Categories: Kinh Doanh

So Sánh Bizweb và Haravan, Nên sử dụng bên nào tốt hơn?

Trước nhu cầu mua bán trực tuyến ngày một tăng cao, tạo một website bán hàng được cho là một trong những bước quan trọng giúp bạn chạm được đến ước mơ làm chủ của bản thân mình. Và giữa rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, Bizweb và Haravan được cho là hai trong số nền tảng website bán hàng nổi bật, được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường hiện nay. Vậy liệu rằng giữa Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào? Cùng đưa lên “bàn cân” trước khi đưa ra quyết định chọn lựa bạn nhé.

Bài viết liên quan

Tiêu chí vàng giúp lựa chọn nền tảng website bán hàng chuẩn nhất

Trước khi tìm hiểu xem Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào. Hãy cùng điểm qua một vài tiêu chí giúp bạn lựa chọn được nền tảng website bán hàng tốt nhất. Từ đây, bạn sẽ biết được liệu rằng Bizweb và Haravan có đáng để được cân nhắc và tin dùng hay không.

Đầu tiên, khi tìm kiếm từ khóa nền tảng website bán hàng trên internet, bạn sẽ nhận được hàng nghìn kết quả khác nhau. Đây là điều không có gì lạ bởi trước thời đại thương mại điện tử phát triển như hiện nay. Việc tạo lập website để đưa sản phẩm đến gần với công chúng hơn gần như là điều mặc định. Tuy nhiên, giữa rất nhiều mức giá, nhiều sự lựa chọn, nhiều lời mời gọi quảng cáo… Làm thế nào để bạn có thể chọn được một đơn vị thiết kế website tốt ? Vạch ra tiêu chí, lên kế hoạch cân nhắc sẽ là điều mà bạn nên làm.

* Xác định rõ nhu cầu bán hàng

Giữa hàng ngàn lựa chọn trong đó có Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào, điều tiên quyết là bạn cần xác định rõ nhu cầu của bản thân mình. Thực tế, có những người muốn làm web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đi kèm với sản phẩm bán hàng hoặc không. Tuy nhiên lại có những người làm web chỉ với một mục đích duy nhất là bán hàng. Thế nên, sau khi tìm hiểu được thông tin này, bạn sẽ tìm được đơn vị mạnh nhất trong lĩnh vực mà mình mong muốn.

* Tìm hiểu thông tin của từng ứng viên

Không chỉ riêng Bizweb và Haravan mà đối với hầu hết các ứng viên khác cũng vậy. Việc tìm hiểu thông tin cũng như cân đong đo đếm từng đơn vị cung cấp dịch vụ là điều đặc biệt quan trọng bởi điều này sẽ giúp bạn có được quyết định sáng suốt nhất.

Để đạt được mục đích, bạn nên cân nhắc, ghi lại từ 2-4 lựa chọn khác nhau. Đây có thể là gợi ý trên internet, từ bạn bè… Sau đó, bạn có thể yêu cầu các đơn vị trên gửi xem những mẫu mà họ từng thực hiện trước đó. Từ những mẫu chào hàng này, bạn sẽ đánh giá được phần nào chất lượng dịch vụ của đơn vị. Từ đây, bạn sẽ đánh giá được khả năng của từng nơi, tìm được lựa chọn hàng đầu, tốt nhất cho bản thân mình.

Chất lượng dịch vụ là điều quan trọng nhưng bảng giá cũng quan trọng không kém bạn nhé. Hãy xem chi tiết giá của từng mục, hỏi thêm về việc chỉnh sửa có phát sinh chi phí hay không, có nhận được hỗ trợ gì ngoài lề hay không… Ngoài ra, những công ty có quy mô lớn cũng cần được cân nhắc, ưu tiên hơn cả bạn nhé.

* Dùng thử dịch vụ – tại sao không?

Muốn có được cái nhìn khách quan nhất, dùng thử chính là cách đánh giá dịch vụ mà bạn không thể bỏ lỡ. Việc dùng thử sẽ giúp bạn biết được chất lượng tốt hay không, phù hợp hay không, khả năng vận hành như thế nào…

Trong suốt thời gian trải nghiệm dịch vụ, nếu có gặp phải cản trở, khó khăn nào, đừng ngại ngần nhấc máy lên để hỏi thêm thông tin từ phía đối tác. Đây cũng chính là một trong những cách giúp bạn đánh giá được thái độ phục vụ khách hàng của bên cung cấp nền tảng web.

Các bạn có thể đăng ký để trải nghiệm miễn phí 15 ngày tại Bizweb và Haravan để so sánh và lựa chọn nhé

Link Dùng Thử 15 ngày tại Sapo ( Bizweb): Tại Đây

Link Dùng Thử 15 ngày tại Haravan: Tại Đây

* Tham khảo ý kiến khách quan từ những người xung quanh

Không chỉ với Bizweb và Haravan mà với bất cứ đơn vị cung cấp nền tảng website nào, hãy bớt chút thời gian cho việc tìm kiếm thông tin, tham khảo ý kiến trên mạng cũng như từ bạn bè, người thân bạn nhé.

Có 3 cách mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp này như:

  • Xem phản hồi của khách hàng trên trang chủ của công ty.
  • Tìm thông tin từ công cụ tìm kiếm Google.
  • Tham khảo những người đã sử dụng dịch vụ của công ty. Lúc này, bạn nên quan tâm đến một số yếu tố cơ bản như: sản phẩm có đáp ứng được những yêu cầu đưa ra hay không, đối tác có nhiệt tình với khách hàng hay không, trong trường hợp sai sót việc khắc phục diễn ra thế nào, chi phí có đúng với hợp đồng hay có phát sinh…..

* Gặp trực tiếp đối tác

Cuối cùng, bạn có thể đến trực tiếp công ty cung cấp nền tảng website để gặp gỡ, trao đổi với nhân viên kinh doanh. Đừng vội vàng ký hợp đồng ngay mà hãy quan tâm đến một số tiêu chí như: nhân viên có hiểu yêu cầu của bạn hay không, cách tư vấn thế nào. Ngoài ra, họ có hiểu về những gì mà bạn mong muốn, sản phẩm kinh doanh của bạn hay không? Ví dụ, một website bán mỹ phẩm chắc chắn sẽ khác biệt với website cung cấp dịch vụ du lịch… Thế nên, hãy xem người tư vấn mang đến cho bạn điều gì. Bên cạnh đó, đừng quên yêu cầu nhân viên so sánh dịch vụ của họ với những đơn vị khác bạn nhé. Đây chính là cách giúp bạn kiểm tra độ trung thực của công ty này.

Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào?

Sau khi điểm qua 5 tiêu chí trên, bạn có thể cân nhắc giữa hai lựa chọn Bizweb và Haravan , Đây được cho là hai trong số những đơn vị lớn cung cấp dịch vụ thiết kế website bán hàng tốt nhất hiện nay. Vậy ưu điểm, nhược điểm của mỗi bên là gì? Bạn nên tìm hiểu kỹ để có thể đưa ra được lựa chọn tốt nhất trong việc tạo lập web cá nhân phục vụ cho mục đích kinh doanh của bản thân mình.

* Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào – ai “lớn” hơn ai

Để có thể yên tâm sử dụng dịch vụ, quy mô công ty chính là yếu tố mà bạn nên “để tâm” ngay từ khi có ý định xây dựng nền tảng website bán hàng.

Điều này vô cùng hợp lý bởi bất cứ ai cũng có tâm lý lo ngại về việc nếu sử dụng dịch vụ ở công ty nhỏ lẻ, khi công ty giải thể hoặc gặp phải trục trặc nào đó, khách hàng cũng phải chịu ảnh hưởng, nặng nhất là mất website gây tác động vô cùng nghiêm trọng đến việc kinh doanh. Thế nên, với chú ý này, bạn hãy tin tưởng, tìm đến một công ty uy tín. Và với tiêu chí này, Bizweb và Haravan là hai đơn vị hoàn toàn có thể thỏa mãn.

Đầu tiên, Bizweb là sản phẩm được cung cấp bởi Công ty CP Công nghệ DKT. Sau gần 10 năm phát triển, hiện Bizweb đã thu hút được khoảng gần 30.000 khách hàng sử dụng dịch vụ. Đến thời điểm này, Bizweb có trụ sở chính tại Hà Nội và có thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt quy mô của Bizweb khá lớn, lên đến vài trăm nhân viên.

Với Haravan, dịch vụ này có khởi điểm muộn hơn (từ 2014). Tuy nhiên, Haravan đã cố gắng nỗ lực rất nhiều với hy vọng trở thành một nền tảng không thể thiếu, nhất là đối với nhóm đối tượng trẻ tuổi. Hiện Haravan có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Ở thời điểm sau 1 năm ra mắt, Haravan cho biết họ đã thu hút được hơn 30.000 người dùng đã trải nghiệm dịch vụ. Trong khi đó, số người dùng trả phí là khoảng 2.500 người.

Nhìn chung, khi xét về quy mô thì Bizweb có vẻ ưu thế hơn nhờ lịch sử lâu đời và quy mô dường như lớn hơn. Tuy nhiên, Haravan lại có nhiều điều mới mẻ hứa hẹn mang đến nhiều sự bứt phá trong thời gian tới.

* Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào – Quan tâm đến giao diện

Về yếu tố giao diện, Bizweb và Haravan không có sự chênh nhau nhiều khi cả hai bên đều hướng đến phát triển các mẫu website đa dạng, phù hợp với nhiều mục đích kinh doanh. Thế nên, đây có thể coi là yếu tố không quá quan trọng để bạn lựa chọn giữa Bizweb và Haravan

* Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào – điểm qua tính năng

Hiện nay, cả Bizweb và Haravan đều cung cấp 2 gói cơ bản với mức giá là 299.000đ/tháng. Tuy nhiên, tính năng thì liệu có điều gì khác biệt?

Do hướng đến việc phát triển hệ sinh thái thương mại hiện tử, hiện nay cả Bizweb và Haravan đếu tích hợp cho mình khá nhiều công cụ bán hàng. Ngoài ra, cả hai bên đều có liên kết chặt chẽ với mạng xã hội, website bán hàng lớn như Facebook, Zalo,  Lazada,… Bên cạnh đó là sự tích hợp chặt chẽ với các đơn vị vận chuyển, giúp việc giao hàng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Nếu không để ý kỹ, có thể bạn sẽ cảm nhận rằng Haravan mang nhiều tính năng hơn. Tuy nhiên, đừng vội vàng kết luận bởi khi tìm hiểu thông tin cơ bản về Bizweb, bạn cũng sẽ thấy những tính năng này xuất hiện. theo như thông tin mới nhất từ Bizweb Kể từ tháng 10/2017, Bizweb đã áp dụng ở tất cả các gói dịch vụ (kể cả dùng thử) tính năng Abandoned checkout (tính năng này Haravan mới chỉ áp dụng cho gói cao nhất). Tính năng đặc biệt này giúp chủ website tự động lưu lại thông tin của khách hàng sau khi họ điền thông tin tại trang thanh toán ngay cả khi thanh toán đó chưa được hoàn tất. Đồng thời tính năng cũng tạo ra 1 cơ chế tự động hoặc thủ công gửi email bán lại sản phẩm đó sau khoảng thời gian nhất định. Khi khách hàng truy cập lại trang thanh toán đã bỏ dở của họ, các thông tin họ đã nhập trước đó vẫn được ghi nhận lại để thuận lợi cho việc tiếp tục hoàn thành đặt hàng mà không phải nhập lại. Tính năng này tại Haravan cũng có nếu bạn sử dụng ở mức giá 399.000. Với tính năng này, người bán hoàn toàn có thể thuyết phục khách hàng quay lại với sản phẩm của mình.

Cụ thể, khi khách hàng đặt hàng nhưng chưa xác nhận, đơn hàng chưa hoàn tất, bạn hoàn toàn có thể kêu gọi họ quay lại mua hàng. Trước đó, hệ thống bán hàng sẽ lưu lại đơn hàng bỏ dở kèm thông tin khách hàng. Sau đó, bạn có thể gửi email, dùng điện thoại để gọi khách rồi thuyết phục họ mua hàng. Điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm số lượng khách hàng mất đi.

* Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào – quá trình quản trị website

Với cả hai bên, quá trình quản trị website đều không khiến bạn gặp khó khăn bởi cách thực hiện khá dễ dàng. Ngoài ra, bạn còn nhận được hướng dẫn chi tiết, sự hỗ trợ của nhân viên bất cứ khi nào bạn muốn.

Kết luận

Trên đây các bạn đã cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về Bizweb và Haravan để tìm được cho mình lựa chọn tốt nhất. Về cơ bản, cả hai nền tảng đều cho phép người dùng thử nghiệm và trải nghiệm. Vậy tốt hơn cả, hãy tìm hiểu kỹ, dùng thử trước khi đưa ra được quyết định Bizweb và Haravan nên sử dụng bên nào bạn nhé.

Các bạn có thể đăng ký để trải nghiệm miễn phí 15 ngày tại Bizweb và Haravan để so sánh và lựa chọn nhé

Link Dùng Thử 15 ngày tại Sapo (Bizweb)để trãi nghiệm

 

Link Dùng Thử 15 ngày tại Haravan để trãi nghiệm

lê Dũng

Recent Posts

COTI coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về Coti coin

Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…

3 năm ago

KAVA coin là gì ? Tổng hợp thông tin chi tiết về kava coin

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…

3 năm ago

Streamr (DATA coin) là gì? Tổng hợp kiến thức về Data coin

Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…

3 năm ago

Litentry (LIT coin) là gì ? Tổng hợp kiến thức về (LIT coin)

Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…

3 năm ago

10 ngành nghề kinh doanh online đang hot nhất hiện nay

Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…

3 năm ago

10 cuốn sách lịch sử Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua

Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…

3 năm ago