Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Cách giao dịch mô hình cờ đuôi nheo
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) thường xuyên được dân trader đầu tư Forex yêu thích sử dụng khi phân tích kỹ thuật. Giới trader trong nghề luôn coi Pennant như mô hình cung cấp nguồn tín hiệu đáng tin cậy dự đoán xu hướng tiếp diễn. Thế nhưng để sử dụng thành thạo Pennant đòi hỏi bạn phải thực hành một cách thường xuyên. Đồng thời điều quan trọng nhất là phải nắm vững đặc điểm, ý nghĩa của mô hình này. Vì thế trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Dũng sẽ cố gắng tổng hợp một cách chi tiết và dễ hiểu nhất về mô hình cá đuôi nheo.
Xem thêm
- Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cách giao dịch mô hình hai đỉnh
- Mô hình hai đáy (Double Bottom) là gì? Cách giao dịch mô hình hai đáy
- Mô hình cái nêm (Wedge) là gì? Cách giao dịch với mô hình cái nêm
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) là gì?
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) ở đây có thể tạm hiểu giống như một mô hình diễn biến giá tiếp diễn. Có nghĩa Pennant sẽ cho trader cơ sở để đánh giá xu hướng giá tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh tại chu kỳ ngắn hạn.
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) mô tả diễn biến giá tiếp diễn
Thông thường sau mỗi đợt biến động mạnh thì mô hình cờ đuôi nheo lại hiện diện. Cụ thể là tại thời kỳ mà giá đang bắt đầu tăng nhưng mức tăng vẫn còn chậm, phạm vi dao động chưa rộng.
Từ sự biến động trên đã hình thành mô hình Pennant. Ở giai đoạn tiếp theo, giá bị phá vỡ mô hình vừa tạo lập, xu hướng tăng giá được thể hiện mạnh mẽ.
Đặc điểm và ý nghĩa của mô hình cờ đuôi nheo
Đặc điểm chung
Mô hình cờ đuôi nheo tăng giá mạnh hoặc giảm giá mạnh thường xuất hiện ở chu kỳ ngắn hạn. Pennant tạo nên độ dốc tạo khoảng chục lớn trong hướng dịch chuyển giá. Phần này gọi chung là cán cờ. Khi đó, tổng khối lượng giao dịch luôn cực lớn. Một mô hình chỉ được công nhận là cờ đuôi nheo khi xuất hiện một xu hướng mạnh rõ nét ngay từ đầu.
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) tăng giá mạnh hoặc giảm giá mạnh thường xuất hiện ở chu kỳ ngắn hạn
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) sở hữu hình dáng gần tương tự như một hình tam giác. Bởi nó hình thành qua sự giao nhau của đường xu hướng (gồm đường kháng cự trượt xuống và một đường hỗ trợ xuyên chéo.
Một mô hình Pennant nếu muốn hình thành thì cần mất ít nhất khoảng vài ngày cho đến 3 tuần. Trường hợp được tạo thành sau 3 tuần, Pennant sẽ mang đặc tính của mô hình tam giác. Hay chính xác đó là mô hình tam giác (Triangle).
Đường giá luôn có xu hướng phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ khi mô hình Pennant đã hình thành hoàn thiện. Hoặc cũng có thể vẫn tiếp diễn hướng dịch chuyển tăng / giảm như ban đầu. Lúc này, khối lượng giao dịch lại bắt đầu tăng.
Ý nghĩa
Xét trong một thị trường giao dịch đang bị chi phối bởi xu hướng tăng hoặc giảm mạnh, cả bên mua và bên bán thường tạm ngừng giao dịch. Cốt yếu của sự tạm ngưng này là để ổn định lại hệ thống lực lượng sau khi đã dồn lực đẩy giá giảm sâu hoặc tăng mạnh so với ban đầu.
Mô hình Pennant cung cấp cho trader rất nhiều nguồn thông tin để phân tích
Cán cờ dài cùng với độ dốc lớn cho biết thị trường đang trong tình trạng biến động khá mạnh dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Theo đó một bên mua hoặc bán chiếm lợi thế hơn và đang cố gắng duy trì lợi thế đó thông qua tác động đẩy khối lượng giao dịch tiếp tục tăng cao. Kết quả tất yếu, giá chắc chắn sẽ tăng hoặc giảm mạnh chỉ trong một thời gian ngắn.
Sau một chu kỳ tăng giá mạnh hoặc giảm giá mạnh, mô hình cờ đuôi nheo dần yếu thế. Lý do chính có thể đến giao dịch chốt lời từ việc tăng hoặc giảm giá. Song song với đó, một số nhà đầu tư khác lại bắt đầu tham gia thị trường hòng tìm kiếm lợi nhuận. Từ đó, thị trường tự nhiên trở về trạng thái cân bằng. Lúc thị trường tạm ngưng cũng chính là thời điểm phe trader đầu cơ lấy lại sức để tiếp tục tìm cách kiểm soát thị trường đi theo xu hướng cũ.
Tất cả sự vượt giá ra khỏi phạm vi mô hình Pennant có nghĩa áp lực giá lúc này vẫn đủ mạnh để kéo thị trường trở về xu hướng ban đầu. Trong trường hợp này, thị trường khó mà đảo chiều bởi áp lực chi phối xu hướng vẫn đang rất mạnh. Vì thế bên đang kiểm soát xu hướng chỉ cần tạo một áp vừa đủ vẫn dễ dàng đưa thị trường trở về xu hướng ban đầu.
Nếu càng nhiều nhà đầu tư mới tham gia cuộc chơi kết hợp với sự tích trữ trước đó của giới đầu cơ thì khối lượng giao dịch ở thời kỳ này vẫn tăng mạnh. Như vậy, độ dốc của xu hướng lại càng được củng cố.
Ví dụ về quá trình hình thành của mô hình cờ đuôi nheo Pennant
Mô tả quá trình hình thành của mô hình Pennant
Mô hình Pennant nói chung thường được hình thành từ 3 giai đoạn chính. Gồm hình thành cán cờ, mô hình Pennant và mức kháng cự.
- Cán cờ: Đại diện cho xu hướng tăng giá mạnh hơn so với ban đầu, tổng khối lượng giao dịch luôn rất lớn.
- Mô hình Pennant: Biểu thị cho giai đoạn hợp thành mô hình Pennant nhờ vào sự giao nhau của những đường xu hướng.
- Ngưỡng kháng cự: Ở giai đoạn này, trader đang rất kỳ vọng sự phá vỡ giá ra khỏi đường xu hướng phía trên mô hình tam giác cân để bắt đầu đặt lệnh giao dịch
Mô hình cờ đuôi nheo gồm mấy dạng?
Dựa vào đặc điểm hướng dịch chuyển mà mô hình Pennant thường chia thành 2 dạng. Gồm mô hình cờ đuôi nheo tăng giá và giảm giá.
Mô hình cờ đuôi nheo tăng giá – Bullish Pennant
Mô hình cờ đuôi nheo tăng giá là một tín hiệu cho biết xu hướng tăng giá vẫn tiếp tục sau khi một xu hướng tăng giá mạnh đã được tạo thành từ trước đó. Kéo theo, giá dần hội tụ lại những vẫn nằm trong phạm vi 2 đường hỗ trợ kháng cự sau xu hướng tăng giá.
Mô hình cờ đuôi nheo tăng giá – Bullish Pennant
Lúc này, bên mua đang trong giai đoạn xây dựng lại và củng cố lực lượng nhằm tiếp tục tạo đà kéo giá lên cao hơn. Và giá vượt khỏi ngưỡng kháng cự và tiếp tục vươn cao hơn nữa cũng không phải là điều khó hiểu. Nhà đầu tư có thể xem đây như một tín hiệu để đặt lệnh mua vào.
Mô hình cờ đuôi nheo giảm giá – Bearish Pennant
Mô hình cờ đuôi nheo giảm giá là tín hiệu cho biết xu hướng giảm giá vẫn tiếp diễn Bất chấp sau một đợt giảm giá mạnh đã tạo thành trước đó. Trong một chu kỳ ngắn, giá vẫn đi theo đà giảm nhưng thị trường đã dần lấy lại cân bằng. Đây là khoảng thời gian để bên bán hồi lại sức hòng tiếp tục kéo giá đi xuống.
Mô hình cờ đuôi nheo giảm giá – Bearish Pennant
Khi đó, biên độ giao giá rất nhỏ, các đường hỗ trợ kháng cự giao nhau và hơi hướng lên phía trên, giá đương nhiên vẫn giảm sâu. Kết quả, áp lực bán lại càng được củng cố tạo điều kiện để giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Khi có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia cuộc chơi khiến khối lượng giao dịch tặng và giá lại càng giảm sâu hơn.
Cách giao dịch với mô hình cờ đuôi nheo Pennant hiệu quả nhất
Để giao dịch hiệu quả với mô hình Pennant, trader cần nắm rõ các bước cơ bản và tìm đúng điểm vào lệnh.
