DeFi (Tài Chính Phi Tập Trung) là gì ? Tổng hợp kiến thức về Defi
Mô hình tài chính tập trung CeFi đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của DeFi (tài chính phi tập trung). Giờ đây, trước sự lên ngôi của các loại hình tài sản kỹ thuật số, giới đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang DeFi. Vậy nhưng lại chưa nhiều người hiểu rõ bản chất DeFi (tài chính phi tập trung) là gì? Chính bởi vậy trong bài viết dưới đây, Dũng sẽ tổng kết những kiến thức cơ bản, cần biết nhất về thị trường tài chính phi tập trung. Vậy còn chờ đợi gì mà không đón đọc ngay thôi nào!
Defi (tài chính phi tập trung) là gì?
Defi hay Decentralized Finance dịch ra tiếng Việt còn có nghĩa là tài chính phi tập trung. Thuật ngữ này sử dụng để mô tả một hệ sinh thái tài chính bao gồm những ứng dụng, dịch vụ tạo lập dựa trên hệ thống mạng Blockchain.
DeFi (tài sản phi tập trung) là gì?
Hiểu chính xác hơn, tài chính phi tập trung giống như một cuộc cách mạng trong ngành tài chính hiện đại. Khi đó mạng lưới tài chính với tính minh bạch, hoạt động dựa vào mã nguồn mở đã được hình thành.
Đặc biệt, mọi thành viên trong mạng lưới DeFi đều dễ dàng truy cập, hoạt động mà không cần thông qua bất kỳ cơ quan giám sát nào. Người dùng khi đó có toàn quyền quản lý tài sản và thực hiện giao dịch mua bán thông qua những ứng dụng xây dựng theo mô hình ngang hàng. Chúng còn được gọi là các ứng dụng phi tập trung dApp.
Trong những năm gần đây tài chính phi tập trung đang nổi lên như một đế chế đe dọa mô hình tài chính truyền thống CeFi. Đặc biệt là khi những loại tài sản kỹ thuật số như đồng Bitcoin ngày càng phổ biến, giới đầu tư lại càng hứng thú hơn với môi trường DeFi.
Cơ hội và rủi ro khi tham gia vào thị trường tài chính DeFi
Ngoài việc nắm rõ định nghĩa DeFi (tài chính phi tập trung) , bạn còn phải lường trước cả rủi ro và cơ hội khi tham gia vào mô hình này.
Cơ hội trong thị trường tài chính DeFi
Thị trường tài chính phi tập trung hình thành muộn hơn so với mô hình CeFi. Tuy nhiên cơ hội mà nó mang đến cho giới đầu tư lại cực kỳ lớn.
Người dùng toàn quyền trong việc kiểm soát tài sản
Với mô hình tài chính tập trung, mọi ngân hàng đều cam kết rằng người dùng sẽ cấp quyền kiểm soát tài sản. Thế nhưng thực tế lại chưa hẳn là vậy. Bởi khách hàng vẫn phải gửi tài sản cho bên phía ngân hàng và mong chúng được quản lý hiệu quả nhất. Nói chung, khách hàng vẫn thuộc ở tình thế bị động chưa có toàn quyền trong việc kiểm soát tài sản của chính họ.
Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản khi tham gia tài chính phi tập trung
Tuy nhiên với sự ra đời của mô hình DeFi, người dùng giờ đây sẽ được hưởng đúng nghĩa quyền lợi trong việc kiểm soát tài sản. Bạn luôn có thể kiểm soát tài sản bất kỳ khi nào mà không cần phải dựa vào bên trung gian thứ ba nào. Ngoài ra không một cá nhân hay cơ quan nào có quyền thu giữ tài sản của bạn trên thị trường tài chính phi tập trung.
Giao dịch được thực hiện nhanh và rẻ hơn
Trụ cột trong mô hình DeFi chính là mạng lưới các Blockchain. Chúng đóng vai như nền tảng công nghệ, loại bỏ tất cả bên trung gian. Nhờ đó, tốc độ giao dịch trên Blockchain luôn cực nhanh.
Giao dịch được thực hiện trong nền tài chính phi tập trung nhanh và rẻ hơn
Không những tốc độ giao dịch được cải thiện mà chi phí cho mỗi lần thực hiện giao dịch cũng rẻ hơn rất nhiều. Vì khi đó các loại chi phí cho bên trung gian gần như đã được loại bỏ, người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau.
Theo như một báo cáo của World Bank, phí giao dịch chuyển tiền trên các nền tảng truyền thống trung bình là 7%. Trong khi đó, nếu thực hiện trên thị trường tài chính DeFi thì phí giao dịch chỉ là 3% (giảm hơn 50%).
Tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ tài chính
Thị trường tài chính truyền thống vẫn chưa thể hỗ trợ tốt cho khách hàng tiếp cận với dịch vụ họ cần. Khoảng cách về địa lý, nền tảng cơ sở hạ tầng, nhân lực,.. Vô hình tạo rào cản khi khách hàng muốn tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
Với thị trường tài chính DeFi, mọi rào cản trên đều đã bị xóa bỏ. Chỉ với một thiết bị bất kỳ có kết nối internet, người dùng đã có sử dụng dễ dàng mọi dịch vụ tài chính thông qua các ứng dụng dApp.
Không bị quản lý bởi bất kỳ ai
DeFi giống như một mảnh đất tự do không chịu sự quản lý của bất kỳ bên trung gian nào. Và đương nhiên không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền tịch thu tài sản của người dùng trên mạng lưới này.
Cơ hội thu về lợi nhuận khủng
Giá Bitcoin liên tiếp thiết lập đỉnh mới đã giúp cho một bộ phận nhà đầu tư thu lợi lớn
Thị trường tài chính phi tập trung đã và đang sản sinh ra vô số các loại hình tài sản kỹ thuật số. Trong đó chủ yếu là tiền điện tử. Loại hình tài sản kỹ thuật số này trong những năm gần đây thu hút một lượng lớn nhà đầu tư. Biên độ giao động giá của chúng lớn hơn hẳn các loại tài sản truyền thống như vàng, tiền pháp định,.. Như vậy trong trường hợp tăng giá, nhà đầu tư có cơ hội thu về khoản lợi nhuận khủng.
Đơn cử như việc nhà đầu tư rót vốn vào đồng Bitcoin trong năm 2020 và đầu năm 2021. Giá Bitcoin liên tiếp thiết lập đỉnh mới đã giúp cho một bộ phận nhà đầu tư thu lợi lớn.
Rủi ro trong thị trường tài chính DeFi
Song hành cùng với cơ hội luôn là rủi ro tiềm tàng có khả năng đe dọa nhà đầu tư bất kỳ khi nào. DeFi mặc dù rất phát triển trong những năm gần đây nhưng môi trường này vẫn đang bị đặt dấu hỏi chấm bởi tính hợp pháp. Bên cạnh đó là nhiều rủi ro mà nhà đầu tư chưa thể lường trước.
Tính hợp pháp vẫn còn bị bỏ ngỏ
Cả DeFi và công nghệ Blockchain nói chung đều vẫn chưa được chính thức hợp pháp hóa. Giao dịch trên ứng dụng dApp trong thị trường tài chính phi tập trung hiện chưa thuộc quyền kiểm soát của nhà lập pháp.
Cả DeFi và công nghệ Blockchain nói chung đều vẫn chưa được chính thức hợp pháp hóa
Phần đông chính phủ tại phần lớn các quốc gia đều còn đang trong quá trình nghiên cứu công nghệ Blockchain và hệ sinh thái DeFi nói chung. Khi không được nhà lập pháp quản lý có nghĩa người giao dịch trên DeFi gần như không được bảo vệ.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ không có cơ quan nào đứng ra phân xử. Những loại tài sản kỹ thuật số mà người dùng đang nắm giữ có thể bị cấm bất cứ khi nào. Khi đó chúng sẽ hoàn toàn vô giá trị. Và đương nhiên người dùng chính là bên chịu thiệt hại lớn nhất.
Rủi ro về tính bảo mật
Tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử luôn bị rình rập bởi các cuộc tấn công mạng. Hệ thống sàn giao dịch Crypto đang là “mảnh đất màu mỡ” mà giới hacker nhắm đến. Ngay cả một số sàn giao dịch lớn như Bitcoin, Huobi cũng đều đã phải đối mặt với các vụ hacker, tiền của trader bỗng không cánh mà bay.
Tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử luôn bị rình rập bởi các cuộc tấn công mạng
Trên môi trường internet, không có nơi nào có thể đảm bảo an toàn 100%. Vậy nên, việc gửi gắm toàn bộ tài sản trên đây luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Tình trạng lừa đảo trên DeFi ngày càng nhiều
Bản thân DeFi không phải là xấu nhưng nó lại là môi trường thuận lợi để kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn như việc phát hành tiền điện tử trên đây chẳng có gì khó khăn. Bất kỳ dự án nào cũng đều có thể tiến hành kêu gọi vốn, thu hút trader tham gia vào mạng lưới của họ. Thế nhưng không phải dự nào cũng tồn tại được trên thị trường đầy khắc nghiệt này.
Ví dụ như với dự án tiền điện tử Atomic chỉ sau 2 năm hoạt động đã bị sụp đổ. Đội ngũ phát triển dự án đã khóa tiền của nhà đầu tư và ngừng triển khai dịch vụ. Trader chót đổ vốn vào Atomic coin không biết kêu ai và cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra bảo vệ họ.
Hiện nay, vẫn có không ít những dự án như Atomic coin vẫn đang tồn tại, lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của nhà đầu tư để kiếm lời bất chính.
Các loại hình dịch vụ tài chính phổ biến trong thị trường DeFi
Giống như thị trường tài chính truyền thống, khi tham gia vào mô hình DeFi khách hàng sẽ được tiếp cận với nhiều dịch vụ. Trong đó phải kể tới 3 nhóm loại hình dịch phổ biến nhất. Bao gồm vay và cho vay, sàn giao dịch phi tập trung, dịch vụ ngân hàng tài sản kỹ thuật số.
Dịch vụ vay và cho vay
Những giao thức vay và cho vay hoạt động cực kỳ tấp nập trên hệ sinh thái tài chính phi tập trung. Giao dịch và cho vay trên DeFi thực hiện linh hoạt hơn rất nhiều so với thị trường tài chính truyền thống. Theo đó khoản vay được giải quyết gần như tức thời, người vay không cần chứng minh lịch sử tín dụng, lãi suất có thể tùy chọn,..
Những giao thức vay và cho vay hoạt động cực kỳ tấp nập trên hệ sinh thái tài chính phi tập trung
Dịch vụ vay và cho vay trong mô hình DeFi được triển khai chủ yếu trên các Blockchain không cần đến giám sát của bên thứ ba. Cả bên vay và bên cho vay đều dễ dàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ. Thị trường cho vay trong môi trường tài chính phi tập trung mặc dù vẫn còn tiềm ẩn rủi ro nhưng cũng đã tạo cơ hội tiếp cận vốn cho nhiều đối tượng.
Dịch vụ ngân hàng tiền tệ
Ứng dụng trong môi trường DeFi được hiểu là ứng dụng tài chính. Bạn sẽ định hình rõ hơn khi tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng tiền điện tử. Dịch này bao gồm việc phát hành tài sản kỹ thuật số ổn định giá, thực hiện thế chấp và dịch bảo hiểm.
Ngành công nghiệp Blockchain vẫn đang trong thời kỳ đầu xây dựng nhưng lại đang đạt được những bước tiến vững chắc. Trong đó xu hướng tạo ra các loại đồng tiền ổn định có vẻ như đang rất thịnh hành. Chúng là tài sản kỹ thuật số nhưng lại được gắn với giá trị của tài sản thực. Và có thể mang ra giao dịch theo dạng tài sản kỹ thuật số rất dễ dàng.
Bởi giá cả của tiền điện tử luôn biến động tăng giảm mạnh. Việc tạo ra những loại tài sản kỹ thuật số có tính ổn định rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của thị trường tài chính phi tập trung.
Trong khi đó, dịch vụ bảo hiểm khởi chạy trên Blockchain lại giúp lược bỏ đi sự tham gia của bên giám sát trung gian. Rủi ro khi đó sẽ được phân phối đều cho các bên. Kéo theo chi phí bảo hiểm giảm xuống nhưng chất lượng dịch vụ lại nâng cao hơn.
Thị trường dịch vụ tài chính phi tập trung
Các sàn giao dịch phi tập trung DEX là một phần quan trọng trong mô hình DeFi. Không giống với những sàn giao dịch tiền điện tử khác, trader thực hiện mua bán coin trên sàn DEX hoàn toàn không cần đến bên giám sát thứ ba.
Các sàn giao dịch phi tập trung DEX là một phần quan trọng trong mô hình DeFi
Hợp đồng thông minh lúc này sẽ đảm bảo các bên tham gia phải thực hiện đúng quy tắc. Giao dịch giữa người bán và người mua thực hiện theo hướng trực tiếp, an toàn.
Vai trò của hợp đồng thông minh Smart Contract trong DeFi
Các hoạt động tài chính trong thị trường DeFi chủ yếu xoay quanh hợp đồng Smart Contract. Với dạng hợp đồng truyền thống, điều khoản cam kết giữa những bên tham gia có tính pháp lý rõ ràng. Có nghĩa bên nào sai, bên đó phải chịu bồi thường theo quy định pháp luật.
Các hoạt động tài chính trong thị trường DeFi chủ yếu xoay quanh hợp đồng Smart Contract
Tuy nhiên, điều khoản trên hợp đồng thông minh lãi được mã hóa trên máy tính. Chính hợp đồng này sẽ triển khai điều khoản đã cam kết trên máy tính. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ không còn phải rà soát hợp đồng theo kiểu thủ công nhưng vẫn mọi điều khoản vẫn được tuân thủ đầy đủ.
Nói chung, khi sử dụng hợp đồng Smart Contract có nghĩa các bên đã giảm thiểu thời gian. Quy trình thực hiện đơn giản và giảm thiểu rủi ro cho những bên tham gia. Tuy vậy, dạng hợp đồng này vẫn có thể đem đến một số rủi ro nhất định. Chúng được mã hóa trên máy tính vì thế dễ gặp lỗ hổng bảo mật. Trong trường hợp đó, thông tin bí mật liên quan đến hợp đồng dễ bị lộ ra bên ngoài.
Sự khác biệt giữa tài chính phi tập trung DeFi và tài chính tập trung CeFi
Nếu muốn nắm chắc hơn định nghĩa DeFi (thị trường tài chính phi tập trung) là gì, bạn nên so với vô tài chính tập trung CeFi. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa 2 mô hình tài chính này.
Mục cần so sánh | Tài chính tập trung CeFi | Tài chính phi tập trung DeFi |
Cơ quan kiểm soát cao nhất | Chính phủ của một quốc gia | Không có cơ quan kiểm soát mà được điều hành bởi các Blockchain |
Tổ chức tài chính tham gia | Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đóng vai như bên trung gian | Các sàn giao dịch phi tập trung, bên phát hành dự án Blockchain, ứng dụng dApp |
Loại hình tài sản | Tiền gửi, khoản vay, sản phẩm tài chính phái sinh được cấp phép bởi các tổ chức tài chính | Tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử |
Đối tượng người dùng | Cá nhân hoặc tổ chức có danh tính rõ ràng | Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào |
Bản chất | Có tính minh bạch, tập trung và tín nhiệm hóa | Có tính minh bạch và phi tín nhiệm |
Bảng so sánh sự khác biệt của tài chính tập trung CeFi và tài chính phi tập trung CeFi
Tài chính tập trung CeFi được vận hành dưới sự giám sát cao nhất là chính phủ của một quốc gia. Nó đòi tính tập trung, tín nhiệm và minh bạch cao. Tính tín nhiệm cao nhất được thể hiện ở các khoản vay. Có nghĩa khi vay tiền tại hệ thống các ngân hàng, bạn sẽ bị điều tra lịch sử tín dụng. Nếu từng thuộc nhóm khách hàng nợ xấu, bạn rất khó có cơ hội vay vốn.
Còn ở mô hình tài chính tập trung, tính tín nhiệm đã thay bằng tính phi tín nhiệm. Điều đó có nghĩa khi thực hiện các khoản vay, người dùng hoàn toàn không phải chứng minh lịch sử tín dụng. Khoản vay không cần phải qua xét duyệt. Tuy nhiên, người dùng vẫn thực hiện đúng các điều khoản mà hệ thống cho vay quy định.
5 Thách thức mà ngành tài chính phi tập trung phải đối mặt
Dù đạt được sự phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng ngành tài chính phi tập trung vẫn phải đối mặt với 5 thách thức lớn.
Mạng Blockchain lâu nay vẫn hoạt động kém hơn hệ thống mạng tập trung
Hiệu suất hoạt động chưa cao
Công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển và còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Cụ thể là hiệu suất hoạt động. Mạng Blockchain lâu nay vẫn hoạt động kém hơn hệ thống mạng tập trung. Kéo theo đó tải ứng dụng xây dựng trên nền tảng cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu muốn tiến xa hơn, các nhà phát triển ứng dụng tài chính thu tập trung cần tìm cách cải thiện hiệu suất hoạt động của mạng Blockchain. Bên cạnh đó còn là thách thức mở rộng của từng chuỗi khối Blockchain.
Nguy cơ từ lỗi của người dùng
Các ứng dụng tài chính phi tập trung hiện nay đã tách hoàn toàn khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba. Có nghĩa người mua và người bán, người vay và người cho vay kết nối trực tiếp với nhau. Điều này giúp giảm chi phí giao dịch nhưng cũng phát sinh rất nhiều rủi ro. Khi một trong 2 bên không tuân thủ quy tắc, lỗi có thể sẽ phát sinh.
Tính thanh khoản vẫn còn thấp
Một ngành tài chính có thực sự hoạt động hiệu quả hay không phụ lớn vào tính thanh khoản. Hay nói cách khác, thanh khoản chính là thước đo cho sự phát triển của một ngành tài chính. Cho đến hiện tại nếu so với mô hình tài chính phi tập trung thì DeFi vẫn chưa thể so sánh ở mặt thanh khoản. Cần thêm rất nhiều thời gian nữa để DeFi có thể đuổi kịp CeFi về tính thanh khoản.
Thế chấp vượt quá mức
Quá trình vay và cho vay trên thị trường tài chính phi tập trung vẫn chưa có điều tra, giám sát tín dụng. Hoặc quy chuẩn tài sản thế chấp chung cho các nền tảng. Từ đó dẫn đến tình trạng sản vẫn được thế chấp ở mức gấp nhiều lần giá trị của nó. Thậm chí có những khoản vay, giá trị tài sản thế chấp lên đến 150% giá trị.
Hệ sinh thái DeFi vẫn còn chưa đồng bộ
Thị trường tài chính DeFi hiện nay vẫn như một cái chợ chưa có sự thống nhất chung giữa các nhà phát triển. Người dùng vẫn còn khó khăn trong quá trình tìm kiếm ứng cực phù hợp. Mặt khác, những mạng Blockchain còn đang phải đối mặt với thách thức mở rộng. Không ít cuộc phân tách lớn đã diễn ra khiến cộng đồng người dùng bị chia rẽ.
Tổng kết
Tài chính phi tập trung DeFi triển khai hướng đi hoàn toàn trái ngược so với nền tài chính tập trung CeFi. DeFi đã và đang mở ra một kỷ nguyên tài chính công khai, phi tín nhiệm, không có sự tham gia của bên thứ ba. Tài chính phi tập trung còn góp phần xóa bỏ các quy định kiểm duyệt, hỗ trợ khách hàng tiếp cận nhanh với các dịch vụ tài chính.
Mảnh đất tài chính phi tập trung mặc dù đầy hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn vô số rủi ro, thách thức với mọi bên tham gia. Hy vọng sau bài tổng hợp chia sẻ của Dũng, bạn đã định nghĩa được khái niệm DeFi (tài chính phi tập trung)!