Categories: Nghề Nghiệp

Nghề Coaching là gì? Tìm hiểu về nghề Coaching

Coaching là gì? Đây là thuật ngữ chỉ sự hợp tác, đồng hành giữa Huấn luyện viên (Coach) và Người được huấn luyện (Coachee). Coaching giúp những học viên có thể khai thác tư duy, sáng tạo và cảm hứng để tối ưu khả năng cá nhân và kỹ năng chuyên môn tốt hơn. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ nét về Coaching!

Coaching là gì?

Coaching là gì? nghĩa là khai vấn hoặc huấn luyện, đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong thể thao. Đây là hoạt động giúp tăng hiệu suất làm việc cá nhân cũng như đội nhóm.

Coaching là gì?

Theo Liên đoàn Huấn luyện quốc tế (ICF) thì Coaching chính là quá trình hợp tác giữa đôi bên nhằm kích thích tư duy và sáng tạo, truyền cảm hứng. Trong đó, người huấn luyện là Coach và được người hỗ trợ, hướng dẫn là Coachee. Quá trình sẽ giúp Coachee phát huy tối đa tiềm năng và phát triển nghề nghiệp tốt hơn.

Hay nói cách khác, Coaching là quá trình cho phép cá nhân hoặc đội nhóm nhìn ra được cái gì quan trọng với họ, bản thân có điểm mạnh gì, hiện đang gặp khó khăn. Coach sẽ giúp cho người được hướng dẫn nhìn nhận, đánh giá những khó khăn gặp phải từ đó tìm giải pháp để công việc hoặc cuộc sống của Coachee tốt hơn.

Coaching chính là quá trình hợp tác giữa đôi bên nhằm kích thích tư duy

Hiện nay, Coaching đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác cả trong kinh doanh lẫn cuộc sống và mang lại doanh thu rất cao cho cả Coach lẫn Coachee. Theo ICF, tổng doanh thu của ngành Coach lên tới 2 tỷ USD tính trong năm 2016.

Nguồn gốc của Coaching

Coaching lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1974 được viết bởi Timothy Gallwey trong ấn phẩm “The Inner Game of Tennis”. Trong cuốn sách này Gallwey đã mô tả rất chi tiết các nguyên tắc làm việc của huấn luyện viên thể thao với các học viên của mình. Và những nguyên tắc này có thể áp dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Timothy Gallwey người bày tỏ nguyên tắc Coach đầu tiên

Trong ấn phẩm này, Gallwey cũng bày tỏ quan điểm về trở ngại lớn nhất khiến mỗi cá nhân chưa thể thành công được đều xuất phát từ yếu tố bên trong. Chính vì vậy, để thành công cần phải thay đổi tư duy và cách nhìn nhận sự việc. Dựa vào đó, Coaching ra đời để phát huy các vai trò dẫn dắt, hỗ trợ cá nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu bản thân để phát huy cái tốt và khắc phục điểm còn yếu kém. của mình. 

Tiếp theo Timothy Gallwey thì John Whitmore đã cho ra đời cuốn “Coaching for Performance” vào năm 1992. Và sau này tác phẩm đã trở thành tiêu chuẩn của ngành Coaching và ông trở thành “cha đẻ” của Coaching.

Coaching bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thập niên 1990

Coaching bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thập niên 1990 bằng sự ra đời của Hiệp hội huấn luyện viên, Liên đoàn Huấn luyện viên Quốc tế,… Đây là những tổ chức đã đóng góp to lớn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn trong việc đào tạo Coachee và góp phần cho sự phát triển của ngành Coaching.

Coaching cần thiết trong các lĩnh vực nào?

Coaching không chỉ phát triển mạnh ở mảng huấn luyện thể thao mà còn rất nhiều ngành nghề. Có thể nói, bất kỳ công việc nào cũng cần Coaching, tuy nhiên có những mảng phổ biến như:

  • Huấn luyện viên thể thao
  • Huấn luyện nghề nghiệp
  • Huấn luyện sức khỏe
  • Huấn luyện viên quản trị cuộc đời
  • Huấn luyện viên tăng cường hiệu suất
  • Kỹ năng huấn luyện
  • Huấn luyện viên cuộc sống
  • Huấn luyện dành cho cấp quản lý
  • Huấn luyện cá nhân

Coaching phát triển trong rất nhiều ngành nghề

Trong đó 3 mảng huấn luyện thể thao, nghề nghiệp và sức khỏe là phổ biến nhất. Cụ thể:

Coach thể thao

Coaching thể thao sẽ là người đóng vai trò trang bị cho vận động viên kỹ năng thi đấu ở các cấp độ. Huấn luyện viên thể thao là người đào tạo kỹ năng, các bài tâm lý để học viên đạt được mục tiêu cao.

