còn thiếu hụt. Vậy nên khi theo học ngành liên quan đến lập trình game, cơ hội việc làm luôn có sẵn chỉ cần bạn có năng lực.

Đối với nghề Game Developer, bạn có thể làm việc tự do, tự sáng tạo game và bán cho các công ty phần mềm. Ngoài ra, bạn có thể đầu quân cho các công ty, tập đoàn liên quan đến game. Nếu giỏi ngoại ngữ thì tương lai của bạn còn rộng mở hơn nữa. Bởi bạn có cơ hội làm việc với nhiều công ty nước ngoài. 

Kỹ năng cần có của một Game Developer

Ngoài kiến thức chuyên môn, Game Developer cần phải trau dồi nhiều kỹ năng để đảm bảo hiệu quả công việc. Cụ thể, kỹ năng Game Developer cần có như sau:

Kỹ năng công nghệ thông tin

Kỹ năng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là kỹ năng quan trọng nhất khi bạn làm nghề lập trình Game. Bạn phải hiểu rõ về ngôn ngữ máy tính, các thuật toán để có thể viết được mã code tạo game hoàn chỉnh..

Khả năng sáng tạo

Là người tạo ra các game nên Game Developer đòi hỏi phải có óc sáng tạo. Bởi thị trường game cạnh tranh nhau vô cùng khốc liệt. Nếu game của bạn không có sự mới lạ, độc đáo sẽ bị đào thải khỏi thị trường vì không thu hút được người chơi. Thay vào đó, nếu bạn có khả năng lên những ý tưởng, viết những game có những câu chuyện thú vị, bạn sẽ kiếm được bội tiền nhờ số lượng người đăng ký chơi.

Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

Trong một game sẽ có vô vàn những tình huống khác nhau. Người làm nghề Game Developer phải nắm bắt những tình huống này và đưa ra được hướng để giải quyết vấn đề. Do đó, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng để trở thành một Game Developer giỏi.

Khả năng tự học hỏi, cập nhật kiến thức

Luôn cập nhật kiến thức lập trình game

Hiện nay, ngành phần mềm liên tục thay đổi và cập nhật nhiều kiến thức mới. Bên cạnh đó, xu hướng của các trò chơi điện tử cũng có nhiều sự thay đổi. Chính vì vậy, để tồn tại với nghề, Game Developer phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức để tạo ra những game thu hút được nhiều người chơi. 

Nắm bắt tâm lý người chơi

Game được tạo ra không phải để theo sở thích của người sáng lập mà là để dành cho người chơi. Vì vậy, người làm nghề Game Developer phải nghiên cứu nắm bắt tâm lý người chơi khi tạo game. Mục đích là để game đánh trúng tâm lý yêu thích của người chơi.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng cần có của nghề Game Developer là làm việc nhóm tốt. Bởi bạn không thể tự mình làm được tất cả mọi khâu để tạo thành game. Thay vào đó, bạn phải hợp tác với Designer hay các bộ phận khác để việc lập trình game suôn sẻ.

Biết chấp nhận sự khác biệt và thay đổi

Nếu bạn làm việc trong một môi trường tổ chức để hình thành một game sẽ trải qua nhiều công đoạn đánh giá, góp ý. Dù bạn là người sáng tạo nhưng không nên khư khư ôm quan điểm cá nhân mà đôi khi phải biết chấp nhận sự khác biệt và thay đổi. Bởi chính những ý kiến của mọi người sẽ giúp game của bạn hoàn thiện hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian cũng là một trong những kỹ năng mà Game Developer cần có. Bởi quản lý thời gian tốt sẽ giúp việc lập trình game được hoàn thành đúng thời hạn và giúp bạn đảm bảo về mặt sức khỏe.

Khả năng ngoại ngữ

Nếu Game Developer muốn trau dồi kiến thức chuyên môn cao hay làm việc tại các công ty, tập đoàn nước ngoài thì khả năng ngoại ngữ là vô cùng cần thiết. Nếu có ngoại ngữ, thu nhập của nghề Game Developer sẽ tăng lên đáng kể.  

Mức lương của Game Developer như thế nào?

Mức lương của nhân viên Game Developer

Trong số các ngành, lương Game Developer tương đối hấp dẫn. Mức lương chi tiết sẽ dựa vào năng lực Game Developer. Đối với những Game Developer mới vào nghề, ít kinh nghiệm, mức lương thường dao động ở mức 500$ – 1000$. Đối với những Game Developer giàu kinh nghiệm mức lương rất đa dạng từ mức 2000$ trở lên.

Ngoài làm tự do hoặc làm trong các công ty nước ngoài, rất nhiều Game Developer lựa chọn con đường startup – khởi nghiệp. Với sự lựa chọn này, nếu thành công, Game Developer sẽ kiếm được lợi nhuận khủng. Bởi game là thị trường vô cùng tiềm năng.

Những vị trí công việc liên quan đến nghề Game Developer

Khi làm nghề Game Developer, bạn có thể lựa chọn một trong hai vị trí cơ bản dưới đây:

  • Front-end: Đây là vị trí công việc liên quan trực tiếp đến tương tác với người dùng. Cụ thể, nghề Game Developer ở vị trí này sẽ đảm nhận các công việc như tạo hiệu ứng đồ họa, thiết kế hình ảnh, âm thanh, lên kịch bản, kiểm tra các công cụ…
  • Back-end: Đây là vị trí công việc có thể tạm hiểu là hậu kỳ. Cụ thể, nghề Game Developer ở vị trí này sẽ đảm nhận việc quản lý hệ thống mạng, lưu trữ dữ liệu server…

Ngoài chia nhánh, nhiều người theo đuổi nghề Game Developer sau một thời gian làm việc sẽ tự học hỏi để đảm bảo có thể làm mọi công việc. Đây cũng chính là lộ trình nghề nghiệp Game Developer khoa học nhất.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ về nghề Game Developer  – một trong những nghề hấp dẫn và có nhiều triển vọng phát triển nhất hiện nay. Nếu bạn là người đam mê game, yêu thích công nghệ thông tin đừng bỏ qua nghề Game Developer để đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở.

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago