Nhắc đến tiền điện tử, có lẽ nhiều người chỉ liên tưởng đến Bitcoin hay ETH mà quên đi XRP. Hiện nay đồng XRP sở hữu giá trị vốn hóa thứ ba thị trường, chỉ sau “ông vua Bitcoin” và ETH. Vậy Ripple (XRP) là gì? Giữa Ripple và Bitcoin có điểm gì khác nhau? Hệ sinh thái Ripple gồm những loại hình sản phẩm nào?
Muốn hiểu đúng định nghĩa Ripple (XRP), trader cần tìm hiểu về lịch sử hình thành và những sản phẩm có trong hệ sinh thái Ripple.
Thuật ngữ Ripple dùng để chỉ giao thức xây dựng theo mô hình mã nguồn mở hoạt động giống như một hệ thống thanh toán ngang hàng, có tính phân tán. Năm 2012, Ripple chính thức trình làng phiên bản đầu tiên. Thế nhưng ít ai biết rằng, dự án này đã được lên ý tưởng từ năm 2004 với tên ban đầu là Ripplepay.
Ripple (XRP) là gì?
Giống như nhiều loại tiền điện tử phổ biến trên thị trường, Ripple hình thành trên một mạng lưới phân tán nhưng có thể xác định. Đồng thời từng note sẽ tham gia xác minh giao dịch dựa trên sự đồng thuận của các thành viên thay vì phải tập trung vào một cơ quan.
XRP chính là token đại diện cho hệ thống Ripple. Đồng XRP đóng vai trò như bên trung gian kết nối các giao dịch giữa nhiều loại hình tài sản, kể cả tiền fiat và tiền mã hóa.
Đồng XRP đóng vai trò như bên trung gian kết nối các giao dịch giữa nhiều loại hình tài sản
Token RXP được tạo ra là để đại diện cho phần giá trị cần trao đổi trong mạng lưới của Ripple. Phần lớn những hệ thống thanh toán quy mô lớn trên toàn cầu hiện nay đều sử dụng đồng USD trong quá trình trao đổi. Tuy nhiên phí chuyển đổi với đồng USD lại tương đối cao, thời gian luân chuyển còn chậm.
Nếu thay thế USD bằng đồng XRP quá trình luân chuyển sẽ chỉ mất đến vài giây. Quan trọng hơn phí chuyển đổi sẽ gần như bị loại bỏ. Đồng XRP có thể quy đổi giá trị sang bất kỳ loại tiền tệ hay tài sản nào chỉ với mức phí hoa hồng siêu thấp, cực kỳ hấp dẫn.
Trong hệ sinh thái Ripple sẽ hình thành lên một số loại sản phẩm cơ bản. Cụ thể phải kể đến như xCurrent, xRapid, xVia.
Trong hệ sinh thái Ripple sẽ hình thành lên một số loại sản phẩm cơ bản
xCurrent đóng vai trò như một cuốn sổ cái sở hữu tính chất phân tán. Mặc dù chính đơn vị sở hữu mạng lưới Ripple là những người đã phát triển dự án này nhưng xCurrent lại trực thuộc quản lý của World Wide Web Consortium. Đây là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận giữ nhiệm vụ đảm bảo quy chuẩn quốc tế cho nền tảng web trên toàn cầu được thực hiện đúng.
Cho đến thời hiện tại xCurrent vẫn là một trong những giải pháp ứng phổ biến nhất trên mạng Ripple với sự liên kết của trên 100 tổ chức hoạt động tài chính. Phần lớn trong số này đã hoàn tất giai đoạn test thử nghiệm để chính thức áp dụng cho các giao dịch.
Thực tế đã cho thấy xCurrent sẽ vận hành tốt nhất với những tài khoản hoạt động xuyên quốc gia. Tương ứng với giao dịch của một số cặp tiền tệ chủ đạo như USD / EUR, USD / JPY,..
Tài khoản sở hữu tính thanh toán kém nên dùng đến xRapid thông qua token XRP tính thanh khoản có thể được cải thiện hơn. Quá trình này thực hiện bằng cách quy đổi loại tiền ban đầu sang đồng XRP, tạo thành quỹ thưởng. Nhờ đó hệ thống ngân hàng phát hành sẽ hạn chế tốt tình trạng tiền thì nằm trong ngân hàng nhưng lại bị phụ thuộc vào những tổ chức tài chính khác.
