Pullback là gì? Cách giao dịch với Pullback

Hẳn không ít lần trader bắt gặp tình huống giá dịch chuyển ngược chiều với xu hướng. Sự phân kỳ này dễ làm cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm hoang mang, không biết đặt lệnh như thế nào cho hợp lý. Thế nhưng với một trader chuyên nghiệp, họ sẽ hiểu thực chất đó chỉ là một cú Pullback đánh lừa mà thôi. Vậy chính xác Pullback là gì? Có nên giao dịch với Pullback? 

Xem thêm:

Khái niệm Pullback là gì ?

Pullback là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn chuyển động của thị trường mà khi đó giá dịch chuyển ngược lại với xu hướng. Có nghĩa giá thiết lập trước đó chưa kịp đi theo xu hướng mới mà vẫn đang trong thời kỳ điều chỉnh.

Khái niệm Pullback là gì? 

Như vậy, hiểu đơn giản thì Pullback chỉ là sự điều chỉnh giá hết sức bình thường. Pullback duy trì lâu hay nhanh còn tùy vào thời gian duy trì của xu hướng. Pullback có thể dịch chuyển trong một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm.

Với một xu hướng tăng, giá thường vẫn tiếp tục tăng nhưng vẫn có lúc giảm xuống rồi mới tăng vượt qua đỉnh trước đó. Ngược lại với một xu hướng giảm, giá sẽ dịch chuyển theo chiều giảm nhưng vẫn có thời điểm tăng trở lại rồi lại giảm tạo đáy thấp hơn đáy trước đó.

Làm cách nào để nhận diện Pullback?

Muốn nhận diện Pullback, trader cần xác định chính xác xu hướng hiện tại đang chi phối thị trường.

Xu hướng giá vẫn tăng nhưng lại xuất hiện 3 giai đoạn đi ngược hướng giá.

Chẳng hạn như trong hình minh họa, rõ ràng xu hướng giá vẫn tăng nhưng lại xuất hiện 3 giai đoạn đi ngược hướng giá. Vậy đó chính là Pullback. Cách nhận diện cũng khá dễ dàng đúng không.

Pullback và đảo chiều có gì khác nhau?

Không ít trader vẫn bị nhầm lẫn giữa hiện tượng Pullback và đảo chiều. Sự nhầm lẫn này vô cùng tai hại, nó khiến  trader không xác định đúng diễn biến thực tế của thị trường.

Bạn cần nhớ rằng, Pullback chỉ đóng vai trò như một phần định hình xu hướng. Về cơ bản việc điều chỉnh giá trong ngắn hạn sau đó vẫn tiếp tục thúc đẩy giá dịch chuyển đúng với xu hướng.

Trong khi đó, đảo chiều là hiện tượng đổi chiều xu hướng hoàn toàn. Chẳng hạn thị trường đang trong đà tăng sẽ đảo chiều giảm giá hoặc ngược lại. Khi đó giá biến động rất mạnh kèm theo một số mô hình đặc trưng như mô hình 2 đỉnh 2 đáy, vai đầu vai,..

Khi nào Pullback sẽ xuất hiện ?

Quá trình điều trị chỉnh giá Pullback rất hay xuất hiện khi giá đã chạm vùng quá mua hoặc quá bán. Sau giai đoạn dịch chuyển ngược này, giá vẫn sẽ quay lại đi theo đúng với xu hướng. Vậy nên, Pullback còn được xem như quãng thời gian nghỉ của xu hướng. Đây là lúc chuẩn bị tạo đà bật tăng hoặc giảm.

Khi Pullback chỉ giống như giai đoạn giá đi ngược chiều với trend chính, nhưng chỉ mang tính ngắn hạn, giá đảo chiều thường chỉ là quá trình ngược hướng theo xu hướng dài hạn. Lúc đó, giá có khả năng biến đổi thành xu hướng tăng hoặc giảm chủ đạo.

Lý do nên giao dịch với Pullback

Trader khi giao dịch với Pullback sẽ hưởng khá nhiều lợi thế nếu nhận định đúng diễn biến, sử dụng lệnh chuẩn xác.

Trader khi giao dịch với Pullback sẽ hưởng khá nhiều lợi thế

Cho tỷ lệ thành công cao

Trong bất kỳ thị trường giao dịch nào, đi theo xu hướng luôn là lựa chọn khôn ngoan nhất. Pullback là thời điểm thị trường nghỉ ngơi lấy đà đẩy nhanh xu hướng. Khi đó nhiều trader dễ bị đánh lừa bởi cho rằng thị trường đang đảo chiều. Nếu là một nhà đầu tư khôn ngoan đặt lệnh theo xu hướng chính, bạn có thể thu về lợi nhuận cực lớn.

Dễ dàng xác định điểm cắt lỗ

Khi Pullback diễn ra điều chỉnh giá vượt qua giới hạn nào đó thì rất có khả năng trở thành đảo chiều. Lúc này trader cần phải cắt lỗ. Bạn cần dựa vào dấu hiệu này để xác định điểm cắt lỗ hạn chế tối đa rủi ro.

Tăng lợi nhuận với Risk Reward

Tỷ lệ Risk Reward quyết định lớn bởi kinh nghiệm của trader khi kết hợp với Pullback. Tuy nhiên theo một số trader sành sỏi, Risk Reward đặt tỷ lệ 1:2 hay 1:3 là khá bình thường nếu giao dịch kết hợp với quá trình điều chỉnh giá của thị trường.

Một số rủi ro có thể gặp phải khi giao dịch với Pullback

Song hành cùng với lợi ích thì Pullback cũng dễ khiến trader gặp rủi ro trong quá trình giao dịch. Đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Dễ khiến trader nhầm lẫn với đảo chiều

Tuy Pullback và đảo chiều có nhiều đặc điểm khác biệt nhưng trong thực tế giao dịch, trader rất khó nắm bắt chính xác diễn biến thị trường. Không ít trường hợp Pullback khi điều chỉnh giá quá sâu lại biến đổi thành đảo chiều. Và đương nhiên lệnh đã đặt trước đó không còn đạt hiệu quả như mong muốn.

Dựa quá nhiều vào xu hướng

Xác định Pullback không phải là điều quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuận trong quá trình giao dịch. Mà điểm cốt yếu là trader cần tìm ra xu hướng thuận lợi nhất. Có nghĩa trader cần xác định được đâu mới là xu hướng phù hợp nhất để bắt đầu giao dịch.

Dễ khiến trader bỏ lỡ cơ hội

Yếu điểm lớn nhất của Pullback chính là rất dễ làm trader bỏ lỡ cơ hội giao dịch. Khi chờ đợi sự điều chỉnh giá để tiến hành đặt lệnh tạo tỷ lệ Risk Reward lý tưởng thì trader có thể đã qua thời điểm tốt nhất. Đây thường là lúc thị trường diễn ra xu hướng mạnh mẽ nhất.

Chỉ báo cần dùng khi giao dịch với Pullback

Đường xu hướng trendline là công cụ hữu hiệu để nhận biết xu hướng và Pullback

Khi giao dịch với Pullback, trader không thể bỏ qua những chỉ báo quan trọng như đường trendline,  hệ thống đường trung bình động.

  • Đường xu hướng trendline: Công cụ hữu hiệu để nhận biết xu hướng và Pullback. Nếu giá dịch chuyển theo xu hướng hình thành đáy và đỉnh nằm trên cùng một đường thẳng thì đó chính là trendline.
  • Hệ thống đường trung bình động MA: Giúp quá trình giao dịch giao dịch với Pullback đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó đường trung bình MA200 cung cấp nguồn tín hiệu đáng tin cậy cho một xu hướng dài hạn.

Cách giao dịch hiệu quả với Pullback

Có nhiều cách để bạn giao dịch kết hợp với quá trình điều trị giá tạm thời của thị trường. Sau đây, Dũng sẽ hướng dẫn bạn 6 bước cơ bản nhất để giao dịch với Pullback trong xu hướng tăng.

Cách giao dịch hiệu quả với Pullback 

Bước 1: Xác định xu hướng tăng

Cách đơn giản nhất để xác định một xu hướng tăng tìm ra hệ thống các đỉnh và đáy mới được tạo thành. Nếu muộn tránh tính hiệu nhiễu, trader cần lựa chọn quan sát trên biểu đồ với khung thời gian rộng như khung H4, D1.

Bước 2: Chờ đợi một cú Pullback tại khung thời gian H1

Khi đã xác định chắc hẳn xu hướng, trader hãy chuyển qua khung thời gian H1 và chờ đợi một cú Pullback tại đó. Ngoài khung H1, bạn có thể dùng khung M30, M15.

Bước 3: Truy tìm Pullback nhờ vào Fibonacci

Tiến hành nối đỉnh cao nhất với đỉnh thấp nhất tại khoảng giá gần nhất trên biểu đồ. Nếu kiểm tra thấy tỷ lệ phần trăm Fibonacci như 50%, 61.8%, 38.2% thì đây chính là thời điểm lý tưởng để tiến hành giao dịch.

Bước 4: Tiến hành đặt lệnh mua

Lệnh mua nên đặt tại vùng giá 50% và 61.8 vừa xác định ở bước 3. Đây đều là những vị trí giá lý tưởng có thể thể giúp trader thu về lợi nhuận cao.

Bước 5: Tiến hành đặt lệnh cắt lỗ

Lệnh cắt lỗ nên đặt tại vùng dưới đáy swing low. Cụ thể đây là điểm thấp nhất khi phác thảo Fibonacci.

Bước 6: Đặt lệnh chốt lời

Lúc giá bắt đầu breakout theo hướng đi lên, điểm swing high chính là vị trí giá điều chỉnh nhiều nhất. Muốn bảo toàn vốn, trader nên chốt lời ngay tại điểm giá điều chỉnh nhiều nhất hoặc chốt lời 50% và di chuyển điểm cắt đến vị trí entry rồi tiếp tục chờ đợi giá lên cao hơn.

Tổng kết

Pullback thể hiện sự điều chỉnh giá tạm thời nên thường ngược với xu hướng chính. Nếu không tỉnh táo trader rất dễ lầm tưởng với đảo chiều. Tuy nhiên trong một số trường hợp Pullback cũng có thể trở thành đảo chiều khi giá bị điều chỉnh quá sâu. Như vậy, khái niệm Pullback là đã được làm rõ sau bài viết này. Dũng chúc bạn sẽ giao dịch bách chiến bách thắng với Pullback! 

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago