Trong quá trình xây dựng hướng đến sự phân quyền hoàn toàn, phần lớn Blockchain vẫn bỏ lại khâu nhập dữ liệu. Chính vì vậy muốn kiểm tra dữ liệu hoạt hình của một chuỗi khối nào đó, người dùng buộc phải tìm đến các nền tảng thống kê như Etherscan, Studio hay Apiary. Tuy nhiên sự ra đời của The Graph (GRP) đã bù đắp sự quên sót nói trên của nhiều Blockchain.
The Graph (GRT) được thiết kế như một giao thức mã nguồn mở chuyên thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu từ các Blockchain khác. Với mục đích giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin.
The Graph (GRT) là một giao thức mã nguồn mở chuyên thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu từ các Blockchain khác
Trong giai đoạn đầu, The Graph được giới thiệu trên mạng Ethereum. Nhiệm vụ chính của nó lúc này là hỗ trợ cung cấp dữ liệu cho các nhà phát triển, tận dụng tốt chúng để phục vụ vào quá trình xây dựng hệ thống ứng dụng dApp.
The Graph có khả năng liên kết các dApp và Blockchain lại với nhau, giúp chúng tương tác một cách thuận lợi. Thông qua GRT, bất kỳ đối tượng nào cũng đều có thể thực hiện kiểm tra thông tin trên Blockchain một cách hoàn toàn miễn phí. Đồng thời người tham gia còn được khuyến khích cụ cập nhật duy trì các mục trên The Graph.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, The Graph tương tự như công cụ tìm kiếm Google hỗ trợ người dùng tra cứu mọi thông tin liên quan đến Blockchain. Phía bên nhà phát triển sẽ không cần tạo ra một nền tảng khác chỉ để cung cấp dữ liệu cho riêng dApp của họ.
The Graph sở hữu 2 nguồn tài nguyên dữ liệu Blockchain chính đến từ Ethereum và hệ thống tệp IPFS.
Hình minh họa mô tả cơ chế hoạt động của giao thức The Graph (GRT)
Bình thường rất khó để tìm kiếm thông tin chính xác giao dịch trên chuỗi khối Ethereum. Thực tế bạn vẫn có thể truy vấn dữ liệu cần tìm nhưng tốn thời gian vì phải quét qua nhiều khối khác nhau. The Graph có khả năng sắp xếp từng thông tin trước khi tìm kiếm. Cách thức hoạt động này gần tương tự như Google thu thập toàn bộ thông tin trên internet, phân bổ chúng vào từng nhóm nội dung theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nhờ đó, người dùng sẽ nhanh chóng truy vấn được thông tin họ đang cần.
The Graph sử dụng ngôn ngữ GraphQL để phân đoạn thông tin thành những phần có liên quan, được người dùng quan tâm nhất. Tiếp theo, dữ liệu lại tiếp tục phân thành từng nhóm đồ thị con. Mỗi đồ thị con lại chứa nhiều đồ thị nhỏ hơn.
Mục đích chính của việc chia nhỏ đồ thị là lọc những dữ liệu có liên quan nhất đến người dùng. Như vậy khi sử dụng The Graph bạn sẽ không phải sàng lọc thông tin từ nhiều nền tảng khác nhau.
Những thông tin liên quan đến khối lượng giao dịch của từng Cryptocurrency, tổng khối lượng mua bán,.. Đều có sẵn trên The Graph để người dùng thuận tiện tra cứu.
Hiện nay, The Graph đang được nhiều nền tảng giao thức trên Ethereum sử dụng. Chẳng hạn như Uniswap, AAVE, Curve,..
Nhóm kỹ sư phát triển mềm đứng đầu là Yaniv Tal (nhà đồng sáng lập The Graph) đã nhận ra bất cập trong khâu quản lý dữ liệu Blockchain. Mặc dù chúng được thiết kế như 1 cuốn sổ cái lưu trữ dữ liệu thực tế hoạt động của chú lại không hoàn toàn như vậy. Người dùng thường gặp rất nhiều khó khăn khi cần truy vấn dữ liệu của một Blockchain nào đó nếu không tìm đến nên trả hỗ trợ thống kê thứ 3.
The Graph ra đời tạo cầu nối giữa hệ thống Blockchain và ứng dụng dApp
Yaniv Tal và nhóm cộng sự đã quyết định xây dựng một hệ thống thu thập dữ liệu từ nhiều Blockchain. Sau đó, tập hợp lại với nhau.
Thời điểm đó mặc dù có thể nhiều nhà cung cấp dữ liệu Blockchain nhưng vẫn chưa tạo được sự tin cậy với người dùng. Nếu muốn đạt tới sự phân quyền hoàn thiện nhất đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn thế.
The Graph ra đời tạo cầu nối giữa hệ thống Blockchain và ứng dụng dApp. Cung cấp đến người dùng nguồn thông tin thú vị đáng tin cậy, cập nhật nhanh, dễ dàng tra cứu. Để có ra mắt chính thức The Graph, nhóm phát triển phải bỏ ra 3 năm ròng rã thu thập thông tin từ mạng Blockchain trước khi chúng đi hoạt động.
Để thực hiện tốt các khâu thống kê, hỗ trợ khách hàng truy vấn thông tin, The Graph đã tạo ra một hệ sinh thái phong phú gồm nhiều thành phần.
Hệ sinh thái phong phú của The Graph
Đây là các nút trên giao thức. Có nghĩa bất kỳ ai cũng có thể trở thành lập chỉ mục, miễn sao họ chỉ cần đặc biệt mở thông báo gốc của nền tảng GRT đồng thời chạy một nút độc lập. Vai trò chính của họ lúc này là tham gia lập các mục con cho hệ thống đồ thị con theo mức độ liên quan của nhu cầu tìm kiếm. Phần thưởng cho quá trình này là cơ hội nhận nhưng trái và và giảm phí đối với những dịch vụ họ sử dụng.
Giám tuyển thuộc về bên quản lý của nhà phát triển đồ thị con người trực tiếp sử dụng dữ liệu hoặc thành viên của cộng đồng khác. Họ là người thừa nhận định cho người lập chỉ mục.
Về cơ bản, giám tuyển sẽ xác định đâu là biểu đồ con đáng được chỉ mục nhất. Nếu muốn trở thành giám tuyển, người dùng phải đặt lại thông báo GRT vào đồ thị con mà họ cho là hiệu quả nhất.
Giám tuyển có thể thu về một phần lợi nhuận nếu chương trình mà họ tham gia đặt cược, lựa chọn được nhiều người truy vấn. Tuy nhiên có thêm một mô hình không liên kết trong đô thị cong tiếp theo. Có nghĩa nếu ai là người phát hiện tín hiệu sớm hơn trên biểu đồ con, người đó sẽ có quyền sử dụng cổ phần hơn.
Người ủy quyền có thể tham gia vào quá trình quản trị mạng mà không cần tiến hành chạy bất kỳ một nút nào cả. Lợi nhuận họ kiếm được đến từ phần truy vấn giao dịch và phần thưởng của người chỉ mục đã ủy quyền cho họ.
Nếu muốn tham gia trở thành ủy quyền, người dùng phải đặt cọc mã thông báo GRT đang nắm giữ cho người lập chỉ mục. Quá trình lựa chọn công cụ lập chỉ mục thường dựa trên các số liệu khác nhau. Ví dụ như tỷ lệ truy vấn, thời gian hoạt động,..
Kiểm soát và trọng tài viên có trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữa các thành phần khác. Ví dụ như trong trường hợp người lập chỉ mục cung cấp sai dữ liệu, Kiểm soát sẽ kiểm tra xét duyệt phản hồi lại với người truy vấn. Sau đó, trọng tài sẽ phân xử xem người lập chỉ mục có thực sự sai hay không.
API hay Application Programming Interface là một dạng giao diện lập trình ứng dụng, chuẩn hóa quy trình làm việc theo hướng tự động hóa. Cách thức hoạt động của đồ thị con trong The Graph có thể xem là các API mở.
Hiện nay đã có hơn 6000 nhà phát triển sử dụng The Graph và API mở của giao thức này
Chẳng hạn: Giao thức Uniswap sử dụng một đồ thị con đồng nghĩa dữ liệu sẽ được mở cho bất kỳ nhà phát triển nào cùng sử dụng ứng dụng của họ. Rainbow Wallet cũng xây dựng một đồ thị con kéo từ nhánh của Uniswap. Đây là cách cực kỳ hiệu quả khi truy vấn dữ liệu từ một Blockchain.
Trước The Graph rất nhiều nhà phát triển để tìm cách tạo ra máy chủ và cơ sở dữ liệu tập trung cho một Blockchain. Tuy nhiên, việc này thực sự rất tốn thời gian và chi phí đầu tư. Với The Graph, ứng dụng sẽ chỉ cần tham chiếu đến điểm cuối của API để bắt đầu kiểm tra dữ liệu.
Thông qua việc giúp nhà phát triển tương tác với Blockchain dễ dàng hơn, The Graph đang hỗ trợ đắc lực ứng dụng mới và đơn giản hóa quá trình theo dõi dữ liệu. Khi sử dụng giao thức The Graph, bên nhà phát triển chỉ cần tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm của người dùng. Họ sẽ không cần phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng back – end ứng với từng ứng dụng nữa.
Hiện nay đã có hơn 6000 nhà phát triển sử dụng The Graph và API mở của giao thức này. Bên cạnh đó là trên 210 thành viên chịu trách nhiệm lập chỉ mục tại 54 quốc gia đã triển khai nút trong testnet, hơn 2000 thành viên quản lý trong testnet.
Tương tự như môi trường internet, Graph Network cần sự tham gia nhiều đối tượng từ bên sáng tạo kỹ thuật đến các nhà phát triển. Nếu không phải bên phát triển kỹ thuật, bạn có thể tham gia tư cách của người quản lý hoặc ủy quyền. Nhằm kiếm phần thưởng là mã thông báo GRT hỗ trợ người lập chỉ mục xác định đồ thị con. Ngoài ra, bạn còn có thể ủy quyền cho bất kỳ thành viên lập chỉ mục nào để họ giúp bạn kiếm thêm mã thông báo GRT.
Bạn có thể tham gia The Graph tư cách của người quản lý hoặc ủy quyền
Theo ước tính đã có hơn 200 nhóm người lập chỉ mục hoạt động trong Mission Control Testnet. Ngoài ra là hơn 2000 cá nhân và dự án tham gia vào mạng lưới của The Graph. Khi bản mainet đi vào khởi chạy, ai cũng đều có thể trở thành người lập chỉ mục hoặc đại diện cho The Graph.
Nếu đang là bên phát triển ứng dụng hoặc xây dựng Web3, bạn phải sử dụng đồ thị con để lập chỉ mục, truy vấn dữ liệu cần thiết từ Blockchain. The Graph cho phép các ứng dụng triển khai dữ liệu một cách khá đơn giản dễ dàng.
Trong tương lai không xa, mạng phi tập trung của The Graph sẽ sớm ra mắt. Khi đó, quá trình tạo mã thông báo GRT trong Genesis có khả năng triển khai cùng lúc. Sau quá trình khởi chạy này, bất kỳ dự án nào cũng có quyền đóng góp vào mạng, đa dạng hóa hệ sinh thái cho The Graph.
GRT là bảng thông báo riêng của giao thức The Graph, chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum, thiết kế theo tiêu chuẩn ERC20. Theo như đội ngũ phát triển của dự án cho biết, tổng nguồn cung của mã thông báo này sẽ tương đương 10 tỷ GRT.
GRT là bảng thông báo riêng của giao thức The Graph, chạy trên nền tảng Blockchain của Ethereum
Ngay trong vòng đầu phát hành, dự án The Graph lập tức thu về 19.5 triệu USD từ vòng mã bán GRT hồi năm 2019. Đến tháng 10/2020, vòng mở bán GRT thứ hai lại tiếp tục bổ sung thêm cho dự án 10 triệu USD.
Trong giai đoạn mở bán thứ hai đã có khoảng 21% tổng nguồn cung GRT chủ yếu được mua lại bởi 3 nhà đầu tư lớn. Bao gồm Coinbase Ventures, Digital Currency Group và Multicoin Capital.
GRT là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của The Graph. Bởi nếu muốn trở thành một phần của mạng lưới này, mọi người đều phải đặt cược GRT. Và đây cũng là loại token duy nhất được sử dụng để vận hành toàn bộ giao thức The Graph. Người dùng nếu muốn gửi truy vấn đến người lập chỉ mục đều phải trả phí bằng đồng GRT.
GRT là loại token duy nhất được sử dụng để vận hành toàn bộ giao thức The Graph
Chỉ cần tham gia đặt cọc GRT để tham gia vào The Graph, mọi người sẽ có quyền ảnh hưởng đến những thay đổi của toàn hệ thống. Chẳng hạn như voting cho đề xuất thay đổi quy tắc vận hành.
Mặc dù trên lý thuyết tổng nguồn cung của GRT là khoảng 10 tỷ token. Tuy nhiên, chúng không được phối toàn bộ một lúc ra thị trường. Thay vào đó, mỗi năm sẽ chỉ có 3% GRT chuyển vào dòng lưu thông, 1% lại chuyển vào vòng đốt token loại bỏ khỏi dòng lưu thông.
Ngay sau khi ra mắt không lâu, giá trị vốn hóa của GRT đã đạt trên 1 tỷ USD. Liệu trong tương lai, mức tăng trưởng của mã thông báo này có còn tiếp tục ấn tượng như vậy.
Dựa vào biểu đồ phân tích trên dễ nhận ra rằng, chỉ báo thoái lui Fibonacci cho thấy xu thế “Bò” (tăng) vẫn mạnh mẽ hơn xu thế “Gấu” (giảm). Giá giao dịch của GRT đang nằm trên ngưỡng tỷ lệ vàng Fibonacci (0,618), dự đoán một xu hướng tăng.
Biểu đồ phân tích Fibonacci và RSI của GRT
Vì vậy, GRT dường như có cơ hội phá giá và vượt khỏi vùng kháng cự 0.238. Nếu đúng theo dự đoán, giá loại tiền điện tử này có khả năng tăng từ 2 đến 4 USD trong năm 2021. Giá GRT có thể ổn định ở mức 3 USD nếu thị trường tiền điện tử tiếp tục khởi sắc như hồi đầu năm.
Thế nhưng nếu phe Bò không thể tiếp tục áp đảo, giá GRT có khả năng cao thoát khỏi xu hướng tăng. Khi đó, giá có thể sẽ giảm xuống chỉ còn 0.4 USD. Trong tình thế này, phe Bò cần bình tĩnh để để lại vị thế. Trong tình huống xấu, phe Gấu sẽ đẩy mức giá từ vùng hỗ trợ sang vùng kháng cự.
Nếu tình huống đó xảy ra, phe Gấu sẽ thắng thế. Giá tiền điện tử khi đó dự đoán chịu thiệt hại 40.37% so với mức giá trên biểu đồ phân tích. Viễn cảnh này không hề tốt với phần đông nhà đầu tư.
Mặt khác, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Cryptocurrency đang phục hồi gần đến trạng thái bán quá mức. Hiện tại, RSI của tiền điện tử đang có xu hướng đạt mức 51.91 USD. Vì thế hiệu suất tiền điện tử nằm ở giữa vùng quá mua và quá bán.
Trong tình thế đó, dự án The Graph cần cho giới đầu tư thấy công nghệ mới của họ. Có như vậy nhà đầu tư mới có thêm niềm tin vào sự tăng trưởng mã thông báo GRT.
Theo như một tổ chuyên gia dự đoán, mức giá khởi đầu của GRT trong năm 2022 sẽ vào khoảng 6.8 USD. Hơn nữa, giá GRT có khả năng tăng khi dự án giới thiệu công nghệ mới, trải nghiệm của người dùng. Trong năm 2022, giá của GRT có thể có lúc tạm xuống dưới 4 USD. Tuy nhiên kết thúc năm, giá mã thông báo này có khả năng cán đích ở mức 12 USD hoặc 15 USD.
Trong 5 năm tiếp theo, GRT có thể ngồi xếp vào nhóm tiền điện tử đại diện cho thế hệ thị trường thi tập trung mới. Giá của mã thông báo này sẽ tăng nếu cộng đồng tập trung vào các tự ái nhất định và nâng cao cao tuổi hạ tầng cho Blockchain.
Ngược lại, giá GRT giảm xuống dưới 10USD nếu thị trường không có biến động lớn. Đến cuối năm 2028, giá của mã thông báo GRT được dự đoán sẽ chạm mốc 20 USD.
Cập nhật tỷ giá mã thông báo GRT ngày 4 tháng 6 năm 2021
Theo một số dự đoán, giá GRT trong năm 2021 sẽ đạt mức trung bình từ 2 đến 4 USD. Tuy nhiên đến thời điểm đầu tháng 6/2021/, giá trị của GRT vẫn chưa thể vượt qua mốc 1 USD. Có thể trong 6 tháng còn lại khi thị trường khởi sắc hơn, cộng với việc The Graph giới thiệu công nghệ mới, giá mã thông báo GRT có khả năng đạt giá trị như dự đoán.
Đến thời điểm ngày 4/6/2021, vốn hóa thị trường của GRT đang xếp ở vị trí thứ 79 với giá trị hơn 1 tỷ USD. Trong 7 ngày gần nhất, GRT đã tăng trưởng hơn 10% về giá trị.
The Graph được dự đoán sẽ trở thành xương sống của nền tài chính phi tập trung DeFi và hệ sinh thái Web3. Một khi Blockchain phổ cập rộng rãi, nhu cầu tìm kiếm dữ liệu liên quan đến các chuỗi khối lớn cũng ngày một tăng cao. Lúc đó, The Graph sẽ hỗ trợ đắc lực cho bên phát triển ứng dụng và đông đảo người dùng.
The Graph (GRT) giữ vai trò chủ chốt trong hệ sinh thái của The Graph. Khi muốn tham vào giao thức này, mọi người đều phải tiến hành đạt được GRT. Phần thưởng cho họ sau đó cũng chính là mã thông báo này.
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…