Lý thuyết sóng Elliott là gì? Cách áp dụng giao dịch hiệu quả
Lý thuyết sóng Elliott ra đời cách đây đã gần 100 năm. Đến nay, người ta vẫn dựa vào công cụ này để phân tích giá, mô hình giá trước diễn biến thị trường. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán hay tiền ảo, người chơi nên nắm rõ về bản chất và các vận dụng sóng Elliott trong khi phân tích xu hướng giá.
Xem thêm
- Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
- Mô hình tam giác (Triangle) là gì ? Cách giao dịch mô hình tam giác
- Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Cách giao dịch mô hình cờ đuôi nheo
Tổng quan về lý thuyết sóng Elliott
Trong phần tổng quan này, Dũng sẽ giải thích về định nghĩa và lịch sử ra đời của lý thuyết sóng Elliott. Đây là kiến thức người chơi cần nắm rõ nếu muốn vận dụng thành công mô hình Elliott.
Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott có thể hiểu là phương pháp cho phép người chơi dự đoán giá và mô hình giá thông qua việc phân tích các chu kỳ. Việc này được thực hiện dựa vào ý tưởng cho rằng những kiểu mẫu giá lần lượt hình thành với mô hình tương tự nhau trong khung thời gian xác định.
Hình minh họa mô hình sóng Elliott
Các mô hình giá sẽ cung cấp cho người chơi hay chính là nhà giao dịch thông tin có thể dự đoán diễn biến tiếp theo diễn ra trên thị trường. Theo lý thuyết sóng Elliott, mô hình sóng không bị phụ thuộc vào khung thời gian đang tiến hành phân tích hoặc xu hướng thị trường theo cùng một mô hình.
Lịch sử ra đời của lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott bắt đầu le lói hình thành từ khoảng năm 1930, với những phác thảo ban đầu của Ralph Nelson Elliott. Tuy nhiên phải đến năm 1970, sóng Elliott mới thực sự phổ biến và được hoàn thiện hơn bởi Robert Prechter.
Lý thuyết sóng Elliott bắt đầu hình thành từ khoảng năm 1930 và phát triển bởi Ralph Nelson Elliott
Sóng Elliott cho biết mô hình và xu hướng giá hình thành từ chính hành vi, xu hướng đám đông của chính những người tham gia thị trường. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế. Bởi chỉ cần một tin tức gây hoang mang hoặc tích cực cũng ảnh hưởng đến hành vi của các nhà đầu tư. Từ đó hình thành những xu hướng giá mới cho thị trường.
Dựa vào sóng Elliott chúng ta dễ dàng đi đến kết luận rằng sự thay đổi trong chuyển động của thị trường có thể dự đoán thông qua cách quan sát, phân tích những mô hình giá lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, sóng Elliott còn hỗ trợ phân tích xu hướng thay đổi của thị trường một cách có chiều sâu. Từ đó tìm ra điểm cụ thể của mô hình sóng.
Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh
Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh là kết quả của sự kết hợp giữa 2 dạng sóng, bao gồm sóng động lực và sóng điều chỉnh.
Ví dụ với một chu kỳ sóng Elliott bất kỳ, ta xét một thị trường có xu hướng. Hướng chuyển động của thị trường đang bị chi phối bởi 5 sóng động lực và 3 sóng điều chỉnh.
Mô hình sóng Elliott tăng giá
Dựa vào hình minh họa, chúng ta dễ dàng xác định được 5 sống động lực. Trong có 3 đang di chuyển lên phía trên (gồm 1, 3, 5) và 2 sóng đang di chuyển xuống phía dưới (A, C). Còn lại là 3 sóng điều chỉnh (2, 4 và B).
Khi kết thúc quá trình dịch chuyển, giá khi kết thúc đã cao hơn giá ban đầu thể hiện xu hướng tăng giá.
Tuy nhiên, một chu kỳ sóng Elliott không phải lúc nào cũng cấu tạo 3 sóng điều chỉnh và 5 sống động lực. Ở mô hình giảm giá, đường sóng có xu hướng đi xuống cho biết giá kết thúc thấp hơn giá mở cửa.
Sóng Elliott và tính chất phân dạng (fractal)
Fractal hay tính phân dạng là một cấu trúc hình học có dạng đường gấp khúc. Chúng có khả năng tách thành từng phần và mỗi phần lại giống nhau một cách đáng kinh ngạc.
Sóng Elliott cũng sở tính chất phân dạng (fractal) khi mỗi chu kỳ sóng lại cấu thành từ sóng động lực và sóng điều chỉnh. Để hiểu hơn về Elliott, chúng ta cần quan sát ở những khung thời gian rộng hơn.
Sóng Elliott và tính chất phân dạng (fractal)
Theo như hình minh họa, nếu như nối các điểm ở vị trí cao nhất và thấp nhất từ 2 phía, chúng ta đã tạo thành 2 dải sóng. Sóng bên phía tay trái thể hiện xu hướng tăng chính là sóng động lực (I). Còn sóng bên phía tay phải mô tả diễn biến giảm giá là sóng điều chỉnh (II).
Tính chất của sóng động lực và sóng điều chỉnh
Như vừa đề cập ở phần trên, một chu kỳ Elliott luôn hình thành từ sự kết hợp giữa sóng động lực và sóng điều chỉnh. Vậy tính chất của 2 dạng sóng này là gì?
