Nghề Barista là gì ? Những điều cần biết về nghề Barista
Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều về nghề Barista. Tuy nhiên, bạn chưa hiểu Barista là gì? Những công việc của một Barista là như thế nào? Và làm sao để trở thành một Barista chuyên nghiệp thực thụ. Tất cả sẽ được chia sẻ qua nội dung bài viết dưới đây, giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.
Nghề Barista là gì? Những điều cần biết khi lựa chọn công việc Barista
Nghề Barista là gì?
Nghề Barista đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Tên gọi Barista cũng như nền văn hóa đồ uống ngày càng trở nên phổ biến và đến gần với con người hơn. Vì vậy, khái niệm Barista không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Tên gọi Barista có nguồn gốc từ tiếng Ý, dùng để chỉ những người làm công việc pha chế đồ uống như cafe hoặc thức uống không cồn như Mocha, capuchino, Ice Blended, Latte Art… Đôi khi, một nhân viên Barista có thể kiêm luôn phục vụ, bán hàng hoặc chuẩn bị nguyên liệu pha chế.
Nói một cách khác, Barista là người thổi hồn vào những tách cafe vốn đơn điệu trở nên hấp dẫn, bắt mắt bằng việc sử dụng nghệ thuật vẽ Latte Art. Ngày nay hầu như ở bất kỳ nhà hàng món Âu hoặc tiệm cafe nào cũng có ít nhất 1-2 Barista pha chế đồ uống phục vụ khách.
Phân biệt giữa nghề Barista và Bartender?
Đôi khi, chúng ta thường nhầm giữa nghề Bartender và Barista là cùng một công việc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp thì hãy phân biệt rõ về hai định nghĩa dễ nhầm lẫn này.
- Bartender hay còn gọi là nghề pha chế rượu, các loại uống có cồn như Mojito, cocktail… Một bartender sẽ am hiểu về các loại rượu mạnh, rượu vang, rượu mùi…
- Barista là nghề pha chế cafe và các loại thức uống không cồn. Tuy nhiên, một số tiệm cafe, nhà hàng để đáp ứng nhu cầu của khách, Barista vẫn có thể pha chế đồ uống có cồn làm mới menu.
Công việc của một người làm Barista bao gồm những gì?
Công việc chính của một nhân viên pha chế là phục vụ và pha chế những ly cafe, thức uống có hương vị đạt chuẩn, cách trình bày đúng chuẩn và chất lượng đảm bảo. Ví dụ như một ly cafe Espresso, Barista chuyên nghiệp sẽ pha chế có mùi hương thơm ngát, dễ chịu và hai lớp màu nâu cánh gián sóng sánh, đẹp mắt.
Ngoài ra, Barista còn là người am hiểu về các loại thiết bị pha chế hiện đại như máy pha cafe, máy xay cafe, dụng cụ barista… Điều đó giúp cho người pha chế barista dễ dàng điều chỉnh thông số chính xác, đảm bảo chất lượng đồ uống đều đạt chuẩn hương vị.
Một số công việc của barista thường làm hiện nay như:
- Kiểm tra nguyên liệu pha chế đầu ca.
- Setup quầy bar pha chế.
- Chào đón, bán hàng và nhận order đồ uống từ khách hàng.
- Thực hiện công việc pha chế thức uống theo order của khách. Đảm bảo chất lượng đồ uống từ màu sắc, hương vị và cách trình bày.
- Giữ gìn vệ sinh khu quầy bar.
- Đảm bảo nguyên liệu trong quầy đủ bán mỗi ngày.
- Bảo quản nguyên liệu an toàn, đúng cách.
Đó là những công việc chính của một Barista chuyên nghiệp sẽ đảm nhiệm trong một ngày làm việc. Để thực hiện tốt công việc của một Barista chuyên nghiệp, bạn cũng cần có những kỹ năng cần thiết. Nội dung tiếp theo sẽ chia sẻ cùng bạn những kỹ năng cần và đủ đó.
Công việc chính của một Barista là gì?
Nghề Barista cần những kỹ năng gì?
Để học ngành Barista chuyên nghiệp, bạn cần trang bị không chỉ về kiến thức mà cần rèn luyện kỹ năng cần thiết như:
Sở hữu tố chất sáng tạo
Tố chất sáng tạo là khả năng cần có trên con đường trở thành một Barista chuyên nghiệp của bạn. Bởi Barista chuyên nghiệp được ví như bếp trưởng cafe, sở hữu khả năng sáng tạo để tạo nên những tách cafe đẹp mắt, hấp dẫn. Bên cạnh đó, khả năng sáng tạo còn giúp Barista có thể phát triển thức uống mới mẻ, thơm ngon hơn bổ sung và làm mới cho thực đơn cửa hàng, thu hút đông khách hơn.
Người làm Barista đòi hỏi tính cách kiên trì
Công việc Barista có vẻ là đơn giản nhưng pha chế cafe Ý chuẩn đòi hỏi thời gian và sự luyện tập lâu dài. Cùng với đó, bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình. Nếu một barista không có đủ kiên trì, kiên nhẫn thì rất khó để vượt qua giai đoạn đầu mới vào nghề.
Cẩn thận trong công việc
Những tách Cappuccino hay Latte Art là thức uống đạt chuẩn để đánh giá tay nghề của một barista có thực sự chuyên nghiệp hay không. Để pha chế được những tách đồ uống đó, người pha chế cần phải cẩn thận, quan sát lớp bọt sữa từ quá trình đánh sữa cho đến giai đoạn rót vào ly tạo hình. Nếu không cẩn thận rất dễ làm hỏng ly thức uống nghệ thuật này.
Kiến thức và thành thạo kỹ năng pha chế
Kỹ năng pha chế là những thao tác, kỹ thuật chuyên môn cơ bản cần có ở một barista chuyên nghiệp. Bởi thành thạo những kỹ năng pha chế đó sẽ giúp bạn nhanh nâng cao tay nghề, sáng tạo hơn trong công việc của mình. Đặc biệt, nó cũng giúp bạn nhanh thăng tiến trong sự nghiệp với nghề Barista.
Khả năng cảm vị tốt
Bạn có thể nhận biết được sự khác biệt của các loại cafe để đánh giá chất lượng của chúng. Bởi trong quá trình pha chế, có rất nhiều yếu tố khách quan tác động đến mùi vị của cafe như nhiệt độ nước, hạt cafe, dụng cụ pha… Vì vậy, trước khi mang tới cho khách hàng, Barista thường nếm thử riêng để sớm phát hiện những sai sót.
Pha chế thức uống như sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật
Con gái có nên chọn nghề Barista hay không?
Đối với nghề pha chế nói chung, nghề Barista nói riêng đều không yêu cầu tuổi tác hay giới tính. Đặc biệt, trong thời buổi hiện đại như ngày nay, không có nghề gì mà con gái nên làm hoặc không nên làm. Bởi chỉ cần bạn có đam mê và yêu thích với nghề pha chế thức uống thì việc chọn học nghề Barista chuyên nghiệp là điều hoàn toàn hợp lý.
Thực tế cho thấy, đã có quá nhiều Barista là nữ đang làm việc tại quán cafe lớn. Và họ đã được làm công việc đúng đam mê, sở thích của mình với mức lương khá cao. Thậm chí, nhiều bạn nữ đã thành công khi theo đuổi công việc này cũng như khẳng định tay nghề của chính mình.
Mức lương của nghề Barista là bao nhiêu?
Mức lương của nghề Barista tương đối cao và ổn định. Mức lương trung bình đối với nhân viên mới đi làm, chưa có nhiều kinh nghiệm khoảng 250- 300 USD/ tháng. Sau 1-2 năm, năng lực làm việc tăng thì mức lương sẽ cao hơn, lên khoảng 350 USD/tháng.
Nếu tay nghề cao, lộ trình thăng tiến của nghề pha chế sẽ nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn có thể trở thành quản lý, giám sát hoặc cửa hàng trưởng trong tương lai. Với những vị trí này, mức lương vô cùng hấp dẫn, lên đến khoảng 400-500 USD/ tháng. Thậm chí bạn có thể nhận mức lương >1.300 USD nếu thăng chức giám đốc bộ phận ẩm thực- chức vụ cao nhất trong nghề pha chế.
Lộ trình thăng tiến của nghề Barista chuyên nghiệp
Barista là nghề có mức thu nhập ổn định và tiềm năng phát triển lớn. Lộ trình thăng tiến của nghề Barista được mở rộng hơn tại các nhà hàng- khách sạn lớn hoặc chuỗi thương hiệu đồ uống cafe nổi tiếng. Để hiểu rõ hơn về lộ trình thăng tiến của nghề Barista, bạn có thể tham khảo công việc của 7 vị trí dưới đây:
Barista chuyên nghiệp, tài ba tạo ra những tách cafe hấp dẫn
Barboy ( Phụ bar)
Trách nhiệm chính của một người phụ bar là chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ Barista trong quá trình pha chế thức uống. Họ cũng là người thực hiện pha chế các đồ uống đơn giản tại quầy bar. Sau một thời gian làm việc tốt, phụ bar sẽ có cơ hội trở thành một Barista.
Barista- nhân viên pha chế
Khi trở thành nhân viên pha chế thì công việc chính của bạn là pha chế đồ uống theo yêu cầu khách hàng. Ngoài ra, barista là người trực tiếp chỉ đạo, tạo công việc cho phụ bar và nhân viên mới. Sau thời gian làm việc, bạn phát triển khả năng pha chế chuyên nghiệp và có kỹ năng quản lý sẽ được thăng chức lên Bar trưởng.
Bar trưởng
Đảm nhận vị trí Bar trưởng, bạn sẽ không cần trực tiếp pha chế thức uống phục vụ khách hàng. Thay vào đó, bạn sẽ là người hỗ trợ Barista trong việc quản lý công việc từ khâu chuẩn bị, sơ chế nguyên vật liệu, trang trí, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, đảm nhiệm công việc kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, phát triển công thức pha chế và thực đơn mới…
Giám sát bộ phận pha chế
Là người trực tiếp chịu trách nhiệm kiểm định số lượng, chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến tay khách hàng, phát triển thực đơn hoặc sáng tạo đồ uống mới cho cửa hàng. Ngoài ra, một giám sát bộ phận pha chế còn có nhiệm vụ quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo hiệu quả công việc, phân công công việc cho nhân viên. Phối hợp cùng bộ phận khác để nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi thăng tiến lên chức vụ này, mức lương của bạn sẽ đạt từ 300- 400USD/ tháng.
Quản lý bộ phận pha chế
Thăng tiến lên bộ phận quản lý, bạn sẽ hỗ trợ điều hành và giám sát mọi hoạt động của quầy Bar, đảm bảo tiêu chuẩn thức uống và chất lượng phục vụ. Đồng thời, bạn sẽ đảm nhiệm việc phát triển các chương trình đào tạo nhân sự cũ mới, lên kế hoạch và phân công nhân sự, quản lý tài chính cho cửa hàng.
Quản lý bộ phận ẩm thực
Đây là chức vụ sẽ chịu trách nhiệm về tài chính, phối hợp với bếp trưởng điều hành và phát triển thực đơn cho cơ sở. Điều phối nhân sự làm việc thuộc khu vực quản lý của mình. Ngoài ra, quản lý bộ phận ẩm thực còn đảm nhiệm việc tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên cho cơ sở. Vị trí công việc càng cao, mức lương trung bình cũng tăng nhiều hơn, dao động khoảng 750-1.100 USD/ tháng.
Giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực
Giám đốc bộ phận dịch vụ ẩm thực là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nghề Barista chuyên nghiệp. Với vị trí này, bạn phải chịu trách nhiệm vận hành các hoạt động của quán Bar, nhà hàng hiệu quả nhất, mang lợi nhuận về cho cơ sở kinh doanh. Cùng phối hợp với các bộ phận, phòng ban để xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh của hệ thống nhà hàng, cơ sở kinh doanh. Mức lương trung bình của vị trí này lên tới hơn 1.300 USd/ tháng. Đây là con số mơ ước của bất kỳ bạn nào theo đuổi nghề Barista.
Quá trình tạo ra những tách cafe ngon đạt chuẩn của một Barista
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích về khái niệm “ Barista là gì?” cùng những điều cần biết của nghề Barista chuyên nghiệp. Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn theo đuổi nghề mình yêu thích.