Mô tả cách giao dịch với mô hình cờ đuôi nheo Pennant
Giao dịch với Pennant không khó nhưng cũng không hề dễ với trader chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên với 3 bước cơ bản dưới đây, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ quá nhiều khi tiến hành giao dịch dựa vào mô hình cờ đuôi nheo.
Bước 1: Xác định đúng xu hướng
Muốn xác định xu hướng thì cách đơn giản nhất là quan sát trực tiếp biểu đồ giá. Từ biểu đồ giá, trader có phân tích diễn biến, xu hướng nào đang chiếm lĩnh thị trường.
Nếu không muốn quan sát biểu đồ, trader còn có thể dùng để sự hỗ trợ của các đường xu hướng (Trendline). Theo đó, đường Trendline thể hiện độ dốc càng lớn thì kéo theo xu hướng lại càng hoạt động mạnh mẽ.
Bước 2: Xác định mô hình cờ đuôi nheo Pennant
Trong trường hợp nhận thấy sự biến động của giá yếu dần, trader nên bắt đầu phác thảo đường kháng cự và hỗ trợ thông qua việc nối liền đỉnh với đỉnh và đáy với đáy. Chúng sẽ giao nhau và hình thành một hình tam giác. Lúc bấy giờ, trader có thể chắc chắn rằng mô hình cờ đuôi nheo đã hình thành.
Bước 3: Tìm điểm đặt lệnh, chốt lời và cắt lỗ thích hợp
Tìm điểm đặt lệnh thích hợp
Có nhiều cách để tìm điểm đặt lệnh phù hợp. Dưới đây là 3 phương pháp mà Dũng hay sử dụng nhất.
- Phương pháp 1: Đặt lệnh ở vị trí giá bị phá vỡ trong mô hình cờ đuôi nheo. Cụ thể là ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ đã bị phá vỡ. Điểm đặt lệnh này có thể xem như rắc rối nhất trong mô Pennant bởi mọi suy đoán chỉ mang tính tương đối, không trader nào dám chắc chắn điểm nào mới chính là điểm bị phá vỡ.
- Phương pháp 2: Chờ đến khi có một mô hình nến Nhật xuất hiện ngay sau khi mô hình nến bị phá vỡ. Trong trường hợp là mô hình cờ đuôi nheo tăng giá, một mô hình nến tăng hiện lên ngay phía sau mô hình nến vừa bị phá vỡ. Trong tình thế ngược lại với mô hình cờ đuôi nheo giảm giá, một cây nến giảm lại hiện lên ngay phía sau mô hình nến bị phá vỡ.
- Phương pháp 3: Đặt lệnh khi giá vượt đỉnh của mô hình cờ đuôi nheo tăng giá hoặc vượt đấy của mô hình Pennant giảm giá. Muốn vào lệnh theo phương pháp này, trader cần phác thảo đường thẳng giao với đỉnh hoặc đáy của mô hình Pennant. Có nghĩa chờ đến khi giá vừa vượt khỏi đường vừa vẽ theo hướng giá đã bị phá vỡ rồi đặt lệnh.
Tìm điểm cắt lỗ, chốt lời phù hợp
- Tìm điểm cắt lỗ: Khi giao dịch Pennant, trader nên đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí đỉnh của mô hình khoảng từ 1 đến 2 pip với mô hình cờ đuôi nheo tăng giá. Và đặt lệnh dưới đáy từ 1 đến 2 pip với mô hình cờ đuôi nheo giảm giá.
- Tìm điểm chốt lời: Khi thời điểm mà mô hình Pennant xuất hiện chính là lúc thị trường đang trong giai đoạn tạm nghỉ lấy lại sức để tiếp tục duy trì xu hướng. Vậy nên, giá vẫn có khả năng cao tiếp đà xu hướng. Tỷ lệ giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đến điểm chốt lời lý tưởng thường đạt tối thiểu ⅔ chiều dài cán cờ của mô hình Pennant.
Lời kết
Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) có dạng gần giống với mô hình tam giác cân. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây nằm ở các khu vực tích lũy rất nhỏ hình thành sau một xu hướng mạnh. Khi mô hình Pennant xuất hiện cũng chính là lúc xu hướng trước đó được duy trì. Tận dụng mô hình Pennant khi giao dịch có thể giúp trader thu lại lợi nhuận lớn nhờ việc đoán đúng xu hướng thị trường.