Categories: Kinh Doanh

Review khả năng SEO của Sapo Web

Có nhiều bạn quan tâm hỏi mình tư vấn có nên sử dụng website Sapo hay không, có nhắn tin hỏi mình về khả năng SEO của nền tảng Sapo Web (trước đây là Bizweb). Trên mạng xã hội cũng có một số bạn nói Sapo Web khó SEO. Hôm nay rảnh rỗi, ngồi review qua mấy điểm cho các anh em hiểu rõ.

Đầu tiên, theo mình, SEO không phụ thuộc vào nền tảng mà phụ thuộc vào chính người làm SEO. Dù SEO web trên nền tảng nào đi chăng nữa, nếu không lên top được chớ đổ lỗi cho nền tảng mà hãy nhìn lại cách làm SEO của mình. WordPress vốn là một nền tảng được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Việc SEO wordpress nếu có dễ hơn các nền tảng khác thì cũng là do nhiều người dùng nên cảm giác nó khá quen thuộc và mình cũng công nhận là nó có nhiều plugin hỗ trợ cho SEO giúp các SEOer xử lý dễ dàng hơn.

Mình liệt kê cho các bạn hình dung qua một lượt về các mô hình website hiện nay nhé. Website tại VN có thể chia ra làm 3 loại:

  • 1 là website dạng cloud platform, nó là web nền tảng, Sapo thuộc loại này. Ngoài Sapo thì mình biết có Shopify, Chili, Haravan,… Dạng này chi phí ban đầu cũng không nhỏ nhưng mình không cần quan tâm đến hosting, sẽ được support trong suốt quá trình sử dụng, họ update công nghệ website thường xuyên cho toàn hệ thống và các đơn vị cung cấp web dạng này có nhiều bên lớn, hàng vài chục nghìn khách hàng nên yên tâm, không sợ dễ bị “mất tích”. Trong quá trình sử dụng, nếu như mình có thể tự làm, tự chỉnh sửa cái gì thì tốt, không vấn đề gì. Còn nếu gặp những vấn đề trên website mà không biết giải quyết thì sẽ yêu cầu họ support nên tất nhiên sẽ có cảm giác bị phụ thuộc họ.
  • 2 là website dạng self-hosted, là bạn thuê các đơn vị thiết kế website tạo web trên nền tảng nào đó, rồi tự bỏ tiền ra để thuê hosting. Thông thường các bên cung cấp dịch vụ website dạng này có quy mô khá nhỏ, chủ yếu bàn giao website xong là xong, quá trình support về sau khá vất vả. Có khi sau 1,2 năm cần support hỏi tới ông làm web thì mới biết ông ấy đã bỏ nghề đi Grab rồi cũng nên.
  • 3 là website dạng custom, thuê các bên dịch vụ code riêng cho một website theo yêu cầu, hay còn gọi dân giã là web code tay. Loại website này thì chi phí khá là lớn và sau này muốn nâng cấp cũng rất khó.

Ban đầu, mình dự định thuê làm 1 web wordpress để kinh doanh nhưng xét đi xét lại thì cũng không có nhiều thời gian để vọc vạch và về TMĐT thì các bên web nền tảng sẽ làm tốt hơn, bảo mật ok hơn nên quyết định bỏ chi phí khoảng dưới 10 triệu làm 1 website. Mình có phân vân giữa 2 bên Bizweb (bây giờ là Sapo) và Haravan. Sau tìm hiểu, mình quyết định chọn Sapo để dùng. Sau hơn 2 năm, thì mới đây mình có nâng cấp lên gói Omnichannel để đẩy quản lý thêm ở cửa hàng và trên sàn Lazada, Shopee.

Quay lại nội dung chính của bài viết này, Sapo Web là web nền tảng, code chung của cả hệ thống nên không thể bàn giao code cho mình được, tuy nhiên code của họ luôn open gần như 100% để mình có thể vọc vạch những gì mình muốn. Mình sẽ note ra đây vài ý cơ bản về khả năng thâm nhập, hỗ trợ SEO của nền tảng này.

1. Công cụ quản trị nội dung

Công cụ quản trị nội dung của Sapo web mình đánh giá khá đơn giản, dễ dùng. Sapo web cơ bản đã hỗ trợ cấu hình SEO cơ bản đến 70-80% rồi. Mình không cần phải quá quan tâm đến vấn đề này nếu như không biết gì. Còn nếu, mình muốn chỉnh sửa theo ý mình, thì mình hoàn toàn có thể cấu hình trực tiếp đến từng trang nội dung từ danh mục, sản phẩm,… rất trực quan và đơn giản.

Mình có thể tùy chỉnh SEO các thuộc tính (Title SEO, Description) và cho hiển thị xem trước, để bạn hình dung được khi nó hiển thị trên Google sẽ như thế nào.

2. Link URL

URL của Sapo web mình thấy khá thông minh, đã được tối ưu thân thiện, gọn gàng. Nó hiển thị đường link đơn cấp, không qua nhiều tầng phân cấp nên sẽ ngắn gọn và dễ dàng cho mình chỉnh sửa link khi cần thiết và trong trường hợp cho 1 sản phẩm, bài viết hiển thị trên nhiều danh mục khác nhau mà link vẫn được tối ưu.

3. HTTPs – chứng chỉ bảo mật SSL

Sapo là nền tảng đầu tiên tại VN và là 1 trong số ít nền tảng trên thế giới mà mình biết có tích hợp sẵn chứng chỉ SSL. Mình chỉ cần vào bật cấu hình SSL trong cấu hình tên miền là xong. Ở các nền tảng khác thường sẽ phải mất 1 khoản phí không nhỏ, hoặc thuê ở bên ngoài, chi phí khoảng vài trăm đến vài triệu mỗi năm. Riêng Sapo đang miễn phí tích hợp chứng chỉ SSL cho mọi khách hàng. HTTPs bây giờ đã là yêu cầu cơ bản trong SEO mà Google sẽ cho là 1 yếu tố quan trọng để đánh giá thứ hạng. Ngoài ra, website có HTTPs sẽ được người dùng đánh giá uy tín vì giúp mã hóa thông tin giữa người dùng và hệ thống nhằm bảo mật thông tin. Điều này có ý nghĩa đặc biệt ở các website TMĐT, khi mà các thông tin về số điện thoại, email, tài khoản ngân hàng của họ rất dễ bị đánh cắp nếu không có https. Người truy cập website cảm thấy tin tưởng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.  

3. Kho giao diện

  • Giao diện của Sapo khá đa  dạng, mình đã tìm hiểu và đánh giá tốt hơn mặt bằng chung của các nền tảng web khác. Mình được biết là theme trên kho của họ có cả theme do Sapo thiết kế, có nhiều theme do các đối tác theme thiết kế, miễn phí có, mất phí cũng có. Chi phí thì trung bình khoảng trên dưới 1 triệu mỗi theme, hợp lý. Khi sử dụng theme, mình hoàn toàn có thể tự điều chỉnh tất cả nội dung trên theme từ đầu trang, logo, font chữ, các trang chuyên mục… sửa cái gì nó hiển thị luôn trên preview nên rất trực quan, dễ dàng.

  • Mặt bằng giao diện chung thì ok, tuy nhiên cũng có 1 số theme chưa được chuẩn lắm nên khi lựa chọn theme, bạn cũng cần phải tinh ý check lại xem đã tối ưu, chuẩn SEO chưa. Nếu chưa đúng ý mình, mình cũng có thể tùy chỉnh được tất cả những gì liên quan đến code giao diện trên Sapo Web. Tùy chỉnh khá dễ dàng, trực quan. Ngay cả khi bạn sửa lại thành 1 giao diện hoàn toàn mới cũng được luôn.

Nhiều người vẫn đang nghĩ rằng những website nền tảng như của Sapo thì code đóng, người dùng không chỉnh sửa được. Tuy nhiên, thực tế thì Sapo mở 100% code và không có gì là không thể làm được từ cấu hình nội dung hay html.

  • Sapo web không có nhiều plugin để cài vào nên code web khá trong sáng, gần như không có code rác. Như WordPress thường hay có nhiều app để tích hợp vào, chính điều này làm cho code bị rác rất nhiều, nếu như không biết để xóa đi dễ gây ảnh hưởng đến tốc độ tải web, rất không tốt cho SEO.

5. SEO ảnh

Domain của ảnh và domain của website Sapo tách biệt nhau. Điều này mình thấy một số bạn ý kiến rằng không tốt cho SEO. Nhưng bản thân mình thì thấy rằng việc chia domain của ảnh khác với domain của website không ảnh hưởng gì đến SEO hay trải nghiệm người dùng khi tìm kiếm hình ảnh mà ngược lại nó còn có lợi hơn. Thứ nhất, nó giúp ngăn chặn hiện tượng thắt cổ chai mỗi khi website có lượng truy cập vào lớn. Thứ 2, tăng tốc độ tải trang cho website vì không phải cõng nhiều dung lượng trên cùng 1 domain chính. Sapo đặt các mạng lưới máy chủ Sapo ở nhiều các địa điểm khác nhau để phân bổ truy cập, tải dữ liệu ảnh ở các server gần nhất, quãng đường tải rất ngắn hơn nên tốc độ sẽ nhanh hơn là đương nhiên.   

Thứ 3, tăng bảo mật cho hệ thống. Việc tập trung ảnh vào 1 domain thì rất dễ bị hacker tấn công đánh gục.

Trừ khi bạn muốn website của mình cứ nhỏ mãi, ít lượt truy cập mãi, còn không bạn phải nghĩ lớn làm lớn, đồng ý rằng Sapo Web đang làm tốt về cái URL ảnh này. Nếu bạn không tin hãy nhìn theo cách những website TMĐT lớn người ta làm, như Thế giới di động, Lazada, Tiki… mà xem. Gần như 100% các bên lớn đều chọn cách tách riêng domain ảnh và domain website.

Sapo cũng có hỗ trợ luôn submit sitemap ảnh lên Google Webmaster Tools. Tức là khi submit lên Google thì đồng nghĩa sẽ được submit ảnh luôn. Nhiều nền tảng khác chỉ hỗ trợ sitemap về đường link của bài viết, sản phẩm thôi.

6. Google index

Đầu tiên, mình cũng cần khẳng định lại với mọi người, vấn đề Google index nhanh hay chậm không bị ảnh hưởng bởi các nền tảng SEO. Ngày trước thì index dễ dàng lắm, thường là submit cái là Google index luôn. Nhưng bây giờ Google ngày càng thông minh hơn, hàng ngày nó lại phải quét hàng tỷ website, nó chỉ index những gì có lợi cho người dùng. Nếu bạn là 1 website mới, nội dung ít, bị trùng lặp, không có lượng truy cập, không có tương tác gì thì chắc chắn Google không index website của bạn làm gì để cho nặng hệ thống. Google cũng hoàn toàn có thể nhận ra tần suất bạn cập nhật trên website của bạn để lập trình thời gian quét phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên của nó.

Ví dụ, ngày nào bạn cũng cập nhật thì ngày nào Google cũng sẽ phải vào quét nội dung của bạn nhưng nếu như cả 1 tuần, rồi 2 tuần bạn không cập nhật nội dung gì mới, Google sẽ mặc định tần suất vài tuần mới quét website của bạn 1 lần. Vì thế, thường xuyên cập nhật nội dung mới cho website sẽ giúp cho Google chăm chỉ quét và index website của bạn nhanh hơn.

Hãy tập trung vào những gì mang lại giá trị cho người dùng, người truy cập, Google sẽ ưu tiên bạn.

7. Thẻ Canonical:

Thẻ Canonical là thẻ các cho máy chủ tìm kiếm biết được là URL gốc của cái trang đó là gì. Vì có khi có rất nhiều URL khác nhau, đôi khi chỉ khác nhau 1 dấu chấm nhưng vẫn cùng trỏ về một nội dung như nhau. Vấn đề trùng lặp nội dung như thế này Google Panda phạt rất nặng. Vì thế, để tốt cho SEO mình cần phải có cái thẻ canonical để cho Google biết rằng các trang này của tôi chỉ là 1 trang thôi. Trên website của Sapo, mình có thể đặt thẻ Canonical trong phần Head của đầu trang.

8. Robots:

File robots có 2 loại là robot.txt và thẻ meta robots: Trên website Sapo mình có thể thêm thẻ meta robots đặt phía đầu trang web để cài đặt trang nào index hay không, trang nào cần follow hay không. Về file robots, Sapo đã setup sẵn ok rồi, mình chỉ cần thêm phần nào Google cần đọc, phần nào không đọc. Trong trường hợp cần thay đổi file này, mình có thể gửi yêu cầu đến bộ phận hỗ trợ bên Sapo để họ tải lên giúp mình.

9. Hỗ trợ chuyển hướng URL (Redirect 301):

Khi mình cần điều chuyển URL cũ sang URL mới thì website của Sapo mình vẫn hoàn toàn có thể tự làm được.

10. Thẻ Heading:

Sapo Web đã setup thẻ heading sẵn sàng cho rồi, nhưng vào tay mình, mình muốn thay đổi thì vẫn có thể thay đổi được dễ dàng.

11. Hỗ trợ Schema:

Đây là 1 định dạng phát triển khoảng mấy năm gần đây. Khi các bot tìm kiếm vào website của mình để đọc thì chúng sẽ ưu tiên đọc thẻ Schema trước để biết được tổng quan về nội dung tóm tắt của trang. Sapo có hỗ trợ schema tuy nhiên chỉ hỗ trợ được schema đến danh mục, không chi tiết cho từng bài, từng sản phẩm được.

12. Tốc độ load web:

Đây là yếu tố số 1 đi cùng với content trong việc xếp hạng tìm kiếm. Google sẽ ưu tiên các website đảm bảo tốc độ load web tốt.

Để kiểm tra tốc độ web, bạn vào Google PageSpeed Insights check điểm là được, điểm càng cao càng tốt. Mình có test một số web của Sapo thì điểm tốc độ tối thiểu đều 80/100, đạt chuẩn Google.

Các bạn có thể đăng ký để trải nghiệm miễn phí 15 ngày tại Sapo nhé

Link Dùng Thử 15 ngày tại Sapo để trãi nghiệm

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago