Công nghệ Blockchain ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào trong đời sống. Sự ra đời ồ ạt của những dự án Blockchain lại vô tình khiến thị trường tài chính phi tập trung không còn giữ lại bản sắc riêng có. IOTA thuộc một trong số ít các dự án có hướng đi riêng biệt. Kéo theo đó là sự ra đời của mã thông báo IOTA (MIOTA) coin. Vậy IOTA (MIOTA) là gì? Dự án IOTA có gì đặc biệt?
Hướng đi của IOTA không dập khuôn giống như hầu hết những dự án Blockchain khác. Tầm nhìn của IOTA là có thể tạo ra một mạng Blockchain với hệ thống nút xác nhận riêng.
IOTA sở hữu thiết kế như một số cái phân tán với mã nguồn mở. Nền tảng có khả năng mở rộng rộng linh hoạt cho phép truyền dữ liệu liền mạch, gia tăng tương tác giữa con người và hệ thống máy móc.
Dự án IOTA đón đầu xu hướng cách mạng kỹ thuật số “Internet of Everything”
Dự án IOTA được xây dựng theo mô hình thế hệ tiếp theo, đón đầu xu hướng cách mạng kỹ thuật số “Internet of Everything”. IOTA sở hữu giao thức tiên tiến, dữ liệu chống giả, yêu cầu tài nguyên thấp. Nền tảng này có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn cho mạng lưới Internet of Things (IoT) không cần đầu tư cho nền tảng cơ sở hạ tầng.
IOTA đặt mục tiêu đón đầu và trở thành trọng tâm của cuộc sống cách mạng công nghiệp sắp diễn ra. Thách thức mà dự án phải đối mặt chính là phải khởi tạo, duy trì một nền kinh tế số, cân bằng giữa yếu tố máy móc và con người. Trong nền tảng IOTA, MIOTA giữ vai trò cung cấp năng lượng cho nền tảng kinh tế kỹ thuật số.
Khác với hầu hết những dự án tiền điện tử ứng dụng công nghệ Blockchain hiện nay, cấu trúc dữ liệu mà IOTA sử dụng có tên gọi Tangle. Cấu trúc Tangle cho phép lưu trữ và quản lý biến số theo một cách độc nhất.
Mọi giao dịch mạng Tangle trên IOTA đều có thể được xử lý đồng thời
Theo đó, Tangle sẽ hỗ trợ mạng IOTA khắc phục vấn đề mở rộng mà mạng Bitcoin vẫn đang gặp phải. Nó sẽ loại bỏ cản trở về mặt địa lý, hạn chế của mô hình Blockchain truyền thống.
Giống như mạng XRP, IOTA đã triển khai việc khai thác mã thông báo trước đó thông qua cơ chế xác thực Tangle kết hợp với đồ thị phân cấp (DAG). Trong đó, DAG là một khái niệm toán học khá mới và vẫn chưa được áp nhiều trong công nghệ Blockchain hiện tại.
Mọi giao dịch mạng Tangle trên IOTA đều có thể được xử lý đồng thời. Có nghĩa chúng hoàn toàn không bị ràng buộc bởi thứ tự, những giao dịch chưa xác nhận sẽ được lưu vào một nhóm riêng. Cầu chúc cho kỹ đặc biệt cho phép mạng IOTA tạo ra nhiều nút hơn. Từ đó gia tăng hiệu suất hoạt động cho toàn mạng lưới.
Bên cạnh đó, hệ thống IOTA còn sở hữu lượng thế về chi phí giao dịch, mức tiêu hao năng lượng thấp hơn so với những mạng Blockchain khác. Bởi thuật toán Tangle không đòi hỏi phải có đầy đủ nút thác.
Mạng IOTA cùng với công nghệ đột phá Tangle đã tạo ra một thị trường giao dịch khác biệt nhưng đầy hiệu quả. Quá trình thanh toán diễn ra an toàn không phát sinh phí giao dịch. Ngoài ra còn phải kể đến tốc độ xác thực gần như ngay tức thời. Theo như lý thuyết, hệ thống mạng IOTA có khả năng xử lý số lượng giao dịch / giây không giới hạn.
Dự án mạng IOTA được khởi xướng từ năm 2015 bởi đội nhà sáng lập David Sonstebo, Dominik Schiener, Serguei Popov và Serge Ivancheglo. Nó hình thành như một cuốn sổ cái ngang hàng, chuyên Bitcoin. Với mục tiêu tạo tính dân chủ, bổ sung nguồn lực cho mạng Internet of Things (IoT).
Đội ngũ phát triển của dự án gồm nhiều thành viên có tiếng trong mảng công nghệ Blockchain
Đến năm 2017, dự IOTA có huy động thành công tương đương 5% tổng nguồn cung mã thông báo MIOTA. Số vốn này ngay sau đó tiếp tục chuyển thẳng vào quỹ phát triển của dự án. Tuy vậy phải đến năm 2018, nền tảng IOTA mới chính được giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Team phát triển đã đặt ra định hướng hỗ trợ công việc nghiên cứu, giáo dục cũng như chuẩn bị cho giai đoạn chuẩn hóa công nghệ mà dự án áp dụng.
Đội ngũ nhà sáng lập của IOTA gồm dù một số thành viên trong Hội đồng quản trị Quốc tế về ứng dụng công nghệ Blockchain (INTBA). Những thành viên sáng lập khác đang hoạt động tích cực trong liên minh sáng kiến Blockchain (MOBI).
Tuy nhiên đến tháng 6/2019, trong đội ngũ nhà sáng lập của dự án IOTA đã xuất hiện một số bất đồng. Tiếp theo đó, 3 nhà sáng lập bao gồm David Sønstebø và Sergey Ivancheglo, Ivancheglo chính thức rút lui khỏi hội đồng quản trị của IOTA. Đến ngày 10/2/2019, IOTA Foundation đưa ra thông báo, David Sønstebø không còn là thành viên trong hàng ngũ các nhà phát triển dự án.
IOTA sở hữu nhiều điểm khác biệt so với những dự án Blockchain ra đời trong cùng giai đoạn và cả trước đó. Điểm nhấn ở đây phải kể đến cơ chế Tangle mới mẻ. Ngay cả hình thức đề xuất và mô hình giao dịch trên đây cũng rất riêng biệt.
Phí giao dịch trên mạng IOTA rẻ, gần như bằng không
Khi đề cập đến điều làm nên giá trị cho mạng IOTA, người dùng sẽ liên tưởng ngay đến quy trình giao dịch an toàn, xác thực cực nhanh, tiềm năng mở rộng không bị giới hạn. Hệ thống này tiêu tốn ít năng lượng hơn, không yêu cầu đầu tư nền tảng cơ sở hạ tầng quá quy mô.
Tiềm năng dễ dàng nhận thấy ở IOTA chính là một mạng lưới giao dịch phi tập trung có tính an toàn cao. Phí giao dịch trên đây gần như bằng không cực kỳ có lợi cho trader. Chủ nhân nắm giữ MIOTA có thể hưởng lợi lớn khi dự án đi vào giai đoạn phát triển hoàn thiện
Bitcoin được xem như dự án tiền điện tử thành công nhất hiện tại. Tuy nhiên theo thời gian, dự án này bắt đầu bộc lộ buổi tối nhược điểm nhất định. Nền tảng IOTA ra đời giúp khắc phục vấn đề nan mà những Blockchain đang gặp phải.
Mã thông báo MIOTA đã khai thác hoàn toàn từ trước
Ở nền tảng IOTA, mã thông báo MIOTA đã được khai thác hoàn toàn từ trước. Quá trình khai thác này thực hiện ngay từ đầu. Trong khi đó ở mạng Bitcoin, số liệu coin đã bị giới hạn ở con số 21 triệu BTC. Số lượng BTC sẽ được khai thác dần dần cho đến khi hết tổng nguồn cung 21 triệu.
Mạng Bitcoin hiện vẫn áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work. Theo đó, đội ngũ thợ đào Bitcoin cần sử dụng tài nguyên của họ để tham gia giải các phương trình, xác nhận giao dịch. Cơ chế này yêu cầu những người tham gia phải đầu tư nền tảng cơ sở thực sự mạnh mẽ. Tuy vậy, mạng Blockchain ứng dụng cơ chế Proof of Work thường tiêu tốn nhiều năng lượng, tốc độ xử lý còn hạn chế.
Mạng IOTA ứng dụng cơ chế Tangle, một dạng đồ thị phân cấp (DAG)
Ngoài ra trong mạng Bitcoin thường có một nhóm hệ thống nút chạy chứa tất cả lịch sử giao dịch. Quá trình xác nhận đồng thuận diễn ra chậm, giảm hiệu suất hoạt động của toàn mạng lưới.
Còn ở mạng IOTA, người ta lại ứng dụng cơ chế Tangle, một dạng đồ thị phân cấp (DAG), hệ thống nút xác nhận không theo tuần tự. Mỗi nút trong hệ thống mạng có khả năng kết nối với cùng lúc khác nhau trong cùng một Tangle. Tuy nhiên mỗi nút lại không thể quay lại kết hợp với chính nó.
Mỗi chuỗi khối tiêu chuẩn cũng đóng vai trò như một DAG bởi bản thân nó đã là một tập hợp liên kết tuần tự. Tangle trong IOTA chính là một hệ thống song song, mọi giao dịch thực hiện đồng thời thay vì tuần tự. Tangle sẽ càng thêm an toàn nếu có thêm nhiều hệ thống kết nối với nó.
Giao dịch trong hệ thống được xác nhận theo cách tham chiếu 2 giao dịch gần nhất. Như vậy, thời gian xác minh đã giảm xuống rõ rệt. Hai giao dịch được chọn gọi là tiền hoa hồng. Mạng IOTA sử dụng thuật toán lựa chọn tiền hoa hồng với độ tin cậy cao.
Giả dụ một giao dịch được chấp nhận 97 lần trước đó thì độ tin cậy của nó trong tương lai sẽ là 97%.
Nói chung, phương thức xác nhận giao dịch trên mạng IOTA hầu như không bị tính phí, lượng năng lượng tiêu thụ thấp. Nhờ đó nhiều loại thiết bị với yêu cầu điện năng khác nhau đều có sử dụng trên IOTA.
Mạng IOTA vận hành trên công nghệ khác biệt. Dự án này đang trong giai đoạn phát triển vì thế bản thân nó vẫn chưa thể thực sự hoàn hảo.
Giao trên nền tảng IOTA được xử lý giao dịch đồng thời không theo thứ tự
Nhược điểm duy nhất trên mạng IOTA chính là thời gian sử dụng vẫn còn hạn chế. Bởi nó còn bị phụ thuộc vào số lượng người dùng.
MIOTA là mã thông báo gốc của nền tảng mạng IOTA với tổng nguồn cung tối đa 2.779.530.283 MIOTA. Mã thông báo này lần đầu tiên ra mắt trong đợt ICO hồi năm 2017. Dự án ngay lập tức huy động thành công khoảng 1300 BTC, tương đương 500.000 USD lúc bấy giờ.
Đồng MIOTA đã được khai thác hoàn toàn trước. Có khoảng 5% trong số này được chuyển vào quỹ IOTA thông qua sự đồng ý của đội ngũ nhà đầu tư. Đồng MIOTA trong mạng IOTA sử dụng chủ yếu để làm phí giao dịch.
Tiền điện tử MIOTA ngày càng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Một số tổ chức như Ehealth, Volkswagen, Elaadnl,.. Chấp nhận sử dụng. Tuy vậy trong thực tế, đồng MIOTA vẫn chưa thực sự phổ biến với người dùng nhỏ lẻ mặc dù nhiều tổ chức lớn đã chấp nhận đồng tiền này.
MIOTA thuộc nhóm tiền điện tử mới nổi khởi chạy trên nền tảng mạng IOTA rất khác biệt so với những Blockchain khác. Chính bởi thiết khác biệt nên chưa có nhiều loại ví hỗ trợ lưu trữ loại coin này. Tuy vậy mới đây dự án IOTA đã giới thiệu tình trạng ví lưu trữ Trinity Wallet chuyên biệt cho đồng MIOTA.
Ví Trinity Wallet hỗ trợ lưu trữ MIOTA trên cả máy tính và điện thoại
Ứng dụng ví Trinity Wallet hỗ trợ sử dụng trên cả máy tính và điện thoại, tương thích với hầu hết những hệ điều hành phổ biến hiện nay như Android, iOS, Windows,..
Bên cạnh Trinity Wallet, bạn có thể sử dụng một số ứng dụng ví khác để lưu trữ đồng MIOTA. Chẳng hạn như GUI Light Wallet, Nostalgia Light Wallet. Còn nếu như thường xuyên phải giao dịch, tốt nhất bạn nên lưu trữ loại coin này trên hệ thống ví sàn.
Đồng MIOTA đang dần trở thành đồng tiền điện tử phổ biến trên thị trường. Khối lượng giao dịch của nó ngày càng tăng. Vậy nên, hầu hết những sàn Crypto lớn đều giá niêm yết cung cấp các cặp giao dịch với đồng tiền này. Trong đó, Binance, Bitfinex và Huobi chính là 3 sàn Crypto có khối lượng giao dịch đồng MIOTA lớn nhất.
