Mentor là gì? Tố chất cần có của một người làm mento
Giới trẻ ngày nay có xu hướng sử dụng các từ thuật ngữ tiếng anh để gọi tên các ngành nghề và metor là một trong số đó. Đây là từ đã không còn xa đối với chúng ta nhưng vẫn có rất nhiều bạn chưa thật sự hiểu mentor là gì? Công việc của mentor cũng như tố chất cần có để trở thành mentor chuyên nghiệp? Để có được câu trả lời chuẩn xác, các bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Mentor là gì?
Khái niệm mentor là gì?
Mentor nghĩa là gì? Với các bạn chuyên Anh thì giải nghĩa từ này không là vấn đề. Bởi Mentor là thuật ngữ tiếng anh dùng để gọi chung cho những người làm nghề cố vấn. Ở một lĩnh vực nào đó, mentor sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ, giám sát tiến độ công việc sản xuất kinh doanh, thậm chí là tư vấn tâm lý cho các cho mentee (người được cố vấn).
Mentor là những người giàu kinh nghiệm, có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng để có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích, chính xác nhất cho người cần giúp đỡ. Mentor không bó hẹp ở một lĩnh vực nào mà những người như giáo viên, sếp,… đều có thể trở thành mentor – người cố vấn cho học sinh, cấp dưới của họ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mentor ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn bao giờ.
Công việc của mentor là gì?
Một người cố vấn sẽ đảm nhận công việc cụ thể ở từng lĩnh vực mà họ làm mentor. Dù vậy, nhìn chung trách nhiệm của mentor chung quy sẽ là:
- Giúp mentee nhận thức về bản thân, tính cách cũng như điểm mạnh, điểm yếu của chính họ. Từ đó định hướng cho mentee con đường phát triển phù hợp để gặt hái nhiều thành công.
Mentor thường tạo động lực và đưa ra lời khuyên
- Tạo sự liên kết, thấu hiểu và truyền đạt những điều tích cực lạc quan đến người được cố vấn mentee.
- Đưa ra được những lời khuyên hữu ích và phù hợp nhất cho đối tượng cụ thể.
- Động viên, khuyến khích và cổ vũ hết mình nhưng sẽ không chỉ bạn cách phải làm thế nào.
- Chỉ hỗ trợ trong thời gian ngắn, mang tính thời điểm và không đưa ra những chỉ dẫn như tiết như Coaching.
Tố chất cần có của một người làm mentor
Để có thể phát triển thành một mentor giỏi, bạn cần hội tụ nhiều yếu tố cũng như trải qua quá trình làm việc lâu dài. Nếu bạn có mơ ước trở thành metor trong lĩnh vực bất kỳ thì không nên bỏ qua điều kiện đáp ứng công việc. Cụ thể đó là:
Tinh thần tích cực và lạc quan
Một người cố vấn thì phải luôn luôn nhìn về hướng tích cực và giữ tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Bởi các mentee tìm đến mentor thì họ đang rất cần giúp đỡ. Bạn không thể truyền cho họ những điều tiêu cực vì điều này có thể sẽ khiến tình hình tệ hại hơn. Mentor sau khi lắng nghe chia sẻ dù là trong hoàn cảnh nào cũng nên mang đến cho mentee cái nhìn thoáng và tốt đẹp hơn.
Mentor cần có tinh thần lạc quan, tích cực
Tin tưởng vào bản thân
Tin tưởng vào bản thân là một trong những yếu tố cần có của mentor. Bởi bạn là người sẽ đưa ra lời khuyên, chỉ dẫn cho các học viên. Nếu bạn nghi ngờ tài năng, kinh nghiệm và kiến thức của chính mình thì sẽ không thể có sự tự tin để truyền đạt và khuyến khích người khác. Có thể nói, niềm tin vào chính mình sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và điều này sẽ rất có ích đối với mentee.
Cởi mở, trung thực
Về bản chất thì mối quan hệ giữa mentor và mentee tương tư như mối quan hệ thầy trò. Do đó, giữa 2 người cần có sự thấu hiểu, cởi mở và trung thực với nhau để tạo dựng niềm tin. Khi đã trao cho nhau sự tin tưởng, mentor sẽ dễ dàng truyền đạt các kinh nghiệm, kiến thức. Còn học viên sẽ đón nhận một cách tích cực, nhiệt tình và vui vẻ.
Một mentor chuyên nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nếu bạn đang cần một người cố vấn cho công việc hay lĩnh vực nào thì nên nắm bắt một số tiêu chí lựa chọn mentor sau:
Khả năng tương thích
Bạn sẽ không thể chia sẻ được gì nếu gặp một mentor không phù hợp. Do vậy, khả năng tương thích giữa bạn với mentor rất quan trọng. Khi giữa 2 người có sự kết nối thì mọi khoảng cách sẽ được rút ngắn. Hãy tìm kiếm cho mình một người cố vấn không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có thể dễ dàng chia sẻ, lắng nghe.
Mentor sẽ giúp bạn phát triển lên tầm cao mới
Góc nhìn đa dạng
Một mentor có góc nhìn đa dạng thường là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Với những trải nghiệm của mình, họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau một cách tốt nhất. Từ đó giúp bạn đưa ra hướng xử lý hiệu quả trong thời gian ngắn. Ví dụ Mentor trong khởi nghiệp – Họ không chỉ tạo động lực, truyền cảm hứng mà còn phân tích tình hình dưới nhiều góc độ. Từ đó giúp bạn tìm ra hướng đi phát triển cho startup.
Chuyên môn của mentor
Không nhất thiết mentor phải là người nổi tiếng hay đứng đầu ngành mà chỉ cần có sự am hiểu chuyên môn nhất định. Người cố vấn có kinh nghiệm và kỹ năng cụ thể cần thiết mới có thể giúp bạn xây dựng và phát triển sự nghiệp vươn xa. Do đó, hãy tìm kiếm một mentor đủ để làm cố vấn cho bạn trong công việc hay lĩnh vực nào đó.
Nhiệt tình và lắng nghe tích cực
Những mentor giỏi thường có sẵn niềm đam mê và khao khát giúp đỡ người khác. Họ không mong cầu nhận được phần thưởng về tiền bạc hay vật chất mà sự thành công của mentee mới chính là điều mentor quan tâm.
Một mentor tốt sẽ biết cách lắng nghe chia sẻ của bạn
Vì vậy, một người mentor tốt, chân chính thực sự sẽ rất nhiệt tình và sẵn sàng lắng nghe chia sẻ của học viên bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ thể hiện sự chăm chú và không để bất cứ điều gì phân tâm khi trao đổi, trò chuyện với bạn. Trong cuộc giao tiếp, họ sẽ đặt câu hỏi, lắng nghe tất cả mọi suy nghĩ của bạn,…
Kết luận
Qua những chia sẻ về mentor và tố chất cần có của người làm công việc của mentor. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về người làm nghề cố vấn. Từ đó giúp bản thân định hướng nghề nghiệp tốt hơn hay có thể tìm kiếm được cho mình người mentor phù hợp phát triển sự nghiệp trong tương lai.