KCS hiện đang là một trong những vị trí không thế thiếu của các công ty sản xuất trong lĩnh vực điện tử, thực phẩm… Vậy chi tiết KCS là gì? Nó đóng vai trò gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị? Tất cả sẽ được bật mí chi tiết qua bài viết sau.
KCS là gì?
“Nhân viên KCS tiếng Anh là gì? KCS là gì?… “ là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, trong tiếng anh KCS và viết tắt của từ Knowledge Centered Support mà khi dịch ra có nghĩa là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì thế tương tự như công việc kiểm soát của QC, KCS là người đảm nhận vai trò chính trong việc kiểm soát chất lượng của các sản phẩm được sản xuất ra. Đảm bảo 100% sản phẩm được tuân thủ nghiêm quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy và đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
KCS khác gì QC và QA?
Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng KCS giống với QC và QA. Nhưng nếu nghiên cứu và tìm hiểu kỹ bạn sẽ thấy KCS dịch đúng nghĩa là chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đây là level thấp nhất trong quản lý chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, QC lại là người có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Họ kiểm soát xuyên suốt từ khâu nguyên liệu, quá trình sản xuất cho đến thành phẩm và bán thành phẩm.
QA là người kiểm soát toàn bộ chuỗi cung cứng từ thực phẩm cho đến việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp. Thậm chí họ còn là người kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nhà phân phối đến tận dịch vụ khách hàng.
Thông thường, đối với các doanh nghiệp nhỏ họ không hay bóc tách rõ ràng giữa KCS, QC và QA mà hay gọi chung là bộ phận kiểm soát chất lượng. Do đó, rất nhiều người hay nhầm tưởng và gộp 3 cái tên lại chung với nhau. Tuy nhiên theo khái niệm và mức hiểu như trên thì QA sẽ level cao nhất trong kiểm soát chất lượng sau đó đến QC và cuối cùng là KCS. Trong đó, mỗi một người khi đảm nhận một vai trò sẽ có sự phân chia công việc khác nhau.
Công việc chính của KCS là gì?
Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp và mỗi loại hình sản phẩm khác nhau mà KCS sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau. Song, nhìn chung công việc chính của một nhân viên KCS sẽ là:
Theo khảo sát mức lương nhân viên KCS hiện nay dao động trong khoảng từ 7 – 12 triệu/tháng tùy theo kinh nghiệm, ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Đối với những người làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì mức lương sẽ có sự dịch chuyển khác nhau.
Thậm chí ở một số doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên KCS ngoài lương cứng còn có thêm các khoản phụ cấp khác: phụ cấp nuôi con nhỏ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp xăng xe… Vì thế khoản thu nhập trung bình hàng tháng tại vị trí này cũng khá cao so với mặt bằng lương chung của tất cả các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó KCS là một trong những chức danh công việc thuộc bộ phận quản lý chất lượng. Ngoài level này còn chia cấp bậc theo nhiều chức danh công việc khác nhau: QC, QA, QE, QS… Do đó, khi theo đuổi ngành KCS bạn còn có được cho mình một lộ trình thăng tiến công việc rõ ràng.
Dù là KCS ngành may mặc hay KCS thực phẩm… thì để trở thành một trong những nhân viên giỏi bạn không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn cần những kỹ năng mềm khác để đáp ứng yêu cầu công việc:
Kiến thức chuyên môn giỏi
Để có được thành công khi theo đuổi nghề KCS thì bắt buộc bạn phải là người có chuyên môn giỏi. Để có kiến thức chuyên môn tốt, thì tiêu chí đầu vào là hết sức quan trọng khi lựa chọn KCS.
Thông thường, hầu hết các doanh nghiệp khi lựa chọn KCS đều phải đảm bảo đó là những người tốt nghiệp đại học các ngành liên quan đến chất lượng hoặc các ngành liên quan khác.
Đồng thời, người đó phải có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tham gia đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, phần mềm quản lý và kỹ năng công nghệ, cơ khí, toán học… để có thể bổ trợ cho công việc một cách tốt nhất.
Nhân viên KCS phải có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc
KCS là một trong những nghề có cường độ làm việc cao. Chính vì thế để theo đuổi nghề này bạn phải đảm bảo mình có sức khỏe tốt và có khả năng chịu được áp lực công việc. Trong quá trình làm việc bạn cũng phải có đủ khéo léo và linh hoạt để loại bỏ những lỗi sai trong sản phẩm và quá trình sản xuất một cách tốt nhất. Hạn chế tối đa mọi tổn thất cho công ty.
Nghề KCS là một trong những công việc đòi hỏi giao tiếp nhiều. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn mạnh cùng khả năng chịu được áp lực công việc cao bạn cũng phải có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt. Điều này không chỉ giúp bạn ghi điểm trong mắt đồng nghiệp, khách hàng, cấp trên mà nó còn là lợi thế giúp bạn có thể dễ dàng trao đổi, giao tiếp trong công việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến cao để bản thân có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Khi làm việc tránh đi theo một lối mòn sẵn có mà phải thường xuyên tư duy sáng tạo, đổi mới để mang lại hiệu quả cao cho công việc.
Trong kiểm soát chất lượng, tiếng anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến, đặc biệt là các từ chuyên ngành. Do đó, để có thể giao lưu với đối tác tốt hơn cũng như nắm bắt nhanh chóng mọi thông tin trong công việc thì bạn phải đảm bảo mình có trình độ tiếng anh tốt.
Ngoài những yếu tố trên thì để có thể trở thành một KCS chuyên nghiệp thì bạn cũng cần rèn cho mình tính trung thực và tinh thần trách nhiệm cao. Luôn có sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết trong từng công việc để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một lỗi chất lượng nào.
Trên đây là toàn bộ thông tin KCS, công việc KCS đảm nhận là gì? Lương KCS là bao nhiêu cũng như những kỹ năng cần có khi theo đuổi nghề KCS. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có được cho mình hướng đi chính xác và rõ ràng khi theo đuổi ngành chất lượng siêu hấp dẫn này.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…