Các sàn giao dịch lớn hỗ trợ mua bán đồng MIOTA
Đặc biệt sàn Bitfinex đầu hỗ trợ trader mua bán MIOTA bằng đồng USD và JPY. Còn với những sàn giao dịch khác, trader có mua MIOTA theo các cặp có đồng BTC, ETH, BNB, USDT,.. Như vậy khi đăng ký tài khoản giao dịch, bạn cần mua vào một số loại tiền điện tử chủ chốt như BTC hoặc ETH. Sau đó mới bắt đầu thực hiện mua vào đồng MIOTA.
Trong trường hợp muốn đổi đồng MIOTA sang tiền mặt, bạn nên lựa chọn sàn Vicuta. Hiện nay, đây là sàn giao dịch khá uy tín hỗ trợ trader đổi Bitcoin và các loại Altcoin VND trong đó có cả đồng MIOTA.
Trước tiên, bạn hãy đăng ký một tài khoản trên sàn Vicuta, thực hiện xác minh danh tính. Sau đó, chuyển đồng MIOTA đang nắm giữ vào ví của sàn Vicuta rồi đặt lệnh bán ra. Như vậy là bạn đã đổi MIOTA sang tiền mặt thành công.
Cho đến nay, dự án IOTA vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chính bởi vậy, cộng đồng người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng vào tương lai phát triển của mã thông báo MIOTA. Ngày càng có nhiều tổ chức lớn chấp nhận MIOTA như một phương thức thanh toán.
IOTA (MIOTA) được xây dựng trên công nghệ đầy mới mẻ, có khả năng bứt phá mạng trong tương lai
Vào đầu năm 2018, thành phố Đài Bắc và IOTA Foundation chính thức ký thỏa thuận sử dụng đồng MIOTA và công nghệ Tangle. Thỏa thuận này hứa hẹn sẽ biến thành phố phía Bắc Đài Loan trở thành một đô thị thông minh tiên tiến bậc nhất.
Song song với đó đồng MIOTA cũng được nhiều tổ chức lớn trên toàn cầu chấp nhận. Đó là một số tên tuổi đình đám như Volkswagen, Elaadnl, Ehealth, Microsoft, Samsung,.. Đặc biệt trong thời gian gần đây, Liên Minh Châu Âu đang cân nhắc phê chuẩn dự án xây dựng mô hình thành phố thông minh xây dựng dựa theo công nghệ của IOTA.
IOTA (MIOTA) là đồng tiền điện tử xây dựng trên công nghệ đầy mới mẻ, có khả năng bứt phá mạng trong tương lai. Đầu năm 2021 sau nhiều năm giảm giá, MIOTA bắt đầu tăng trở lại. Thời điểm hiện tại MIOTA vẫn trụ vững trong top 32 đồng tiền điện tử có mức vốn hóa lớn nhất thị trường.
Mức biến động của MIOTA không quá mạnh mẽ như một vài đồng tiền mới nổi trên thị trường. Tuy nhiên với tính ổn định cao, MIOTA coin rất phù hợp để trader đầu tư lâu dài.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, thị trường tiền điện tử đã trải qua không ít biến động lớn. Cụ thể đó là mức tăng lịch sử của Bitcoin, Ethereum, Dogecoin,.. Trước lực đẩy này, giá trị MIOTA cũng bắt đầu có sự khởi sắc hơn. Theo đó, giá MIOTA đến thời điểm đầu tháng 5 đã vượt mốc 2 USD.
Giá MIOTA cập nhật thời điểm ngày 11 tháng 5 năm 2021
Tính đến thời điểm ngày 11/5/2021, giá mỗi MIOTA 2.03 USD tăng nhẹ so với tuần trước đó 1.6%. Vốn hóa của đồng tiền điện tử này hiện đạt con số trên 5.6 tỷ USD, giao dịch trong 24 giờ đạt hơn 200 triệu USD.
Mạng IOTA xây dựng trên nền tảng khác biệt so với hầu hết những dự án Blockchain khác trên thị trường. Điểm nhấn ở đây chính là công nghệ Tangle cho phép xử lý giao dịch đồng thời không theo tuần tự. Đồng thời, mã thông báo gốc MIOTA của IOTA đã được khai thác trước đó với tổng nguồn cung 2.779.530.283 MIOTA.
Hiện nay, giá mỗi MIOTA đã đạt xấp xỉ 2 USD. Nó ngày càng được chấp nhận nhiều hơn trong các hệ thống thanh khoản lớn. Trader có thể dễ dàng mua bán MIOTA trên các sàn Crypto quốc tế uy tín. Mong rằng với phần chia sẻ tổng hợp của Dũng trên đây. Các bạn có thể hiểu thêm phần nào về IOTA (MIOTA) coin.
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…