Sóng động lực
Sóng động lực luôn dịch chuyển theo xu hướng tăng giá của thị trường. Khi phân tích dựa theo tính phân dạng và áp vào khung thời gian, đường sóng động lực lại được hình thành từ nhiều đường sóng nhỏ hơn.
Sóng động lực luôn dịch chuyển theo xu hướng tăng giá của thị trường
Chẳng hạn theo như hình vẽ, sóng động lực (I) lại cấu thành từ 5 đường sóng nhỏ hơn (gồm các sóng 1, 2, 3, 4 và 5). Và nếu như tiếp tục phóng to và phân tích kỹ hơn nữa, 5 đường sóng nhỏ này lại được cấu tạo từ những đường sóng nhỏ hơn.
Muốn tạo thành sóng động lực thì cần phải hội tụ 4 điều kiện cơ bản. Cụ thể như:
- Tỷ lệ truy xuất của sóng số 2 phải thấp hơn sóng số 1 là 100%
- Sóng số 4 cần truy xuất thấp hơn 100% so với sóng số 3 đồng thời không trùng với giá của sóng số 1
- Sống số 3 phải dài hơn sóng số và không bao giờ là sóng có độ dài ngắn nhất
- Sóng số 3 luôn là sóng dài nhất
Sóng điều chỉnh
Trong mô hình Elliott thì sóng điều chỉnh thường ký hiệu bởi 3 chữ cái. Rất nhiều người chơi nhầm lẫn rằng sóng điều chỉnh luôn có cấu trúc từ 2 sóng. Thế nhưng trong thực tế, sóng điều chỉnh có khá nhiều dạng và không dễ để nhận diện. Dạng sóng này sẽ chỉ được nhận diện chính xác khi hoàn thành chu kỳ.
Sóng điều chỉnh thể hiện xu hướng giá đi xuống
Hai xu hướng ngược chiều nhau đều có khả năng mở ra trong mô hình khi thị trường được điều chỉnh. Điều này rất hay gặp trong thị trường ngoại tệ.
Sóng điều chỉnh cho biết xu hướng giảm giá nhưng không nhất thiết phải cấu tạo từ 3 sóng nhỏ nhưng cũng không bao giờ có nhiều hơn 5 sóng.
Cách sử dụng mô hình Elliott hiệu quả nhất
Nên nên kết hợp mô hình sóng Elliott với những công cụ phân tích khác
Lựa chọn sóng Elliott để giao dịch
Quan sát chu kỳ sóng Elliott dễ thấy rằng sóng 3 luôn dài nhất và có thể coi những sóng tạo cơ hội tốt để giao dịch. Tương tự với sóng số 5. Hai đường sóng này đã hình thành một đường xu hướng ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong khi giao dịch bạn cũng không được quên rằng hành động tạo xu hướng cũng rất có khả năng biến đổi điều chỉnh. Tình thế lúc đó thường không thuận lợi cho lắm, lợi nhuận tạo ra cũng không cao.
Chiến lược giao dịch với mô hình sóng Elliott
Trong khi phân tích, người chơi nên xem xét kỹ từng đợt sóng và so sánh với mô hình giá tổng thể. Theo như lý thuyết sóng Elliott, khi 5 sóng động lực dịch chuyên dụng lên trên kéo theo sự biến đổi của 3 đường sóng lớn hơn.
Quan sát hướng đi của sóng điều chỉnh có thể nhận ra tín hiệu tiềm năng. Nếu kết hợp thêm với mô hình 5 đường sóng động lực hoặc 3 đường sóng điều chỉnh, kết quả phân tích sẽ có tính chính xác cao hơn.
Bạn cần hiểu rằng sóng Elliott không giống như một kỹ thuật giao dịch thông thường. Vậy nên không có một ấn định cụ thể nào cho việc đặt lệnh. Mặt khác, cũng không có phương pháp nào thực sử dụng chính xác để sử dụng công cụ này. Chính vì thế, trong phân tích kỹ thuật người ta thường tránh sử dụng công cụ này.
Trong trường hợp vẫn muốn sử dụng Elliott, bạn cần phải đếm sóng. Có nghĩa bạn cần áp ký hiệu cho từng đường sóng xem chúng tương thích với mô Elliott nào nhất. Dựa vào đây, nhà giao dịch sẽ có dự đoán sự dịch chuyển của thị trường một cách hiệu quả hơn.
Thế nhưng nếu chỉ sử dụng lý thuyết sóng Elliott theo cách riêng lẻ thì quá trình phân tích không đặt độ chính xác cao. Mà thay vào đó, bạn cần kết hợp với một số công cụ khác.
Trong đó Fibonacci có thể xem như sự kết hợp lý tưởng với Elliott. Khi đó, sóng Elliott làm nhiệm vụ tạo khung, còn Fibonacci lại đảm nhận chức năng theo dõi và đo lường biến động của thị trường.
Kết luận
Lý thuyết sóng Elliott đã giúp không ít người chơi thu được nguồn lợi nhuận lớn trong quá trình giao dịch. Tuy vậy nếu muốn sử dụng hiệu quả lý thuyết này, bạn cần kết hợp với một số công cụ phân tích khác. Với chia sẻ của Dũng mong rằng bạn có thể hiểu hơn về bản chất và cách sử dụng mô hình sóng Elliott?