Tài khoản sở hữu tính thanh toán kém nên dùng đến xRapid thông qua token XRP tính thanh khoản có thể được cải thiện
Hiện nay đã có không ít hệ thống ngân hàng lớn bổ sung dịch thanh toán Moneygram, Western Union,.. Hoạt động trên xRapid.
xVia hỗ trợ giao diện người dùng giúp cho xRapid, xCurrent trở nên thân thiện hơn. Nhờ vào API giúp cung cấp hệ thống nền tảng kết nối cho những tổ chức tài chính đang sử dụng sản phẩm trong hệ sinh thái của Ripple. Từ đó tạo thuận tiện cho quá trình theo dõi hoạt động thanh toán.
Dự án Ripple đã lên ý tưởng để đến năm 2004, đội ngũ tham gia phát triển XRP gồm nhiều nhân tài trong lĩnh vực lập trình, tài chính.
Trong đó Chris Larsen giữ trọng trách CEO của Ripple từng là nhà đồng sáng lập của E-LOAN (một công ty tài chính khá nổi tiếng). Bên cạnh đó còn phải kể đến Mt.Gox sở hữu không ít kinh nghiệm chinh chiến với nhiều dự án lớn.
Mọi giao dịch trên Ripple đều hoạt động theo mô hình ngân hàng Peer to Peer, không cần thông qua bên trung gian. Dù có nét tương đồng với Blockchain nhưng bản chất của Ripple rất khác với Blockchain.
Mọi giao dịch trên Ripple đều hoạt động theo mô hình ngân hàng Peer to Peer
Theo đó, hệ thống sổ cái quản trong Ripple lại chịu sự quản lý của các máy chủ hoạt động độc lập có xác thực. Điểm này rất khác so với mạng máy tính ẩn danh.
Tốc độ xử lý giao dịch trên XRP chỉ là giây nhanh hơn nhiều lần so với Bitcoin.
Bên cạnh đó, XRP còn có giá trị như phí giao dịch, đồng thời ngăn chặn các giao dịch không hợp lệ trong hệ thống. Trong trường hợp cần cập nhật thông tin trong sổ cái, mỗi bên liên quan cần phải trả khoảng bằng đồng XRP với giá trị tương đương 0.00001 XRP.
Không ít người lâu nay vẫn đánh đồng bản chất của Bitcoin và Ripple. Thế nhưng ngay từ đầu chúng đã có định hướng phát triển không hề giống nhau.
Bitcoin và Ripple có định hướng phát triển không hề giống nhau
Bitcoin được đội ngũ phát triển định hướng như một loại tiền tệ kỹ thuật số của tương lai. Chủ sở hữu Bitcoin có thể dùng loại tiền tệ này để mua bán bất kỳ loại hàng hóa hay chi trả cho một dịch vụ nào đó.
Trong khi đó, Ripple lại được tạo ra cho hệ thống ngân hàng trên toàn cầu, hình thành mạng lưới thanh toán trao đổi tiền tệ. Nói cho dễ hiểu thì Ripple sẽ vươn tầm trở thành hệ thống thanh toán chung trên toàn cầu thay vì đơn thuần chỉ đóng vai trò như một loại tiền tệ.
Bitcoin vận hành trên nền tảng công nghệ Blockchain, giao dịch được xác nhận bằng sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong mạng lưới. Tuy nhiên với Ripple lại sử dụng đến tập hợp sổ cái đồng thuận, xác thực bởi mạng máy chủ độc lập. Trung bình cứ sau vài giây, một sổ cái mới trong mạng lưới Ripple lại được tạo ra.
XRP không thiết kế như một loại tiền tệ có thể khai thác như Bitcoin. Đồng Bitcoin bị giới hạn ở mức 21 triệu trên toàn cầu. Tuy nhiên số lượng của XRP lại lên đến 100 tỷ và chúng đã được khai thác. Thực tế trên thị trường hiện đã có xấp xỉ 38 tỷ, phần XRP còn lại đã được Ripple quản lý và phát hành đều đặn theo định kỳ.
Tóm lại, Bitcoin thiết kế theo dạng không khai thác trước nhằm duy trì mạng lưu ý thợ đào. Còn với XRP lại đã được khai thác ngay từ đầu và phát hành dần dần.
Bitcoin về cơ bản là một loại tiền tệ phục cho nhu cầu trao đổi buôn bán mọi dịch sản phẩm. Còn Ripple lại đóng vai thay thế cho những loại tiền tệ khác nhằm rút ngắn thời gian và giảm phí chênh lệch.
Mạng lưới Ripple hoàn toàn giống với một sàn giao dịch tiền tệ mang tính phi tập trung, ngược lại với Bitcoin. Vì thế trader hoàn toàn có đổi XRP lấy bất kỳ loại tiền nào khác có trong mạng lưới giao dịch Ripple mà không cần phải thông qua bên trung gian.
Mặc dù sở hữu tính chất không hoàn toàn giống với Bitcoin nhưng giá trị của Ripple lại bị chi phối khá lớn bởi đồng Bitcoin. Bên cạnh đó giá trị của đồng XRP còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố khác như lượng coin được bơm thêm, tình hình chung của thị trường,..
Thuộc top đầu trong các token có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường. Vậy nên, nhu cầu mua bán Bitcoin hiện cũng đang cực kỳ lớn. Vậy làm thế nào để có thể mua bán XRP một cách dễ dàng nhất?
Nếu muốn sở hữu một lượng XRP nhất định, bạn nên mua chúng trên một số sàn giao dịch tiền điện tử lớn như Huobi, Okex Binance,.. Chỉ cần đăng ký tài khoản và nạp tiền là bạn đã thoải mái mua XRP, chờ cho giá lên rồi tiếp tục bán đi.
Sàn Remitano cho phép trader mua bán đồng XRP bằng tiền VNĐ
Tại Việt Nam hiện có sàn Remitano cho phép trader mua bán đồng XRP bằng tiền VNĐ. Đồng thời, sàn cũng hỗ trợ trader lưu trữ XRP trực tuyến và rút nạp khi cần thiết.
Muốn bán đồng Ripple trên sàn Binance hay một số sàn giao dịch tiền điện tử khác, trader cần lựa chọn loại token muốn quy đổi từ XRP rồi chọn bán. Khi bán xong, bạn sẽ thu về một lượng Bitcoin hoặc ETH (2 loại tiền điện tử có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường) về ví lưu trữ. Số tiền này sau đó có thể quy đổi sang đồng VNĐ.
Chẳng hạn khi bán đồng XRP tại sàn Remitano, trader chỉ việc click vào ô “Bán”. Sau tiền sau đó sẽ tự động quy đổi sang VNĐ. Trader lúc này nếu muốn có rút từ ngân hàng hoặc một số cổng giao dịch khác.
Muốn lưu ý đồng XRP, trader sẽ có 3 lựa chọn. Gồm lưu trữ trên sàn, trên các ví trực tuyến hoặc trên ví lạnh offline.
Tất cả sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay đều hỗ trợ trader lưu trữ XRP. Có nghĩa ngay sau khi đạt mua, lượng XRP đã được chuyển vào ví lưu trữ. Nhờ đó, khi cần giao dịch, trader sẽ không phải gặp bất kỳ khó khăn nào.
CoinPayments hỗ trợ trader lưu trữ XRP với độ bảo mật cao
Nếu lo lắng sàn giao dịch có nguy cơ bị hack, trader nên tạo ví trên một số sàn lựu uy tín như Cryptonator, CoinPayments, GateHub,.. Hệ thống ví điện tử trên những sàn này có độ bảo mật cao. Khi cần giao dịch, trader vẫn rất dễ dàng để luân chuyển.
Ví lạnh là lựa chọn lý tưởng cho những trader có nhu cầu đầu cơ, tích lũy đồng XRP trong thời gian dài. Ưu điểm dễ nhận thấy khi cất giữ trên ví lạnh offline là hạn chế tối đa nguy cơ bị hack. Bởi ví lạnh không kết nối với internet nên hacker gần như không có cơ hội tiếp cận và đánh cắp.
Tỷ giá của đồng XRP luôn biến động nhưng nhìn chung không mạnh như đồng Bitcoin. Theo như thiết kế ban đầu sẽ có khoảng 100 tỷ XRP được phát hành. Một nửa trong số này do các công ty nắm giữ, một nửa phát hành ra thị trường.
Cập nhật tỷ giá XRP tại thời điểm tháng 2/2021
Cho đến thời mà Dũng viết bài này, tỷ giá XRP đã xấp xỉ 0.37 USD. Nếu tính theo BTC thì 1 XRP bằng khoảng 0.00001034 BTC. vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 17 tỷ USD. Thống kê trên được lấy từ một website khá uy tín chuyên cập nhật tỷ giá các loại tiền điện tử.
Trong năm 2017 tốc độ tăng trưởng của XRP đã đạt con số 35000%. Bởi khi kể từ tháng 1 cùng năm đó giá XRP chỉ đạt 0.006 USD nhưng đến tháng 12, con sổ này đã tăng lên 2.8 USD.
Trong năm 2017 tốc độ tăng trưởng của XRP đã đạt con số 35000%
Sự tăng trưởng vượt bậc của XRP đến từ việc nhiều hệ thống ngân hàng lớn đã chấp mạng lưới Ripple. Niềm tin của giới đầu tư vì thế mà ngày càng được củng cố.
Khi có thêm nhiều tổ chức tài chính chấp thuận, hệ sinh thái của XRP cũng vì thế mà ngày một mở rộng. Ripple là một trong số ít những đồng tiền mã hóa đã được tối ưu luôn chuyển tại thị trường Châu và Bắc Mỹ.
Ngoài ra khá nhiều ngân hàng tại Nhật Bản cũng đưa ra tuyên bố sẵn sàng chấp thuận Ripple trong hệ thống thanh toán của họ. Trong số này có công SBI mới chính thức cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán bằng đồng XRP.
Token XRP của mạng lưới Ripple mặc dù chưa thể cạnh tranh với đồng BTC nhưng tốc tăng trưởng từ giai đoạn 2017 đến nay là cực kỳ ấn tượng. Phí giao dịch thấp hơn nhiều so với Bitcoin là lợi thế tương đối lớn của đồng XRP.
Có nên đầu tư vào Ripple thời điểm này?
Mặt khác ngày càng có nhiều hệ thống ngân hàng lớn chấp nhận Ripple trong mạng lưới giao dịch của họ cũng là một điểm sáng trong tương phát triển của XRP. Con số 0.37 USD lúc này dường như quá nhỏ bé so với mức đỉnh trên 34.000 USD của đồng Bitcoin. Thế nhưng cũng không ai dám chắc một ngày đẹp nào đó giá XRP có thể vọt tăng.
Đầu tư vào XRP không yêu cầu số vốn lớn như Bitcoin. Vì thế nguy cơ thua lỗ không quá lớn khi rót vào BTC. Có nên đầu tư vào Ripple lúc này hay không còn tùy vào đánh của từng trader. Trong khuôn khổ bài viết này, Dũng chỉ đưa ra một vài thống kê so sánh để bạn có cái nhìn khách quan hơn về thị trường XRP toàn cầu.
Ngay từ đầu số lượng token XRP đã được khai thác sẵn và ấn định ở con số 100 tỷ
Giống như nhiều nền tảng khác, Ripple luôn tồn tại song hành cả ưu và nhược điểm. Nếu muốn đầu tư hiệu quả vào đồng XRP, trader cũng nên nắm bắt rõ từng điểm mạnh, điểm yếu đó.
Vì xây dựng trên mã nguồn mở nên Ripple khó tránh khỏi sự nhòm khó của hacker. Nguy cơ bị hack vẫn rất hiện hữu mặc thực tế để hack hệ thống của Ripple không hề dễ.
Mặt khác vì đã được khai thác hoàn toàn và tung dần dần ra thị trường nên XRP có thể bị thao túng giá bởi công ty phát hành.
Ripple xây dựng phát triển theo hướng trở thành một mạng xã hội giao dịch chứ không chỉ tập trung vào riêng token XRP. Ngày có nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lớn chấp thuận Ripple trong hệ thống thanh toán của họ. Khối lượng giao dịch của XRP cũng chỉ xếp sau BTC và ETH. Giá trị của luôn token này vẫn không ngừng tăng tạo cơ hội cho trader tìm kiếm lợi nhuận. Sau bài viết này hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ Ripple (XRP)
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé:
>> https://www.lekimdung.com/go/binance
Thị trường tiền điện tử ngày càng nhận được sự quan tâm của giới đầu…
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ của thị trường tiền…
Với những nhà đầu tư và yêu thích công nghệ blockchain có lẽ đã không…
Litentry (LIT coin) được đánh giá là một trong các dự án gây sốt hiện…
Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện đại thì bán hàng online…
Lịch sử luôn là một trong những đề tài thu hút tái hiện những câu…