Quảng Cáo & Truyền Thông

10 kênh truyền thông hỗ trợ bán hàng

Kênh truyền thông là một công cụ vô cùng cần thiết trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhờ có kênh truyền thông, thương hiệu và các thông tin về sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp được lan tỏa một cách nhanh chóng. Người tiêu dùng biết đến sản phẩm của bạn và dẫn đến quyết định mua sản phẩm. Trong bối cảnh marketing 4.0 thì các kênh truyền thông càng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tùy theo mục đích và sự tiện lợi mà bạn có thể lựa chọn cho mình một hay nhiều kênh truyền thông phù hợp. Dưới đây là top 10 kênh truyền thông hỗ trợ bán hàng. Hãy cùng Dũng hiểu nhé!

Vai trò của kênh truyền thông trong việc kinh doanh

Nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh đạt được thành công thì marketing là một việc vô cùng cần thiết. Công cụ hữu hiệu để triển khai các chiến lược truyền thông – marketing chính là các kênh truyền thông. Trước hết, các kênh truyền thông giúp lan tỏa các thông tin về doanh nghiệp một cách vô cùng nhanh chóng. Độ nhận diện thương hiệu được tăng lên giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Nếu chiến lược truyền thông của bạn đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng và chiếm được cảm tình của họ thì sẽ thúc đẩy được doanh số bán hàng. Hơn nữa, khi có vấn đề xảy ra thì các kênh truyền thông luôn là công cụ quan trọng nhất mà bạn cần phải kiểm soát và đưa ra thông báo ngay lập tức để khách hàng nắm bắt được thông tin.

Kênh truyền thông là công cụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Sức mạnh của kênh truyền thông trực tuyến

Trong bối cảnh internet phát triển như vũ bão, sức mạnh của các kênh truyền thông trực tuyến ngày càng được phát huy. Thông tin được lan tỏa theo cấp số nhân, kể cả tích cực hay tiêu cực. Marketing 4.0 cũng ra đời từ đây. Các hình thức marketing truyền thống chuyển sang hình thức marketing mới dựa trên tình trạng online và offline của khách hàng.

Các kênh truyền thông trực tuyến không ngừng cải tiến các tính năng để cho phép bạn đăng những bức ảnh chất lượng và kéo dài thời lượng của các video. Hơn nữa, các kênh truyền thông trực tuyến còn giúp gia tăng mức độ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua việc like, share, và comment.

Các kênh truyền thông trực tuyến ngày càng chứng tỏ sức mạnh của mình

Top 10 kênh truyền thông hỗ trợ bán hàng

Các kênh truyền thông hỗ trợ rất nhiều trong việc bán hàng. Mỗi kênh truyền thông sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo chiến lược kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn được một hay nhiều kênh truyền thông phù hợp. Dưới đây là top 10 kênh truyền thông hỗ trợ việc bán hàng.

Facebook

Với số lượng hơn 20 triệu người ở Việt Nam sử dụng Facebook và gần 2/5 người dùng Facebook tìm kiếm sản phẩm mới và có thói quen tiêu dùng thông qua Facebook, ta nhận thấy được lợi ích của kênh truyền thông này trong việc  lan tỏa thương hiệu, các thông tin về sản phẩm, và các dịch vụ của doanh nghiệp. Facebook cho phép cho đăng những video có độ dài tối đa lên đến 20 phút nên các hình thức marketing như video quảng cáo, video animation, TVC quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp,…có thể dễ dàng được đăng tải lên.

Facebook

Instagram

Instagram là một mạng xã hội rất quen thuộc đối với chúng ta. Chúng ta yêu thích  Instagram bởi nền tảng tuyệt vời trong việc đăng tải ảnh và video. Những bức ảnh luôn được đảm bảo chất lượng bởi các bộ lọc ảnh mà kênh truyền thông trực tuyến này cung cấp. Do nhu cầu đăng tải video mà Instagram đã nâng thời gian tối đa của một video từ nền tảng 15 giây lên 60 giây. Hơn nữa, khả năng chia sẻ những thông tin qua các kênh truyền thông trực tuyến khác như facebook, twitter, website,…chính là một ưu điểm được người dùng đánh giá rất cao. Nhờ các tính năng nổi bật của mình mà kênh truyền thông này được sử dụng để hỗ trợ cho việc bán hàng

Instagram

Youtube

Không giới hạn nội dung và thời gian video đăng tải chính là ưu điểm nổi bật của kênh truyền thông này, nhất là trong bối cảnh marketing 4.0. Youtube luôn là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khi muốn đăng tải các video marketing như video animation, video giới thiệu doanh nghiệp, video quay phim sự kiện doanh nghiệp,…Video là sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh. Do đó, khách hàng có thể cảm nhận hết sự sinh động của hình ảnh và sự sống động của âm thanh. Bạn sẽ chiếm được cảm tình của người xem nếu nội dung của video chạm đến người xem.

