Phân Tích Kỹ Thuật

Chỉ số RSI là gì ? Công Thức & Cách Dùng Như Thế Nào ?

Hiểu đúng chỉ số sức mạnh tương đối RSI giúp cho nhà đầu tư nắm trong tay lợi thế cực kỳ lớn. Đặc biệt là khi bạn đang tham gia vào thị trường chứng khoán, tài chính, Forex. Hay thậm chí đầu tư vào thị trường vàng, người cũng dựa vào RSI. Vậy chính xác chỉ số RSI là gì? Làm thế nào để sử dụng RSI sao cho hiệu quả? Chia sẻ của Kim Dũng trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Xem thêm

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là gì ? 

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI (Relative Strength Index) là một chỉ số đo lường cho biết sự biến động giá. Qua đó giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng mua bán quá mức với cùng một mức giá của một mã cổ phiếu hoặc một tài sản tài chính bất kỳ.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cho biết xu hướng giá cả của thị trường 

Chỉ số RSI xuất hiện từ khoảng thập niên 70. Chính xác hơn, RSI được phát triển bởi kỹ sư J. Welles Wilder. Vị kỹ sư này bắt đầu tham gia đầu tư tài chính từ thập niên 60. Năm 1972, ông từng thu về khoản lợi nhuận 100.000USD từ nguồn cổ phần bán đi của mình và một số cộng sự.

Sau đó, J. Welles Wilder tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bằng kinh nghiệm đầu và am hiểu về kỹ thuật, ông đã nghiên cứu và phát triển công cụ hỗ trợ đo lường xu hướng mua bán. Năm 1978, J. Welles Wilder chính thức giới thiệu đường RSI trong ấn bản “New Concepts in Technical Trading Systems” nổi tiếng.

Ngày nay, RSI đã trở thành công cụ phân tích giá cả, xu hướng được sử dụng phổ biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, Forex, vàng, tài chính.

Công thức tính chỉ số RSI 

Để tính chỉ số sức mạnh tương đối RSI, người ta sẽ sử dụng công thức sau:

Chỉ số RSI = 100 – 100/(1+RS)

Trong công thức trên thì RS chính là giá trị chia trung bình của các kỳ tăng giá chia trung bình của các kỳ giảm giá trong quãng thời gian cần tính toán. Theo đó, giá RS có thể được tính toán theo công thức: RS = Σ(kỳ tăng giá)/Σ(kỳ giảm giá).

Thông thường, chỉ số RSI được xác định dựa theo giá chốt phiên của 14 ngày gần đó nhất. Vì vậy người còn gọi đó là đường RSI 14.

Trước đây việc tính toán giá trị RSI vẫn thực hiện theo cách thủ công. Tuy nhiên hiện giờ đã có máy móc hỗ trợ việc tính tới. Vì thế nhà đầu tư chỉ đọc sao cho đúng và thực hiện giao dịch vào thời điểm thích hợp.

Vùng quá mua và vùng quá bán trong đường RSI là gì? 

Chuyển động của đường RSI luôn xoay quanh mức 0 và 100. Thực tế khu vực hoạt động chính của RSI là vùng quá mua và vùng quá bán.

Vùng quá mua và vùng quá bán trong đường chỉ báo RSI 

  • Vùng quá mua – overbought: Trong trường hợp đường ruột RSI vượt qua mức 70, các nhà đầu tư đang có xu hướng mua rất nhiều kéo giá lên cao vượt khỏi mức cân bằng.
  • Vùng quá bán – oversold: Trong trường hợp đường RSI thấp hơn ngưỡng 30, các nhà đầu tư đang có xu hướng bán đi rất nhiều kéo theo giá bị đẩy xuống thấp hơn ngưỡng cân bằng.

Đối với thị trường chứng khoán, thì một mã cổ phiếu nằm ở vùng overbought hoặc oversold khả năng cao cổ phiếu đó sẽ được điều chỉnh giá về ngưỡng cân bằng.

Trường hợp cổ nằm ở vùng quá mua liên tiếp đồng thời giữ vững trên mức 70 có nghĩa cổ phiếu đang trong thời kỳ tăng mạnh. Khi đó mức giá điều chỉnh từ 70 có thể lên mức 80. Ngoài ra, trong xu hướng tăng mạnh, RSI thường ở trong trạng thái overbought hoặc oversold trong một khoảng thời gian tương đối dài.

Tuy vậy, để nắm bắt tốt cơ hội đầu tư hoặc phòng tránh rủi ro, nhà đầu tư cần nhận biết tín hiệu mua bán của thị trường. Cụ thể:

  • Tín hiệu mua: Đây là lúc giá cổ phiếu nằm trong vùng quá mua đồng thời đường RSI nằm dưới mức 70. Đó rất có thể là tín hiệu cho biết cổ phiếu có xu hướng giảm mạnh hơn so với khả năng tăng giá.
  • Tín hiệu bán: Lúc này, cổ phiếu nằm trong vùng quá bán và đường RSI bắt đầu vượt qua mức 30. Đây là tín hiệu cho biết cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá mạnh mẽ hơn xu hướng giảm giá.

Trong trường hợp thị trường luôn có xu hướng tăng mạnh hay uptrend, chỉ số sức mạnh tương đối RSI thường hoạt động trong phạm vi khoảng từ mức 40 đến 90. Lúc đó, khu vực từ 40 đến 50 có thể xem như vùng phạm vi hỗ trợ. 

Trong trường hợp ngược lại, thị trường luôn có xu hướng giảm mạnh hay downtrend, chỉ số RSI sẽ hoạt động trong phạm vi từ 10 đến 60. Và lúc này khu vực từ 50 đến 60 có thể xem vùng kháng cự.

Vai trò của chỉ số RSI trong đánh giá thị trường 

Trong đánh giá thị trường, chỉ số sức mạnh tương đối RSI luôn giữ vai trò rất quan trọng. Từ phần chỉ báo này nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào một lĩnh vực tài chính nào đó.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cho phép dự báo xu hướng giá cả trong tương lai 

Dự đoán xu hướng giá trong tương lai 

Dựa vào phần chỉ báo của đường RSI, người chơi hoặc đưa ra được dự báo xu hướng giá cả của thị trường sẽ diễn ra trong tương lai gần.

  • Dự đoán giá tăng: Giá cả của thị trường có xu hướng tăng khi RSI vượt qua mức 50 di chuyển từ dưới lên trên. Hoặc đường RSI hoạt động mạnh trong vùng từ 45 đến 55 hay cũng có đường RSI vượt dưới mức 45.
  • Dự đoán giá giảm: Giá trị đường RSI giảm xuống mức 50. Hoặc đường RSI hoạt động mạnh trong vùng từ 45 đến 55 hay đường RSI xuống dưới mức 45.

Xác định sự phân kỳ hoặc hội hội tụ của vùng giá 

Một xu hướng tăng hoặc giảm giá đột ngột có thể được báo trước bởi một tín hiệu phân từ đường RSI. Theo đó khi phân tích nhà đầu tư cần nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy dễ thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.

  • Phân kỳ dương được hiểu là tình trạng RSI và giá biến đổi theo 2 chiều ngược nhau. Ở tình huống này, chỉ số RSI sẽ tăng hình thành đỉnh trong khi giá giảm hình thành đáy. Phân kỳ dương là tín hiệu cho biết giá vẫn tiếp tục tăng bất chấp đà giảm.
  • Ở trường hợp ngược lại, phân kỳ âm chỉ báo cho biết giá tăng nhưng thực tế thị trường vẫn diễn ra xu hướng giảm giá. Vì vậy, RSI chỉ thực sự dự báo chính xác với thị trường ít xảy ra biến động.

Trong khi đó sự hội tụ của chỉ báo RSI và giá lại là tín hiệu cho biết một xu hướng tăng hoặc giảm sắp kết thúc. Khi đó giá dễ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Cách sử dụng RSI hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán 

Theo như hình minh họa, chỉ cần nhìn vào 2 đường màu đỏ, người chơi sẽ phân tích được khá nhiều điều. Dễ thấy rằng cổ phiếu VNM được điều chỉnh giảm kéo theo đường RSI giảm theo. Đây là diễn biến hợp lý bởi đường RSI và giá di chuyển theo hướng cùng chiều.

Hình minh họa phân tích giá cả dựa vào đường RSI 

Thế nhưng ngược lại, bạn cũng nên chú ý đến 2 đường màu xanh. Dễ nhận ra, VNM vẫn đang giảm nhưng đường RSI lại có xu hướng đi lên. Trong trường hợp này, 2 đường màu xanh cho biết tính hội tụ của chỉ báo RSI và chỉ báo giá, 2 đường này dần tiến gần lại với nhau. Đó là tín hiệu dự báo một xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng.

Mặc dù đang ở mô hình elip của đường giá nhưng xu hướng giá chưa thực sự rõ nét. Thế nhưng, hình elip của chỉ báo RSI cũng cho biết thời điểm đường RSI sẽ làm gián đoạn quá trình giảm của chính bản thân đường RSI đó. Đồng thời, dự báo cho một xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu sắp chấm dứt và khởi đầu cho một xu hướng tăng.

Kết Luận 

Có thể xem đường chỉ báo sức mạnh tương đối RSI như một công cụ đắc lực trong phân tích xu hướng giá cả thị trường. Tuy nhiên muốn sử dụng hiệu quả công cụ này, bạn cần có những am hiểu nhất định. Mong rằng với một vài chia sẻ của Kim Dũng, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích khi bắt đầu phân tích đầu tư vào thị trường chứng khoán, Forex! 

 

Từ khoá tìm kiếm: RSI là gì, Chỉ số tương đối RSI, Cách dùng chỉ số tương đối RSI, RSI 12, RSI 14..

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *