Thống kê của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam cho biết các doanh nghiệp đã phát hành một lượng trái tương đương giá trị 368 ngàn tỷ đồng chỉ trong năm 2020. Mặt khác trong năm 2021, kho bạc nhà nước đã đề ra nhiệm vụ huy động 350 ngàn tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Những thông tin tài chính kinh tế trên mọi người có thể tiếp cận hàng ngày. Thế nhưng lại không nhiều người hiểu chính xác trái phiếu là gì?
Xem thêm
Trái phiếu là gì? – Trái phiếu có thể hiểu là một loại chứng nhận nghĩa vụ trả nợ. Theo đó bên phía phát hành trái phiếu có trách nhiệm phải trả cho bên đang nắm giữ trái phiếu một lượng tiền tệ tương ứng với mệnh giá trái phiếu kèm theo lãi.
Trái phiếu là gì?
Bên phát hành trái phiếu có thể là các doanh nghiệp, chính phủ hoặc kho bạc nhà nước. Bên nắm giữ hãy sở hữu trái phiếu thường là những cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, trái chủ (người cho bên phát hành vay vốn).
Nói theo cách dễ hiểu hơn, phát hành trái phiếu chính là một hình thức đi vay vốn. Hình thức huy động vốn này đã và đang được áp rộng rãi trên toàn thế giới. Thông tin ghi trên mỗi tờ trái phiếu bao gồm loại hình trái phiếu, lãi suất, bên phát hành là ai, mệnh giá và kỳ hạn.
Trong đó, kỳ hạn trái phiếu là phần thông tin cực kỳ quan trọng. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn về bản chất và phân loại kỳ hạn trái phiếu.
Trái phiếu có thể được phát hành bởi các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức tài chính
Muốn định nghĩa thực sự trái phiếu là gì, bạn cần nắm rõ 4 đặc trưng cơ bản của loại hình phát hành huy động vốn này. Cụ thể:
Một số tổ chức chuyên thực hiện xếp hạng trái phiếu có tiếng trong ngành phải kể đến như Standard & Poor, Moody, Fitch.. Những này sẽ thực hiện đánh giá toàn diện khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các chính phủ, công ty, tổ chức tài chính phát hành trái phiếu.
Moody chuyên thực hiện các cuộc đánh giá, xếp hạng tín dụng
Theo đó, những trái phiếu nhận đánh giá xếp hạng từ “AAA” đến “Aaaa” cho biết bên phát hành đang trong tình trạng hoạt ổn định. Nhóm trái phiếu này thuộc hạng top và có khả năng giúp nhà đầu tư thu hồi vốn và lãi.
Trái phiếu xếp hạng mức tín dụng “D” thuộc nhóm quốc gia hoặc công ty đang trong tình trạng phá sản. Còn những trái phiếu nhận mức đánh giá “BBB” đến “Baa” lại cho thấy tốc độ phát triển ổn định, khó rơi vào nguy cơ vỡ nợ.
Nhóm “BB” và “Ba” hoặc xếp hàng thấp hơn lại xếp vào loại trái phiếu rác. Mặc dù chúng được đầu tư nhiều nhưng biến động giá lại rất lớn.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào khi phát hành trái phiếu cũng thuê đánh giá xếp hạng. Lúc này, nhà đầu tư chỉ có thể dựa vào phán đoán cá nhân và đưa ra quyết định có nên rót vốn vào các trái phiếu đó hay không.
Mỗi hệ thống xếp hạng lại làm việc không hoàn toàn giống nhau. Tiêu chí đánh giá họ sử dụng có thể thay đổi theo thời gian, phát triển tại từng thời điểm. Vậy nên, nhà đầu tư cần đặc biệt tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn đánh giá của từng chuyên trang xếp hạng.
Lợi nhuận thu về từ đầu tư cổ phiếu phụ lớn vào giá thành và lãi suất. Chính vì vậy trước khi đầu tư vào loại hình tài sản này, mỗi người cần tìm hiểu kỹ 2 khía cạnh liên quan này.
Giá phát hành hay chính là giá bán của mỗi trái phiếu tại thời điểm chào bán ra thị trường
Đây chính là lãi suất ghi trực tiếp trên mỗi tờ trái phiếu. Phía nhà phát hành thường gọi đó là lãi suất danh nghĩa. Phần lãi suất này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mức chênh lệch so với mệnh giá trái phiếu. Đồng thời, đây cũng cơ sở quan trọng để xác định lợi tức.
Lãi suất trái phiếu luôn được tính theo từng năm. Tuy nhiên, việc thanh toán lại có thể linh động tiến hành mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần.
Giá phát hành hay chính là giá bán của mỗi trái phiếu tại thời điểm chào bán ra thị trường. Người ta sẽ tính toán giá phát hành theo phần trăm của mệnh giá. Dựa vào tình hình thực tế thị trường và mục của bên phát hành, giá cổ phiếu cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong quá trình định hình giá thành trái phiếu, mọi người có thể bắt gặp 3 tình huống.
Tuy vậy cho dù định giá phát như thế nào đi chăng nữa, phần lợi tức vẫn luôn luôn được tính dựa vào mệnh giá cổ phiếu lúc đáo hạn. Khi đó, người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận thanh toán dựa trên chính mệnh giá cổ phiếu.
Lưu ý, mệnh giá mà chúng ta đang sử dụng để phân tích có hiểu là giá trị danh nghĩa ghi trên tờ trái phiếu. Người ta quy ước giá trị này như số vốn ban đầu. Dựa vào mệnh giá trái phiếu, bên thu mua hoàn toàn có thể xác định lợi tức tiền vay mà bên phía phát thành có trách nghiệm chi trả.
Từ định nghĩa trái phiếu là gì, dễ thấy rằng đây là một loại chứng nhận vay nợ của bên phát hành. Để phân loại trái phiếu người ta cần dựa vào nhiều tiêu chí.
Trái phiếu chính có mức độ uy tín cao nhất
Nếu căn cứ theo bên phát hành, trái phiếu sẽ được chia thành 3 loại chính.
Lợi tức ở đây chính là phần thu nhập thông qua việc sở hữu một loại trái phiếu nào đó. Dựa theo lợi tức, trái phiếu lại được phân ra thành 3 loại.
Dựa theo tiến độ thanh toán của bên phát hành, người ta lại phân chia trái phiếu thành 2 loại. Bao gồm trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo.
Trái phiếu đảm bảo bằng tài sản cầm cố
Trái phiếu đảm bảo áp dụng cho một loại hình tài sản sở hữu giá trị làm cơ sở đảm bảo cho quá trình phát hành. Trong trường hợp bên phát hành không còn khả năng thanh toán, bên sở hữu trái phiếu có toàn quyền thu hồi và thanh lý tài sản của bên phát hành. Trái phiếu đảm bảo nói chung lại tiếp tục được phân ra thành 2 loại nhỏ hơn.
Đây là dạng trái phiếu phát hành nhưng lại không có bất kỳ loại hình tài sản cầm cố nào. Sự đảm bảo ở đây chính là uy tín của bên phát hành.
Không phải loại trái phiếu nào cũng ghi danh của người thu mua. Một số dạng đặc biệt, người mua không cần thiết phải ghi danh.
Cuối cùng, người ta sẽ phân loại trái phiếu theo tính chất chuyển đổi, mua bán.
Kỳ hạn trái phiếu hiểu đơn giản là khoảng tính từ thời điểm trái phiếu được phát hành đến lúc nó cần đáo hạn. Như vậy, thời điểm đáo hạn chính là lúc bên phát hành cần mua lại trái phiếu. Song song với đó, bên phát hành phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền lãi cho bên mua trái phiếu theo định kỳ cam kết từ lúc phát hành đến lúc đáo hạn.
Kỳ hạn trái phiếu hiểu đơn giản là khoảng tính từ thời điểm trái phiếu được phát hành đến lúc nó cần đáo hạn
Mỗi nhà đầu tư trái phiếu cần nắm rõ kỳ hạn của loại trái phiếu đã thu mua. Bởi lợi tức cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào kỳ hạn trái phiếu.
Ngoài ra, kỳ hạn trái phiếu sẽ cho biết thời gian mà người thu mua có quyền mong đợi thu về các khoản lãi thanh toán. Dựa vào thông tin kỳ hạn, nhà đầu tư còn có thể tính toán chính xác thời gian để khoản vay gốc được chi trả 100%.
Trong thời kỳ lưu hành trên thị trường, mỗi loại trái phiếu luôn chịu tác động từ biến động lãi suất thị trường. Cụ thể, giá trị trái phiếu luôn bị chi phối bởi thời gian mà nó được đáo hạn. Trong khi các yếu tố khác giữ nguyên, thời gian để đáo hạn lại càng dài. Kéo theo đó, sự biến động của trái phiếu lại càng bị ảnh hưởng lớn trước sự điều chỉnh lãi suất từ thị trường.
Kỳ hạn trái phiếu thường chia thành 3 nhóm. Bao gồm nhóm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đều cần đảm bảo kỳ hạn tối thiểu là trên 1 năm. Tại nước ta hiện nay, phần lớn các loại trái phiếu chính phủ thường phát hành theo kỳ hạn trung hoặc dài hạn.
Hiện nay vẫn còn không ít người bị nhầm lẫn trái phiếu và cổ phiếu. Chúng đều là hai hình thức huy động vốn phổ biến trên thị trường. Thế nhưng, xét kỹ về bản chất thì giữa trái phiếu và cổ phiếu lại không hoàn toàn giống nhau.
Khía cạnh so sánh | Trái phiếu | Cổ phiếu |
Tính chất | Chứng chỉ ghi cho biết quyền sở hữu với khoản vốn vay | Chứng chỉ ghi cho biết quyền sở hữu với tỷ vốn điều lệ nào đó |
Bản chất | Là chứng khoán vốn làm tăng tổng số vốn của bên phát hành | Là chứng khoán ghi nợ không làm thay đổi cơ cấu vốn của bên phát hành |
Tư cách người nắm giữ | Người nắm trái phiếu chính là chủ nợ của bên phát hành | Người nắm giữ cổ phiếu là cổ công của một công hoặc tổ chức nào đó |
Tính rủi ro | Rủi ro thấp hơn cổ phiếu | Rủi ro cao |
Chi trả lợi nhuận | Lợi tức cố định, không phụ thuộc vào việc bên phát hành làm ăn có lãi hay không | Cổ tức thay đổi theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp |
Trách nhiệm của 2 bên | – Chủ sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về khoản của bên phát hành – Bên phát hành có trách nhiệm chỉ trả cả tiền lãi và tiền gốc cho bên nắm giữ trái phiếu | – Người nắm giữ cổ phiếu phải cùng chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty – Công ty có trách nhiệm trả lại phần góp vốn khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ khác |
Quyền tham gia của nhà đầu tư | Người nắm giữ trái phiếu không có quyền tham gia vào việc quản lý, không được bỏ phiếu biểu quyết | Có quyền tham gia, quản lý điều hành của doanh nghiệp |
Thời gian đáo hạn | Có thời gian nhất định | Không có thời gian xác định |
Bảng so sánh tính chất của trái phiếu và cổ phiếu
Đầu tư vào trái phiếu có vẻ như an toàn hơn so với cổ phiếu. Bởi người nắm trái phiếu trong mọi hoàn cảnh đều luôn được bên phát hành ưu tiên thanh toán lãi và nợ gốc. Tuy vậy, họ lại không có quyền tham gia vào công tác quản lý hoặc các cuộc biểu quyết diễn ra trong doanh nghiệp.
Đầu tư vào trái phiếu có lẽ đang nằm trong kế hoạch của không ít người. Vậy nhưng, không phải ai khi đổ vốn vào đây cũng dễ dàng thu về lợi nhuận.
Trái phiếu đang là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn
Hiểu đơn giản thì đầu tư trái phiếu chính là việc bạn thực hiện giao dịch cho vay. Trong trường hợp này, bên phát hành trái phiếu (chính phủ, doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính) lại là bên đi vay. Khi đó, bên phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán lãi theo định kỳ và hoàn trả nợ gốc khi đáo hạn theo như quy định của hợp đồng hai bên đã ký.
Bất kỳ kênh đầu tư là đều không thể đảm bảo lợi nhuận 100% hoặc không có bất kỳ rủi ro nào. Đầu tư vào trái phiếu nhìn chung có tính an toàn hơn cổ phiếu. Tuy vậy, rủi ro nhà đầu tư gặp phải sẽ là vẫn có.
Bạn cần nhớ rằng lãi suất giá của trái phiếu luôn tỷ lệ nghịch đảo với nhau. Có nghĩa khi lãi suất giảm, nhà đầu tư lại có xu hướng khóa chặt lợi nhuận đạt đỉnh trong thời gian dài nhất có thể. Mức lãi họ thu về thông qua đầu tư trái phiếu lúc bấy giờ sẽ cao hơn lãi suất thị trường. Kéo theo đó giá trái phiếu cũng tăng lên.
Đầu tư vào trái phiếu bạn có thể phải đối mặt với rủi ro về mặt lãi suất
Trong tình thế ngược lại, nếu mức lãi suất hiện hành điều chỉnh theo hướng tăng, nhà đầu tư lại có xu hướng loại bỏ các loại trái phiếu có mức lãi suất thấp. Hệ quả tất yếu giá trái phiếu phải giảm.
Khi đến thời đáo hạn, bên phát hành cần mua lại trái phiếu. Nhà đầu tư khi đó có cơ thu về khoản tiền đã đầu tư cao hơn mệnh gì ban đầu. Thế nhưng mặt trái của hình thức thu hồi trái phiếu này lại là nhà đầu tư thu về tiền nhưng lại không thể tái đầu tư với mức lãi suất tương đương.
Xét về dài hạn, rủi ro từ việc tái đầu tư sẽ làm sụt giảm lợi nhuận của người nắm giữ trái phiếu. Nhằm phần nào khắc phục rủi ro này, các bên phát hành cần đưa ra mức lãi suất cao hơn đối với những loại trái phiếu không thể thu hồi.
Trước bối cảnh lạm phát tăng cao, nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm mua. Thậm chí, lợi nhuận còn có thể về mức âm.
Lạm phát cao làm cho khoản đầu tư vào trái phiếu dễ về mức âm
Chẳng hạn như, bạn có thể thu được mức lãi suất 4%, trong bối cảnh xuất hiện lạm phát lãi suất có thể tăng lên 8%. Thế nhưng lợi nhuận thực thu về đã giảm xuống -4%.
Trong các loại trái phiếu thì trái phiếu chính phủ thường có độ rủi ro thấp nhất. Bởi mỗi chính phủ tại các quốc gia đều có quyền tăng thuế, bơm thêm tiền vào thị trường để trả nợ. Còn với các doanh nghiệp hay tổ chức tài chính lại tiềm ẩn rủi ro cao hơn, hoạt động kinh doanh của họ phụ thuộc lớn vào tình hình thị trường.
Bạn cần hiểu rằng thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi từ tài sản sang tiền tệ. Như vậy nếu tài sản nhà đầu tư cầm cố của bên phát hành không thể bán hoặc bán với giá thấp, họ sẽ khó thu hồi vốn đã đầu tư.
Ngoài ra, trong mỗi đợt phát hành nếu lãi suất quá thấp dễ hình thành biến động giá, ảnh hưởng đến lợi nhuận của bên trái chủ. Trong bối cảnh thị trường quá trầm lắng, chủ đầu tư có thể buộc phải bán trái phiếu với mức giá thấp hơn dự kiến.
Khi một công ty hoặc chính phủ bị xếp hạng tín dụng thấp cho thấy khả năng trả nợ của họ đang gặp vấn đề. Việc này tác động không hề tốt đến trái chủ khi họ muốn bán trái phiếu.
Việc phát hành trái phiếu giúp cho chính phủ hay các chính huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ phía nhà đầu tư. Ngược lại với người nắm giữ trái phiếu, họ sẽ thu về khoản lãi đáng kể theo định kỳ. Mặc dù vẫn còn tồn tại một vài rủi ro nhưng đầu tư vào trái phiếu vẫn an toàn hơn so với cổ phiếu và một số kênh đầu tư mạo hiểm khác. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có thể tự tin trả lời câu hỏi trái phiếu là gì!
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…