Youtube

LinkedIn

LinkedIn quả là một lựa chọn vô cùng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn chỉ muốn tập trung vào các hoạt động kinh doanh. Thông qua những tiện ích được cung cấp bởi kênh truyền thông này, các đối tác và những người tìm kiếm việc làm có cơ hội gặp gỡ và hợp tác với nhau trong tương lai. Nếu chiến lược kinh doanh này thực sự quan trọng với công ty bạn hay riêng cá nhân bạn thì hãy bắt đầu với LinkedIn nhé.

LinkedIn

Snapchat

Snapchat là một mạng xã hội thu hút được số lượng lớn người dùng trong thời gian gần đây. Thêm văn bản và hình vẽ, chụp ảnh, quay phim, rồi gửi những điều đó cho một số lượng người nhận có kiểm soát chính là những tính năng mà người dùng có được khi sử dụng kênh truyền thông trực tuyến này. Toàn bộ các thông tin trên tường của người sử dụng sẽ biến mất sau 24 giờ chính là điểm đặc biệt giúp tạo sự khác biệt giữa Snapchat với các kênh truyền thông khác. Tích cực đưa vào ứng dụng của mình các quảng cáo thực tế tăng cường (AR) chính là một hướng phát triển mới của Snapchat. Người xem có thể cảm nhận được sản phẩm như trong thế giới thực và tương tác với chúng thông qua tính năng quảng cáo thực tế tăng cường. Quả là một kênh truyền thông thú vị cho thời đại marketing 4.0 đúng không.

Snapchat

Twitter

Đừng bỏ qua kênh truyền thông phổ biến hàng đầu thế giới – Twitter. Đọc, xem, và tổng hợp tin nhắn chính là các tính năng của trang mạng xã hội này. Chỉ trong giới hạn 140 ký tự, bạn có thể chia sẻ bất cứ thông tin nào mà bạn yêu thích. Bạn có thể tweet hoặc retweet về bất cứ thông tin nào gây ấn tượng với bạn. Mạng xã hội này rất thú vị và vui nhộn. Thông qua kênh truyền thông này, doanh nghiệp có thể đánh giá được sức ảnh hưởng của các chiến dịch truyền thông – marketing. Slogan và hashtag liên quan đến sản phẩm thường được tìm thấy trên kênh truyền thông trực tuyến này.

Twitter

WordPress

WordPress là một kênh truyền thông cần thiết nếu bạn muốn tạo ra các website phục vụ cho việc kinh doanh. Nhờ một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP do WordPress cung cấp, website được tạo ra một cách dễ dàng. Các website từ đơn giản đến phức tạp được tạo ra nhờ các tính năng mà WordPress cung cấp. Với kênh truyền thông này, bạn có thể để đăng tải nhiều thông tin khác như blog cá nhân, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng, đặt phòng,…Dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, có nhiều gói giao diện có sẵn, có thể làm nhiều loại website khác nhau, nhiều plugin hỗ trợ,…chính là những ưu điểm của WordPress khiến cho nhiều người tin dùng kênh truyền thông này.

WordPress

Zalo

Zalo là một ứng dụng rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Đây là một phần mềm nhắn tin và gọi điện dựa trên nền tảng di động. Bên cạnh Facebook, Instagram thì Zalo là một lựa chọn rất tốt để hỗ trợ việc kinh doanh của bạn. Có mặt ở hầu hết các smartphone, hạn chế tối đa lượng khách hàng ảo, và có thể tạo ngay một cửa hàng với nhiều tính năng tiện ích chính là ba ưu điểm nổi bật của phần mềm này. Chính vì thế, Zalo là một mảnh đất vô cùng màu mỡ để bạn có thể khai thác nếu bạn có ý định kinh doanh online.

Zalo

Viber  

Viber là một kênh truyền thông tiếp thị ít tốn kém hơn so với các kênh truyền thông trực tuyến khác như Facebook, Google,…Bạn có thể gửi nhiều tin nhắn bán hàng đến những người dùng Viber mà không tốn một đồng nào. Tốc độ truyền tải thông tin của kênh truyền thông này là vô cùng nhanh chóng, nhất các đối tượng đã được lên danh sách. Trong bối cảnh marketing 4.0, Viber càng được sử dụng nhiều, nhất là đối với việc kinh doanh online.

Viber

Truyền hình – báo chí

Truyền hình, báo chí là những kênh truyền thông truyền thống giúp hỗ trợ việc kinh doanh. Đây là một hình thức giúp lan tỏa thông tin về thương hiệu và sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, truyền hình và báo chí là những kênh truyền thông trả phí rất cao, nhất là truyền hình. Đối với truyền hình, hình thức marketing thường thấy là những TVC quảng cáo có thời lượng không quá 60 giây. Do đó, nếu doanh nghiệp bạn không có nhiều chi phí thì có thể ưu tiên sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến khác như facebook, instagram, viber, zalo,…

Truyền hình

Kết Luận 

Như vậy, để hoạt động kinh doanh diễn ra một cách thuận lợi hơn thì việc sử dụng các kênh truyền thông để hỗ trợ là một việc vô cùng cần thiết. Nhờ có các kênh truyền thông này, thương hiệu và các thông tin về sản phẩm, và dịch vụ được lan tỏa một cách nhanh chóng. Tùy theo đặc tính sản phẩm và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn một hay nhiều kênh truyền thông khác nhau.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *