Mô hình cái nêm (Wedge) là gì? Cách giao dịch với mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm (Wedge) giờ đây đã trở thành công cụ hỗ trợ rất cần thiết để nhà đầu tư tiến hành phân tích kỹ thuật. Vì sở hữu hình dáng gần giống với mô hình tam giác (Triangle) nên vẫn còn không ít trader sử dụng nhầm lẫn giữa 2 mô hình này. Vậy mô hình Wedge sở hữu đặc điểm gì đặc biệt? Cách giao dịch với Wedge có phức tạp không?

Xem thêm

Mô hình cái nêm (wedge) là gì?

Mô hình cái nêm (Wedge) là dạng mô hình giá cho biết sự chững lại hay tạm ngừng của xu hướng hiện tại. Khi giá sẽ giao tại một điểm rồi sau đó bứt phá và phá vỡ mô hình Wedge. Đây chính là thời điểm để trader tìm kiếm lợi nhuận cực kỳ thuận lợi.

Mô hình cái nêm (Wedge) là dạng mô hình giá cho biết sự chững lại hay tạm ngừng của xu hướng hiện tại

Wedge kết hợp từ 2 đường kháng cự hỗ trợ với độ dốc hướng lên trên hoặc xuống dưới. Đồng thời, xu hướng giao nhau tại một điểm và hình thành mô hình giống như một cái nêm.

Mô hình cái nêm (Wedge) cho biết điều gì?

Mô hình Wedge xuất hiện cho thấy thị trường hoạt động chậm hoặc gần như tạm ngưng sau khi trải qua chu kỳ tăng, giảm giá mạnh. Lúc thị trường nghỉ ngơi cũng chính là lúc giới đầu tư củng cố lực lượng để tiếp tục kéo giá đi theo xu hướng họ mong muốn.

Mô hình cái nêm Wedge xuất hiện sẽ cung cấp cho trader nhiều nguồn tín hiệu phân tích 

Giá có khả năng tiếp đà đi lên hoặc đi xuống quyết định hình dáng của mô hình. Trong phần phân loại mô hình Wedge, Dũng sẽ phân tích kỹ hơn về điều này.

Mô hình cái nêm và mô hình tam giác có gì khác nhau?

Mô hình Wedge và Triangle đều sở hữu hình dáng tam giác, hình thành từ đường kháng cự và hỗ trợ giao nhau tại một điểm. Thế nhưng ở mô hình cái nêm, đường hỗ trợ và đường kháng cự cấu thành cùng có độ dốc lên trên hoặc dốc xuống dưới.

Trong khi đó ở mô hình tam giác (Triangle) sẽ chỉ có một đường dốc lên hoặc dốc xuống. Còn đường thẳng còn lại là đường đi ngang. 

Mô hình cái nêm Wedge có mấy dạng?

Mô hình cái nêm (Wedge) gồm 2 dạng. Cụ thể ở đây là mô hình cái nêm tăng và mô hình cái nêm giảm.

Mô hình cái nêm tăng

Đây là dạng mô hình được tạo thành từng 2 đường kháng cự và đường hỗ trợ cùng hướng lên phía trên. Chúng giao nhau ở điểm hơi ngược lên phía trên so với phần thân của mô hình.

Hình minh họa mô hình cái nêm tăng 

Mô hình Wedge tăng được tạo thành sau một diễn biến tăng hoặc giảm, khi giá bị breakout thì lại phản ánh xu hướng ngược chiều với Wedge. Hiểu đơn giản, mô hình Wedge tăng thường có mặt trong một xu hướng tăng. Khi giá đã tạo đỉnh cao hơn so với đỉnh trước tuy nhiên độ dốc thấp hơn.

Độ dốc thấp hơn chứng tỏ lực mua đang dần suy yếu và lực bán lại mạnh lên. Nhưng đến khi thời điểm nhất định, giá sẽ vượt đường hỗ trợ khi lực bán thắng thế hoàn toàn khởi đầu cho một xu hướng khác.

Ở tình huống ngược lại, mô hình có mặt trong xu hướng giảm cho thấy thị trường bắt đầu tạm nghỉ sau một chu kỳ giảm giá mạnh. Một khi lực bán đủ lớn, ngưỡng hỗ trợ có thể bị phá vỡ và thị trường tiếp tục dịch chuyển theo hướng của bên đang nắm giữ quyền kiểm soát.

Mô hình cái nêm giảm

Mô hình này có thể có mặt trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Nếu giá đủ lực để phá vỡ mô hình, giá luôn đi ngược lại với hướng của mô hình.

Hình minh họa mô hình cái nêm giảm 

  • Nếu có mặt trong xu hướng tăng, mô hình Wedge hướng xuống cho biết thị trường đang tạm nghỉ. Khi giá một vài nhà đầu tư đặt lệnh bán chốt lời sau thời kỳ tăng giá tương đối mạnh. Trong khi đó một số nhà đầu tư khác lại tham gia cuộc chơi với hy vọng một xu hướng mới sẽ hình thành. Từ đó khiến cho lực bán không thể mạnh thêm.

Tận dụng thời cơ đó bên mua vẫn gia tăng áp lực nhằm kéo giá lên, nếu lực mua thắng thế hoàn toàn thì ngưỡng kháng cự bị phá vỡ là điều tất yếu. Giá vẫn tiếp đà tăng và lĩnh xướng xu hướng trước đó.

  • Còn nếu mô hình Wedge có mặt trong xu hướng giảm giá, mô hình hóa thường hướng xuống dưới một chút báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều. Giá dù thấp hơn đáy trước đó nhưng độ dốc của đáy lại hơn mức độ dốc của đỉnh. Điều đó cho thấy lực bán đã dần suy yếu, nếu lực mua đủ lớn thị trường ngưỡng kháng cự sẽ bị phá vỡ đồng thời đảo chiều đi lên khởi xướng xu hướng mới.

Cách giao dịch với mô hình cái nêm Wedge

Với mô hình cái nêm tăng và giảm, phương pháp giao dịch lại có sự khác biệt nhất định phụ thuộc vào diễn biến thị trường.

Giao dịch với mô hình Wedge tăng

Cách giao dịch với mô hình cái nêm tăng 

Mô hình Wedge tăng dù có mặt trong xu hướng tăng hay giảm thì đường giá vẫn luôn luôn đi xuống. Chính vì thế ngay khi giá đã phá vỡ đường hỗ trợ, lựa chọn tốt nhất cho trader lúc này là nên tiến hành đặt lệnh bán.

Giao dịch với mô hình Wedge giảm

Cách giao dịch với mô hình cái nêm giảm 

Mô hình Wedge giảm có thể xuất hiện cả trong xu hướng giảm và xu hướng tăng nhưng đường giá luôn luôn đi lên chứ không phải đi xuống. Do đó khi nhận thấy giá bắt đầu phá vỡ đường kháng cự, trader nên tiến hành đặt lệnh mua.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình cái nêm Wedge

Dưới đây là những lưu ý trader cần ghi nhớ khi tiến hành giao dịch với mô hình cái nêm Wedge: 

  • Mô hình cái nêm chỉ thực sự đáng tin cậy khi xác bởi tối thiểu 2 đỉnh hoặc là 2 đáy. Trường hợp đường hỗ trợ kháng cự chạm 3 đỉnh hoặc 3 đáy, mô hình Wedge lại càng có độ tin cậy cao hơn.
  • Khi nến cây nến Nhật xác đi theo sự phá vỡ của mô hình Wedge là dạng nên tăng, cho thấy bên mua đang tiến hành gây áp mạn. Khi đó giá có khả năng cao sẽ dịch chuyển ngược lên.
  • Thực hiện giao dịch mô hình Wedge đã bị phá vỡ hoàn toàn. Bởi khi đó, trader mới có thể nhận thấy xu hướng có đúng như kỳ vọng hay không.

Lời kết

Mọi dạng mô hình sử dụng trong phân tích kỹ thuật đều chỉ mang tính tương đối. Thực tế, giá vẫn còn khả năng dịch chuyển khác với phân tích. Với mô hình cái nêm (Wedge), trader sẽ có thêm công cụ để dự đoán thị trường có thể tiếp tục đi theo xu hướng cũ hoặc tạo xu hướng mới. Chúc bạn sẽ áp dụng mô hình Wedge trong phân tích, giao dịch!

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago