Categories: Nghề Nghiệp

Site Engineer là gì? Kỹ năng & Công việc của Kỹ Sư Công Trình

Site Engineer hiện là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bởi mức lương khá hấp dẫn cũng như cơ hội rất rộng mở. Vậy công việc của các Site Engineer cụ thể là gì? Yêu cầu cần có ra sao? Tất tần tật mọi thông tin về Site Engineer sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Xem thêm: >> Kiến trúc sư là gì? Tại sao nó lại là nghề vừa dễ vừa khó?

Site Engineer là gì?

Khái niệm Site Engineer là gì?

Site Engineer là một từ chuyên ngành tiếng Anh, dịch ra có nghĩa là kỹ sư công trình. Đây là một ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. Một người làm Site Engineer sẽ thực hiện rất nhiều công việc khác nhau như kiểm tra, quản lý, giám sát cho đến khi dự án hoàn thành đúng tiến độ và an toàn khi đưa vào sử dụng. 

Kỹ sư công trình cần phải có kiến thức chuyên môn đồng thời trang bị thêm nhiều kỹ năng khác. Có như vậy, công việc mới dễ dàng và thuận lợi khi triển khai bản thiết kế giấy thành sản phẩm thực tế. Đặc biệt, Site Engineer còn phải đảm bảo sự an toàn ở công trình ở mọi khâu thực hiện trong suốt thời thi công dự án.

Hiện nay, kỹ sư công trình được phân chia thành nhiều lĩnh vực tùy vào chuyên môn học. Ví dụ: kỹ sư công trình thủy lợi, kỹ sư công trình đô thị, kỹ sư công trình quân sự, kỹ sư công trình cầu đường. Với những thông tin trên, chắc hẳn Site Engineer là ngành gì đã được làm sáng tỏ rồi phải không.

Site Engineer là kỹ sư công trình thi công dự án

Công việc của Site Engineer là gì?

Ở từng lĩnh vực được giao, công việc Site Engineer phụ trách sẽ khác nhau. Tuy nhiên, xét về bản chất thì nhiệm vụ của kỹ sư công trình có nhiều nét tương đồng nhau. Cụ thể đó là: 

  • Xây dựng kế hoạch làm việc, trực tiếp khảo sát và giám sát thi công tại công trình, dự án được phân phó.
  • Những hạng mục chịu trách nhiệm thì phải tính toán, kiểm soát khối lượng thực tế khi triển khai thi công.
  • Đảm bảo các thiết bị, vật tư cần thiết để phục vụ công việc đồng thời bảo quản cẩn thận tài sản ở công trình.
  • Chịu trách nhiệm về việc giám sát hiện hiện trường từ chất lượng cho đến tiến độ, an toàn.
  • Viết báo cáo và giám sát tài liệu liên quan đến nhật ký hiện trường, báo cáo ngày-tuần-tháng-năm. Và thực hiện các yêu cầu khác theo sự phân công của cấp trên.
  • Ngoài ra, kỹ sư công trình còn phải phối hợp với giám sát của chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ, sự an toàn và giải quyết các vấn đề nghiệm thu sau thi công.

Kỹ năng cần có ở một Site Engineer chuyên nghiệp?

Bất cứ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định và Site Engineer cũng không ngoại lệ. Để có thể trở thành Site Engineer chuyên nghiệp, bạn cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:

Kỹ năng đọc bản thiết kế

Là kỹ sư công trình bạn phải biết đọc bản vẽ thiết kế

Đối với các Site Engineer, kỹ năng đọc bản thiết kế là rất cần thiết và quan trọng. Bởi bản vẽ sẽ là căn cứ để kỹ sư dựa vào và triển khai công việc. Thông qua đó trao đổi làm việc với kiến trúc sư, người thi công hạng mục,… Một Site Engineer cần phải thành thạo và nhuẫn nhuyễn trong việc đọc bản thiết kế, có như vậy công việc mới được tiến hành thuận lợi và không gặp phải sự cố hay rủi ro nào. 

Kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế

Ngày nay, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực xây dựng rất phổ biến. Do đó, người làm Site Engineer cần phải am hiểu và biết dùng các phần mềm máy tính chuyên dụng. Trong đó, các ứng dụng không thể không biết như autoCAD, 3dsmax, dự toán GXD, dự án GXD, quyết toán GXD,… Đây đều là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc nên người kỹ sư công trình sử dụng thành thạo sẽ mang lại nhiều lợi thế. 

Khả năng làm việc nhóm

Để hoàn thành một dự án xây dựng cần nhiều bộ phận liên kết với nhau. Do đó, Site Engineer không thể làm việc độc lập mà phải thường xuyên trao đổi công việc với nhiều người khác từ cấp dưới cho đến cấp trên. Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn, đảm bảo công trình hoàn thiện theo đúng tiến độ đề ra. 

Kỹ năng xử lý dự toán ngân sách

Là người kỹ sư xây dựng công trình bạn còn cần phải biết dự toán ngân sách dự án. Từ bản vẽ thiết kế bạn sẽ tiến hành bóc tách, xác định số lượng vật liệu xây dựng và nguồn nhân lực cần dùng cho dự án sắp tới. Kỹ năng này còn giúp bạn lên hồ sơ thầu hiệu quả khi tham gia đấu thầu giành quyền xây dựng công trình nào đó. 

Cơ hội việc làm ngành Site Engineer

Cơ hội việc làm ngành Site Engineer hiện là mối quan tâm của rất nhiều bạn trẻ ở nước ta. Theo nhiều người trong nghề thì đây thuộc top ngành có lương tương đối hấp dẫn và cơ hội rộng mở cho những bạn mới ra trường. Vậy thực hư thông tin này là gì?

Mức lương của các Site Engineer

Hiện tại, mức lương của kỹ sư công trình cũng khá đa dạng và cao thấp phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc thực tế. Với những người có kinh nghiệm dưới 5 năm, thu nhập dao động trong khoảng từ 9 – 16 triệu/tháng. Tuy nhiên, những người có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dồi dào lương sẽ rất cao và có thể lên đến 60 triệu/tháng tương đương với chức kỹ sư trưởng. 

Ngoài mức lương chính, Site Engineer còn được nhận đầy đủ các chính sách đãi ngộ từ nhà tuyển dụng và một khoản tiền hoa hồng nếu tiến độ dự án hoàn thành sớm hơn hoặc đúng dự kiến. Nhìn chung, thu nhập ngành Site Engineer được đánh giá tương đối cao và ổn định.

Cơ hội việc làm

Cơ hội Site Engineer rộng mở nhất là đối với những bạn trẻ mới ra trường 

Trên thị trường lao động ở nước ta hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng tuyển dụng Site Engineer. Trong đó, đại đa số có nhu cầu chiêu mộ nhân sự trẻ để về làm việc và đào tạo. Chính vì vậy, đây là một ngành nghề có cơ hội rộng mở nhất là đối với những bạn trẻ mới ra trường. 

Ngành kỹ sư công trình thường có nhu cầu tuyển dụng lớn và không yêu cầu kinh nghiệm nhiều nên sẽ tạo điều kiện cho các Site Engineer trẻ tiềm năng. Để có thể tìm được công việc kỹ sư công trình phù hợp, các bạn có thể lên các trang tuyển dụng để ứng tuyển. Nên lựa chọn những kênh tuyển dụng uy tín để tránh rủi ro xảy ra. 

Kết luận

Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất về khái niệm Site Engineer là gì?”. Hy vọng các bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích nhất cho mình. Đừng bỏ qua những bài viết hấp dẫn khác tại website của chúng tôi.

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago