FDI là gì? Yếu tố then chốt thúc đẩy nền kinh tế
Trong tiến trình Công nghiệp Hóa – Hiện đại hóa, Việt Nam là một đất nước có tiềm lực kinh tế yếu, nhỏ lẻ. Đây chính là cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của một quốc gia. Chính vì vậy việc kêu gọi đầu tư từ nước ngoài (FDI) là bước vô cùng quan trọng. Vậy FDI là gì mà có thể mang lại những giá trị to lớn đến vậy?
Định nghĩa FDI là gì?
FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư lâu dài của cá nhân, tổ chức của nước này vào nước khác. Chủ yếu là thông qua hình thức lập xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích chính của hình thức đầu tư này đó là đạt được những lợi ích lâu dài cho cả hai bên.
Vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đơn thuần là chuyển các quỹ tiền tệ mà còn đi kèm với nhiều hình thức quan tâm lâu dài. Quyền lợi được hình thành khi các nhà đầu tư có ít nhất 10% quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.
Định nghĩa chi tiết về FDI
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Đại đa số trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài sẽ là những cơ sở kinh doanh. Do đó nhà nhà đầu tư thường được gọi là công ty mẹ, tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. Những thông tin trên đã giúp nhiều người hiểu FDI
Mối quan hệ đôi bên cùng có lợi
Tuy sinh sau đẻ muộn so với những hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhưng vốn đầu tư FDI đã có được một vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nó đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mối quan hệ có lợi cho đôi bên
Về bản chất FDI thỏa mãn được nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và một bên là quốc gia nhận đầu tư. Cụ thể:
- Xây dựng quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng giữa hai bên
- Đối với nguồn vốn đã đầu tư cần phải thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý
- Nguồn vốn đầu tư đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất
- Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
Từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới thì số lượng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vô cùng lớn. Chúng ta nên tận dụng lợi thế này để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà.
Đặc điểm của FDI trong tiến trình kinh tế
Có rất nhiều nước tích cực tham gia đàm phán về FDI, vì hình thức đầu tư này có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ mang lợi nhuận cho nhà đầu tư mà quốc gia nhận đầu tư cũng đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy nhiên lợi nhuận mà chủ đầu tư có được mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Đây là loại thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh.
Việt Nam rất thành công trong việc thu hút vốn FDI
Quốc gia được đầu tư
Đối với các nước muốn nhận vốn FDI cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định là cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hơn nữa, lợi nhuận và rủi ro cũng phải dựa trên nền tảng có sẵn để phân chia cho hợp lý.
Một số loại hình doanh nghiệp FDI phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam:
- Công ty được thành lập với 100% số vốn là đầu tư đến từ nước ngoại tại Việt Nam.
- Công ty được thành lập tại Việt Nam những có các đối tác là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Các công ty nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam có thể kể đến như Samsung, Toshiba, Tiger Việt Nam, Bosch… đa phần đều là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ.
Quốc gia đầu tư
Chủ đầu tư FDI có toàn quyền quyết định lĩnh vực đầu tư lẫn hình thức kinh doanh, đồng thời gánh trách nhiệm về lỗ lãi. Họ hoàn toàn có khả năng đưa ra những quyết định lớn, mang lại lợi nhuận cao.
Ngoài ra để được tham gia vào quá trình kiểm soát hoặc trực tiếp kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của mỗi quốc gia. Hiện nay quá trình FDI được thực hiện thông qua hình thức xây dựng mới, mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động bằng cổ phiếu.
Lợi – Hại của nguồn vốn FDI
Không thể phủ nhận FDI là một trong yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên đi kèm với nó là một số những bất lợi cần phải được nhìn nhận cụ thể:
Tác động tích cực của FDI
Đối với những doanh nghiệp quyết tâm đầu ra nước ngoài thông qua FDI sẽ được hưởng nhiều lợi thế như:
- Ưu đãi về mặt thuế quan
- Chi phí lao động thấp hơn
- Tỷ lệ trợ cấp hấp dẫn
- Doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra mức chi phí thấp nhưng vẫn đạt được doanh thu và lợi nhuận lớn
- Đa dạng hóa thị trường kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất để từ đó giảm giá thành
Cơ hội việc làm tăng cao khi có FDI đổ vào
Với những quốc gia được nhận nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ:
- Tạo thêm nhiều việc làm cho thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đào tạo công nhân chất lượng cao
- Khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực cũng như nguồn tài nguyên có sẵn
- Tiếp thu kiến thức về chuyên môn, kỹ năng, công nghệ cao của nhà quản lý từ nước ngoài
- Thúc đẩy năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về cơ bản FDI sẽ tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên. Chính vì mà có nhiều quốc gia tạo ra các ưu đãi thuế để thu hút FDI.
Tác động tiêu cực của FDI
Các quốc gia đều thừa nhận những lợi ích của FDI mang lại nhưng cũng không thể bỏ qua những tác động tiêu cực cần khắc phục của nó. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, nhận biết sớm cái “hại” sẽ là lợi thế để xây dựng kế hoạch mới, định hướng đúng đắn cho tương lai.
Một số tác động tiêu cực điển hình của FDI mà doanh nghiệp cần chú ý như sau:
- Đối mặt với rất nhiều sự khác biệt về mặt tư tưởng chính trị, văn hóa khiến cho mâu thuẫn nội bộ tăng cao, khó giải quyết
- Nguồn tài nguyên bị khai thác triệt để gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường
- Quá chú trọng vào việc đầu tư ở những quốc gia khác thì trong nước sẽ mất đi một khoản vốn đầu tư đáng kể. Từ đó nhiều doanh nghiệp gặp áp lực trong việc tìm vốn, giải quyết vấn đề việc làm trong nước dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
- Một số những chính sách trong nước có thể bị ép buộc thay đổi theo yêu cầu của nhà đầu tư
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công ty trong nước bởi khi không có đủ tiềm lực cạnh tranh thì sẽ bị đào thải
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải sự thay đổi liên tục về luống vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Dù có tác động tiêu hay tích cực thì vốn vay FDI cũng đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái, cuộc sống của người dân. Chính vì thế nước ta phải xây dựng bộ chính sách thông thoáng, sẵn sàng lắng nghe để đàm phán.
FDI mang lại nhiều tác động tới nền kinh tế
Nhưng cũng không nên nới lỏng mà phải siết chặt quản lý, quan sát nghiêm ngặt hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp nước ngoài. Tất cả vì một mục đích chung đó là đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân nước sở tại.
Khái niệm về doanh nghiệp FDI
Trên thực tế có nhiều cách để định nghĩa về doanh nghiệp FDI tùy vào những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đây là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn đó trong hầu hết các hoạt động sản xuất, duy trì kinh doanh. Hiện nay có hai loại hình doanh nghiệp FDI là :
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác nước ngoài và những đơn vị trong nước, hoặc doanh nghiệp có cá nhân nước ngoài góp vốn, thành lập.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng, loại hình doanh nghiệp có yếu tố vốn FDI ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Dưới hình thức nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và tích lũy nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nổi bật trong số đó là công nghệ lĩnh vực điện tử, viễn thông, khai thác dầu khí, hóa chất.
Một số ngành lao động sử dụng số lượng nhân công lớn như may mặc, đóng giày…nhờ thu hút nguồn vốn đầu tư vốn FDI lớn đã đạt được công nghệ trung bình ở khu vực. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh cũng như thúc đẩy phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Doanh nghiệp FDI giúp kích thích kinh tế
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI với phương thức kinh doanh mới mẻ đã thổi một luồng gió mới vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, áp dụng chính sách kinh doanh hiện đại để cạnh tranh với các doanh nghiệp vốn nước ngoài.
Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI có những đặc điểm rất đặc trưng như :
Đặc điểm doanh nghiệp FDI
- Thực thi quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài đối với nơi được nhận vốn đầu tư.
- Có quyền sở hữu cũng như quản lý nguồn vốn đã thực hiện đầu tư.
- Thực hiện đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài đối với tổ chức được nguồn vốn đầu tư.
- Có sự liên kết giữa thị trường kinh doanh trong và ngoài nước sau khi nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp FDI là gì tận dụng nguồn vốn đầu tư để mở rộng thị trường.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
Không chỉ đóng góp lớn vào kinh tế quốc gia, doanh nghiệp cũng FDI còn có những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển các vùng kinh tế mới.
- Xây dựng doanh nghiệp chuyên nghiệp hiệu quả hơn từ khâu quản lý nhân sự cho tới phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Đảm bảo sử dụng, khai thác vốn FDI hiệu quả.
- Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Mở rộng quy mô dây chuyền sản xuất, khai thác tối ưu lợi thế từ những ưu điểm của thị trường như đội ngũ nhân công trẻ, dồi dào, tài khuyên khoáng sản dồi dào, môi trường tiêu thụ lớn.
- Năng suất sản lượng sản phẩm tăng cao, giá thành phù hợp với ngân sách của người tiêu dùng.
- Tránh được rào cản bảo hộ mậu dịch cũng như phí mậu dịch.
- Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất sản phẩm chất lượng, cải tiến dây chuyền sản xuất.
- Doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng những chính sách bảo hộ có lợi từ chính quyền các quốc gia sở tại.
- Doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác nguồn vốn từ đối tác nước ngoài cũng như chính sách lưu thông tiền tệ thuận lợi.
Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI
Các bước thành lập một doanh nghiệp FDI bao gồm :
Bước 1 : Nộp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại đơn vị cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thời gian để phê duyệt và cấp giấy phép là 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ. Muốn được cấp phép thành lập, doanh nghiệp phải chứng minh tính khả thi của dự án dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng tài chính : Dự kiến vốn đầu tư, hệ thống hạ tầng cơ sở, nhân công làm việc…
- Mặt pháp lý: Có cam kết với cơ quan nhà nước Việt Nam theo luật đầu tư 2014, luật doanh nghiệp, gia nhập WTO cùng những quy định tư pháp liên quan.
Bước 2: Nộp giấy đăng ký kinh doanh
- Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện đăng ký kinh doanh trong thời gian sớm nhất.
- Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI.
FDI sẽ mang nhiều lợi ích cho quốc gia
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI cần đáp ứng những điều kiện sau:
Tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư
Các doanh nghiệp FDI được quyền sở hữu số vốn không hạn chế tại các tổ chức khác nhau, tuy nhiên cũng sẽ có ngoại lệ như sau:
- Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư được niêm yết trên sàn chứng khoán, tổ chức các hoạt động kinh doanh, quỹ chứng khoán theo quy định.
- Tỷ lệ sở hữu của đơn vị đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa sẽ được thực hiện theo quy định về cổ phần hóa.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc 2 trường hợp trên thì sẽ thực hiện theo quy định liên quan, công ước quốc tế.
Các hình thức đầu tư FDI
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Công ty có một phần vốn của đơn vị đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư dạng hợp đồng PPP
- Đầu tư hợp đồng BCC.
- Nhà đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của một doanh nghiệp đã thành lập trước đó.
Quy định lĩnh vực, ngành nghề bị cấm khi thành lập doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI muốn được thành lập sẽ không được kinh doanh những nhóm ngành nghề theo quy định điều 6 Luật đầu tư 2020 như sau:
- Kinh doanh các chất ma túy
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật bị cấm.
- Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, thủy hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua bán các bộ phận cơ thể con người, mô xác, bào thai người.
- Kinh doanh pháo các chất nổ.
- Kinh doanh các nhóm dịch vụ đòi nợ.
- Kinh doanh các loại hình dịch vụ liên quan đến sinh sản vô tính con người.
Giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI
Nếu muốn thu hút nhiều dự án FDI chất lượng cao, các doanh nghiệp cần phải thực hiện những điều sau:
- Công khai, minh bạch các thể chế, chính sách, luật pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hiệu quả nhất. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo tinh giản thời gian thực hiện các quy định.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư vốn FDI.
- Đáp ứng tối đa các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực của các nhà đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra các địa phương đón nhận vốn FDI cũng cần ký kết thỏa thuận đảm bảo thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp.
- Dành cho doanh nghiệp những ưu đãi thuế, giá thuê địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh chi phí nguyên vật liệu.
- Các doanh nghiệp trong nước cần phải nâng cao năng lực về công nghệ, trình độ quản lý, trình độ của người lao động để thu hút vốn từ nước ngoài.
- Khuyến khích các doanh nghiệp FDI nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Việt Nam nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.
- Điều chỉnh, cơ cấu việc sử dụng vốn FDI hợp lý.
- Cơ quan nhà nước cần ưu tiên trao cơ hội cho các đơn vị đầu tư có chiến lược lâu dài, xây dựng chuỗi sản xuất toàn cầu.
- Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến, hiện đại và có cam kết chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
- Nên có những chương trình phát triển công nghiệp tập trung, hỗ trợ các nhóm ngành công nghiệp một cách cụ thể theo từng thời kỳ nhất định. Không nên đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả.
- Kiểm soát các dự án đầu tư không phù hợp với điều kiện thực tế trong nước hoặc những lĩnh vực chưa có công nghệ đảm bảo sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Để thu hút FDI, các địa phương cần cải thiện điều kiện đầu tư
Kết luận
Trên đây là những khái niệm về FDI cũng như các doanh nghiệp FDI. Muốn thu hút vốn đầu tư FDI chất lượng cao, các cơ quan chức năng nhà nước tại Việt Nam cần phải cải thiện nhiều về cơ chế tư pháp.