Coach thể thao là người giúp vận động viên nâng cao kỹ năng

Bên cạnh đó, Coaching còn giúp các vận động viên, các học trò khắc phục được những điểm yếu, phát huy thế mạnh. Điều này giúp Coachee đánh giá bản thân và phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần và năng lực chuyên môn, vượt qua rào cản nội tâm.

Coach nghề nghiệp

Coach nghề nghiệp sẽ giúp khách hàng, học viên có thể đánh giá khả năng và sở thích của họ liên quan đến con đường sự nghiệp. Từ sự hỗ trợ của Coach sẽ giúp Coachee tìm thấy một nghề nghiệp phù hợp và có những kỹ năng giao tiếp tự tin, phát triển trong công việc.

Từ sự hỗ trợ của Coach sẽ giúp Coachee tìm thấy một nghề nghiệp phù hợp

Các Coach sẽ đưa ra những gợi ý nghề nghiệp dựa trên nền tảng giáo dục hoặc kinh nghiệm, sở thích công việc của Coachee. Coach còn đánh giá được tính cách Coachee qua các bài kiểm tra khoa học và làm quen với tất cả các loại nghề nghiệp. Điều này giúp người được hướng dẫn có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với sở thích và tính cách cũng như có thu nhập như mong muốn. 

Coach sức khỏe

Coach sức khỏe thì sẽ cung cấp dịch vụ hoàn toàn khác so với Coach thể thao và Coach nghề nghiệp. Họ sẽ tập trung mục tiêu vào sức khỏe và hạnh phúc của khách hàng.

Coaching sẽ đưa ra phác đồ theo dõi sức khỏe của khách hàng và dựa vào từ đó để đưa ra những biện pháp ngăn ngừa bệnh tật giúp cải thiện sức khỏe của Coachee.

Coaching sức khỏe giống như y tá giúp các Coachee trở nên khỏe mạnh, minh mẫn và có thái độ sống tích cực, luôn vui vẻ. Coach cải thiện sức khỏe cho khách hàng bằng cách giúp họ từ bỏ thói quen xấu, duy trì, tập luyện chế độ ăn uống, sinh hoạt. 

Coaching sẽ đưa ra phác đồ theo dõi sức khỏe của khách hàng

Ngoài ra, Coach sức khỏe còn đóng vai trò như một nhà ngoại giao. Họ giúp khách hàng phát triển mối quan hệ xung quanh để họ bớt cô đơn, đưa Coachee ra khỏi vỏ bọc khép kín. Với những người bị tự kỷ hoặc sống thiên về nội tâm thì Coaching sẽ giúp họ có cuộc sống hòa đồng, cởi mở hơn. 

Công việc của một Coaching là gì?

Công việc của Coaching có rất nhiều và tùy từng vị trí, từng mảng khác nhau thì công việc cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên tính chất công việc của Coach đều có đặc điểm chung như sau:

Công việc của Coaching là gì?

  • Kèm cặp: Coach đóng vai trò là người hỗ trợ để kèm cặp Coachee nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hoặc khỏe mạnh hơn. Coach như một cố vấn để cùng trao đổi, thảo luận ý kiến để trau dồi kinh nghiệm chuyên môn.
  • Tư vấn: Coach tư vấn sẽ giúp khách hàng hay học viên của họ khắc phục được khó khăn về tâm lý hoặc chuyên môn. Điều này sẽ giúp Coachee giải quyết được khó khăn trong kinh doanh, có hướng đi tốt hơn trong sự nghiệp.
  • Trị liệu: đây là đặc thù công việc của Coaching, họ sẽ tìm giải pháp để giảm bớt các triệu chứng tâm lý hoặc cơ thể. Coaching giúp chữa lành cảm xúc tiêu cực và khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
  • Đào tạo: Coaching giúp học viên nhìn nhận được vấn đề qua các khóa đào tạo để có những kiến thức sâu rộng và phát triển mục tiêu cá nhân.

Tầm quan trọng của Coaching hiện nay

Coaching là một ngành nghề khá mới mẻ tại Việt Nam tuy nhiên ở các nước phát triển thì đây lại là nghề “hot. Coaching chính là những người khai vấn, giúp khách hàng hoặc học viên của họ chuẩn bị mọi thứ để phát triển các kỹ năng giúp đạt được các mục tiêu trong sự nghiệp và cuộc sống tốt hơn.

Coaching là “soi đường”, “gỡ rối” cho đối tác của mình 

Vai trò của Coaching vô cùng quan trọng, họ là những người “soi đường”, “gỡ rối” để khách hàng của mình tháo gỡ khó khăn trong tâm lý và phát triển thế mạnh tốt hơn. Coaching có những vai trò như: 

  • Coaching giúp Coachee khám phá bản thân, xác định được mục tiêu, phát triển những thứ theo sở thích trong cuộc sống.
  • Coaching là người đưa ra các giải pháp để Coachee hiểu được bản thân mình hơn từ đó nâng cao nhận thức cá nhân.
  • Coaching sáng tạo ra các phương pháp khác nhau để giúp các khách hàng hay học viên của mình có thể chia sẻ nội tâm, cảm xúc để tháo gỡ những khúc mắc trong lòng.
  • Coaching đóng vai trò như một nhà cố vấn giúp Coachee xây dựng các kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu.
  • Coaching cũng là một người bạn đồng hành tạo động lực và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu.
  • Người khai vấn sẽ mang lại cảm hứng để coachee phát huy hết nội lực và thể hiện năng lực hết mình.

Thu nhập nghề Coaching là bao nhiêu?

Từ những công việc và vai trò của Coaching chúng ta có thể thấy rằng đây là một công việc vô cùng hấp dẫn và rất phát triển hiện nay. Vậy thu nhập của Coaching là bao nhiêu?

Khi nhắc đến thu nhập của Coaching thì là một con số khá cao. Tùy từng mảng huấn luyện mà kinh nghiệm của từng Coach mà mức thu nhập của họ cũng sẽ khác nhau.

Coaching thì là một con số vô cùng hấp dẫn

Theo chia sẻ của Coach Mỹ Tú thì chỉ sau tham gia khóa đào tạo để trở thành một Coach thì mức thu nhập của cô khởi điểm là 1 triệu/giờ. Mỗi tuần Coach Mỹ Tú dành 3 giờ để tham gia huấn luyện cho Coachee và sau 12 tuần thu nhập của cô đã lên tới 30 triệu.

Với những mảng huấn luyện dành cho quản lý, quản trị nhân lực thì mức lương của Coach cũng cao hơn. Tối thiểu mức thu nhập của Coaching cũng rơi vào 2 triệu/giờ, mỗi tuần người khai vấn có thể kiếm được 20 triệu là điều vô cùng đơn giản. Tính ra một tháng Coaching thu về khoảng 80 triệu/tháng – một mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.

Làm sao trở thành người coach giỏi?

Vậy làm sao để trở thành Coaching giỏi? Để thành công ở bất cứ ngành nghề nào thì sự cố gắng của bản thân luôn đóng vai trò quyết định. Và trong Coaching cũng vậy. 

Làm sao để trở thành Coaching giỏi?

Coaching giỏi phải có đam mê

Đầu tiên phải nói đến mong muốn của người đó có thực sự muốn trở thành một coach chuyên nghiệp, tài năng và mang lại các giá trị cho khách hàng hay học viên hay không. Mong muốn sẽ là “đòn bẩy” khơi nguồn cho sự học hỏi liên tục giúp họ có động lực tìm kiếm những cơ hội Coach cho khách hàng. 

Coaching thành công nhờ “tâm” với nghề

Bên cạnh sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi thì Coaching cần phải có tâm mới có thể thành công. Nghĩa là Coaching đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp, hỗ trợ khách hàng hoặc học viên để đưa họ tới con đường thành công dễ dàng hơn. 

Coaching cần phải có tâm với nghề mới có thể thành công

Để làm được điều này, Coaching cần giúp đối tác tìm được giải pháp cho vấn đề họ gặp phải ngay tức khắc. Về lâu dài thì Coaching sẽ tự cảm nhận được con người của Coachee từ đó khám phá ra chính bản thân họ, tự thấu hiểu con người họ, biết được điểm mạnh của Coachee và phát huy những điểm tốt. 

Hãy biết lắng nghe và thấu hiểu

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu khách hàng chính là câu trả lời cho những bạn đang muốn biết làm sao để trở thành Coaching giỏi. Lắng nghe sẽ giúp Coachee có thể tự do ngôn luận, bày tỏ được cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách thoải mái nhất.

Lắng nghe sẽ giúp Coaching khám phá nội tâm của Coachee

Từ đó Coaching mới có thể khám phá nội tâm của Coachee, biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Điều này sẽ giúp Coaching có thể đưa ra lời khuyên, giải pháp tốt nhất để Coachee xóa bỏ định kiến, rào cản và phát triển bản thân. Đây chính là bước ngoặt giúp họ có thể bứt phá đi lên. Thành công của Coachee cũng chính là sự khởi đầu tốt đẹp của Coaching. 

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể biết được Coaching là gì. Từ đó hiểu được tính chất công việc, tầm quan trọng của Coaching trong cuộc sống hiện đại và mức thu nhập của nghề này. 

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago