Kế toán vốn là ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao được giới trẻ lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Ngành nghề này giữ vai trò quan trọng trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Vậy ngành kế toán là gì? Cơ hội việc làm của sinh viên kế toán mới ra trường như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ cập nhật đầy đủ thông tin để phụ huynh và thí sinh hiểu hơn về ngành nghề này.
Xem thêm
Ngành kế toán là gì?
Khái niệm “ ngành kế toán là gì?” được hiểu một cách đơn giản là công việc ghi chép, thu chi, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan. Nói chuyên sâu thì kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận hành tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức.
Từ đó, cung cấp thông tin tài chính hữu ích để đưa ra những quyết định về kinh tế- xã hội và đánh giá hiệu quả hơn các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán cho biết doanh nghiệp bạn có đang tạo ra lợi nhuận hay không. Dòng tiền mang về cho doanh nghiệp là bao nhiêu, giá trị hiện tại của tài sản và nợ phải trả cũng như bộ phận nào đang kiếm ra tiền.
Hiện nay, ngành kế toán được chia ra làm nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành giữ vai trò, chức vụ chi tiết khác nhau trong các tổ chức, doanh nghiệp. Các chuyên ngành của nghề kế toán hiện nay bao gồm:
Với chuyên ngành này, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán. Một kế toán doanh nghiệp sẽ có kiến thức về thuế- tài chính doanh nghiệp, am hiểu các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kế toán công tại các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập. Bao gồm như kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách nhà nước, kế toán tài chính ngân sách xã, kế toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế, hải quan,…
Những người đảm nhiệm vị trí kế toán công phải nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán. Đồng thời phải nắm được kiến thức bổ trợ bao gồm quản lý tài chính công, quản lý thu- chi Ngân sách Nhà nước… am hiểu chuẩn mực kế toán công và chế độ kế toán trong lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư.
Kiểm toán là chuyên ngành được khá nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán thông qua hệ thống bộ môn chuyên sâu. Bao gồm các bộ môn như: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, kiểm soát nội bộ, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và luật doanh nghiệp….
Đây là chuyên ngành kế toán tập trung vào việc soạn thảo các báo cáo hàng năm cho cổ đông và tổng kết hoạt động chung của doanh nghiệp. Chuyên ngành này được đào tạo cử nhân nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, được đào tạo thêm kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán… Ngoài ra, sinh viên cần phải nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp và am hiểu chuẩn mực, chế độ của kế toán.
Sinh viên kế toán phải học những gì?
Sinh viên theo đuổi nghề kế toán được cung cấp đầy đủ kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Một sinh viên học kế toán sẽ nắm được các quy định về đạo đức nghề nghiệp cũng như kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra.
Thông qua nghiệp vụ kế toán như tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát kế hoạch của doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài hệ thống kiến thức nền tảng, tổng quan, sinh viên kế toán được trang bị những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian…
Đồng thời, sinh viên sẽ được tiếp thu những môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp như: Nhập môn tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán, ứng dụng tin học trong kinh doanh, phân tích báo cáo tài chính, kế toán công ty chứng khoán, lập và trình bày báo cáo tài chính, thuế… Từ đó hoàn thiện bản thân và nghiệp vụ kế toán cho mình.
Thông thường, chúng ta chỉ hiểu sơ khai, đơn giản về công việc của kế toán là làm việc với những con số, sổ sách mà chưa hiểu chi tiết công việc hàng ngày. Với mỗi vị trí kế toán sẽ đảm nhiệm những công việc thuộc lĩnh vực riêng của mình.
Nhìn chung, công việc hàng ngày của một nhân viên kế toán sẽ bao gồm:
Ngoài ra, ở mỗi vị trí kế toán lại có những công việc đặc thù riêng như:
Nói chung, mỗi vị trí kế toán đều có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc của mình và sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp khác khi cần. Đối với doanh nghiệp, khi xây dựng được đội ngũ nhân viên kế toán dày kinh nghiệm, năng động, chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng bao quát được tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của cơ sở mình.
Công việc của từng vị trí nghề kế toán
Khi nhắc đến nhóm ngành kinh tế, chúng ta thường nhận định rằng cơ hội việc làm không cao, nhu cầu nhân lực ít, mức độ cạnh tranh lớn… Tuy nhiên, nhận định này chưa chắc chắn đúng và chính xác. Bởi kế toán hiện đang là một bộ phận không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp nào từ nhà nước đến tư nhân.
Thực tế cho thấy, nhu cầu nhân lực và thị trường việc làm dành cho sinh viên ngành kế toán là rất lớn. Đặc biệt là những sinh viên kế toán giỏi, có kinh nghiệm làm việc. Tùy thuộc vào chuyên ngành, bậc học cũng như thế mạnh của bản thân, sinh viên kế toán sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những công việc như:
Ngoài ra, sinh viên ngành kế toán còn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp gia đình. Như vậy cho thấy, cơ hội việc làm của ngành kế toán rất rộng lớn và dễ dàng thăng tiến, phát triển trong tương lai.
Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán sẽ trải qua những chức vụ sau:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành kế toán có thể ứng tuyển vào vị trí kế toán viên tại bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Mức lương cơ bản của vị trí này khoảng từ 300- 600$/ tháng.
Vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn yếu nên bạn có thể chọn đảm nhiệm một mảng phù hợp nhất định như kế toán thanh toán, kế toán kho… Trong thời gian làm việc, bạn có thể theo học khóa học nghiệp vụ kế toán để nâng cao và bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
Khi bạn đã tích lũy và có kinh nghiệm làm việc từ 2- 3 năm, trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp thì có thể đảm nhiệm chức vụ kế toán tổng hợp. Mức lương cơ bản của vị trí kế toán tổng hợp từ khoảng 500- 1200$/ tháng.
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Khi đủ kinh nghiệm làm việc bạn sẽ được cân nhắc lên vị trí này và đảm nhiệm công việc hướng dẫn, chỉ đạo công việc cho các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, kế toán trưởng sẽ là người tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán doanh nghiệp. Đây là vị trí cao nhất của người làm nghề kế toán. Mức lương cơ bản sẽ từ 1000- 2000$/ tháng.
Nghề kế toán và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về ngành kế toán chúng tôi chia sẻ cùng quý phụ huynh và các thí sinh. Nếu bạn chưa biết lựa chọn ngành nghề nào phù hợp và ổn định cho tương lai thì có thể cân nhắc nghề kế toán.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…