Mô hình hai đáy (Double Bottom) là gì? Cách giao dịch mô hình hai đáy
Mô hình hai đáy (Double Bottom) còn được giới trader xem như mô hình đảo chiều “thần kỳ”. Bởi đơn giản tính hiệu quả và độ chính xác trong hỗ trợ phân tích kỹ thuật mà mô hình này đem lại. Vậy chính xác mô hình hai đáy Double Bottom là gì? Làm sao để sử dụng Double Bottom trong giao dịch để thu về hiệu quả nhất? Bật mí sẽ có trong phần chia sẻ dưới đây của Dũng.
Xem thêm
- Mô hình cái nêm (Wedge) là gì? Cách giao dịch với mô hình cái nêm
- WMA – Đường trung bình trượt có trọng số & Cách sử dụng đường WMA
- Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì? Cách giao dịch mô hình chữ nhật
Mô hình hai đáy (Double Bottom) là gì?
Mô hình hai đáy (Double Bottom) là dạng mô hình thể hiện sự đảo chiều của xu hướng, có mặt trong giai đoạn cuối của một xu hướng giảm giá. Có nghĩa khi mô hình Double Bottom xuất hiện, trader hoàn toàn có quyền tự tin dự đoán thị trường sẽ đảo chiều khởi đầu cho một xu hướng tăng.
Mô hình hai đáy (Double Bottom) là dạng mô hình thể hiện sự đảo chiều của xu hướng
- Ở giai đoạn đầu tiên, mô hình Double Bottom được tạo thành từ chu chu kỳ cuối của xu hướng giảm nên trader dễ dàng quan sát một đáy mới dần hình. Tiếp theo phần đáy này tiếp tục dịch chuyển lên trên. Kết quả, một ngưỡng kháng cự mới được tạo ra. Người ta còn gọi đó là đường viền cổ hoặc đường neckline.
- Ở giai đoạn tiếp theo, giá lại dịch chuyển đi xuống phía dưới để hình thành đáy thứ 2 với độ sâu gần bằng đáy đầu tiên. Phần đáy này sẽ phá vỡ đường neckline để hoàn thiện mô hình Double Bottom.
Dựa vào mô hình hai đáy, trader có thể suy đoán rằng bên bán đang dần yếu thế vì không đủ lực để áp đảo bên bán. Từ đó hình thành những đáy thấp hơn trên biểu đồ quan sát. Trong khi đó, đáy thứ 2 cũng gần như bằng với đáy thứ nhất tạo một vùng hỗ trợ tương đối vững chắc.
Hai đỉnh và 2 đáy trong mô hình Double Bottom có mối liên hệ ra sao?
Cuốn sách Kirkpatrick & Dahlquist xuất bản từ năm 2010 từng đề cập khá chi tiết mối liên hệ giữa 2 đỉnh và 2 đáy trong mô hình Double Bottom. Theo đó, phần đỉnh ở trung tâm cần cao hơn ít nhất 10% so với phần đáy thấp nhất.
Minh họa mối liên hệ giữa 2 đỉnh và đáy trong mô hình hai đáy Double Bottom
Khi giá lấy lại đà tăng thì hướng giá lại giảm xuống xấp xỉ ngưỡng giá đã tạo lập đáy trước đó. Tuy nhiên, giá lại tiếp đà tăng và mức tăng cao hơn trước. Khoảng giữa 2 đáy trong mô hình lý tưởng là từ 2 đến 6 tuần. Khi khoảng cách lớn hơn 8 tuần, mô hình sẽ không còn hiệu lực.
Bên cạnh độ chênh lệch giữa 2 đáy chỉ nên từ 2 đến 5%. Có nghĩa mức giá tạo lập bởi 2 đáy không chênh nhau quá 5%.
Phân loại mô hình hai đáy Double Bottom
Mô hình hai đáy (Double Bottom) có thể tạm chia thành 4 dạng. Mỗi dạng mô hình lại phản biến động khác nhau trong từng thời điểm thị trường hoạt động.
Mô hình hai đáy Double Bottom Eve-Eve
Đây là mô hình sở hữu 2 đáy dạng hình chữ U. Bulkowski đã chỉ ra rằng, Double Bottom Eve-Eve luôn là mô hình lý tưởng nhất trong 4 dạng mô hình Double Bottom. Bởi ở mô hình này có tỷ lệ tăng giá trung 40% khi giá đã breakout. Tiếp đó là một đợt lấy lại giá đặt tối thiểu 20%. Bạn hãy quan sát biểu đồ dưới đây để hiểu rõ hơn về mô hình.
Mô hình Double Bottom Eve-Eve sở hữu 2 đáy dạng hình chữ U
Ở hình minh họa trên, khi thanh giá cao đột biến ở đáy thứ nhất thì phần đáy đó lại tiếp tục tạo ra tới 4 thanh giá tạo thành mô hình hai đáy chữ U. Tiếp theo, giá lại dịch chuyển lên để tạo đỉnh trung tâm rồi lại đi xuống để tạo đáy thứ 2. Phần đỉnh này cũng khá tròn và giống với hình chữ U.
Trong giai đoạn tiếp theo, giá có xu hướng bật tăng hình thành một khu vực trống giá, đồng thời vượt luôn cả mức kháng cự. Đây chính là tín hiệu mua mà mô hình cung cấp đến trader.
Mô hình hai đáy Double Bottom Adam-Adam
Mô hình Double Bottom Adam-Adam có 2 đáy nhọn dạng hình chữ V. Cũng theo Bulkowski, trong 4 mô hình Double Bottom thì Adam-Adam luôn kém hiệu quả nhất.
Mô hình Double Bottom Adam-Adam có 2 đáy nhọn dạng hình chữ V
Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa Adam-Adam không giúp ích gì cho nhà giao dịch. Trader vẫn có cơ hội thu lời nếu sau đợt phá giá mô hình đặt tỷ lệ lý tưởng. Cụ thể là mức tăng trung bình đạt 35% và tỷ lệ hồi giá sau đợt giảm giá đạt ít nhất 20%.
Mô hình hai đáy Double Bottom Adam-Eve
Mô hình này cũng gồm 2 đáy. Trong đó là một đáy nhọn hình chữ V và một đáy tròn dạng hình chữ U. Bulkowski cho rằng đây là mô hình có tính hiệu quả thứ 2 chỉ sau mô hình Eve-Eve. Theo đó, mức tăng trung bình thường đặt 37% sau giai đoạn giá breakout, trước khi hồi giá tỷ lệ cũng đạt tối thiểu 20%.
Mô hình Double Bottom Adam-Eve có tín hiệu quả thứ 2 trong tất cả các mô hình hai đáy
Dựa vào hình minh họa, bạn dễ thấy rằng đáy đầu tiên khá nhọn tương đương với 2 thanh giá. Ở đáy tròn thứ 2 thì lại sở hữu đến 5 thanh giá. Ở giai đoạn tiếp theo, giá đã dần bật tăng. Khi đường kháng cự bị đường giá phá vỡ thì đường đó lập tức thành một đường hỗ trợ.
Ngưỡng giá tại phần đỉnh giữa đã breakout là tín hiệu cho biết trader nên mua vào. Tuy nhiên sau đó giá có lúc bật tăng nhưng lại giảm.
Bulkowski tin rằng với mô hình Double Bottom Adam-Eve nếu giá bị breakout thì sau đó giá lại phục hồi với tỷ lệ 59%.
Mô hình hai đáy Double Bottom Eve-Adam
Mô hình Eve-Adam tạo thành từ một đáy tròn hình chữ U và một đáy nhọn hình chữ V. Trong 4 mô hình Double Bottom thì mô hình Eve-Adam xếp thứ 3 về độ hiệu quả. Trong đó, mô hình này được xem như lý tưởng nhất nếu tỷ lệ tăng trung bình đạt 37% sau khi giá breakout và giá hồi phục lại với tỷ lệ tối thiểu 20%.
Mô hình Eve-Adam tạo thành từ một đáy tròn hình chữ U và một đáy nhọn hình chữ V
Theo như biểu đồ phân tích, khi xu hướng giảm xuất hiện thì cũng kéo theo một khoảng trống giá. Đáy thứ nhất khá tròn giống như hình chữ U và tiếp đến là phần đỉnh ở trung tâm biểu thị cho giá lên lấp chỗ trống của khoảng giá trước đó.
Cách giao dịch với mô hình hai đáy Double Bottom
Với mô hình hai đáy (Double Bottom), trader vẫn cần giao dịch theo từng bước. Trước tiên là xác định chính xác xu hướng rồi mới tiến hành những bước tiếp theo.
Với mô hình hai đáy (Double Bottom), trader vẫn cần giao dịch theo từng bước
Bước 1: Xác định xu hướng diễn ra trong hiện tại
Muốn giao dịch với mô hình Double Bottom, điều kiện cơ bản là thị trường phải trong xu hướng giảm. Trong trường hợp, thị trường đi ngang hoặc vẫn trong xu hướng tăng thì trader không thể áp dụng mô hình hai đáy.
Bước 2: Tìm khoảng chênh giữa 2 đáy
Mô hình Double Bottom chỉ được xác định khi 2 đáy xấp xỉ nhau. Do đó, công việc tiếp theo trader cần làm là tìm khoảng chênh lệch giữa 2 đáy. Khi 2 đáy có độ chênh lệch từ 10 pip đổ lại thì có thể bắt đầu tiến hành giao dịch.
Bước 3: Vào lệnh khi đường Neckline bị phá vỡ
Giải pháp an toàn nhất là trader nên đợi đến khi đường Neckline rồi hãy tiến hành đặt lệnh. Cụ thể ở đây là lệnh mua.
- Lệnh mua thứ nhất: Khi nhận thấy giá đi lên và phá vỡ đường Neckline, trader lập tức đặt lệnh mua. Bởi đây chính là lúc mô hình Double Bottom đã bắt đầu hình thành.
- Lệnh mua thứ hai: Đường giá phá vỡ đường Neckline và tiếp tục quay lại retest. Khi đó nếu retest thuận lợi, giá có khả năng cao đảo chiều, trader nên vào lệnh mua.
Bước 4: Đặt lệnh chốt lời
Mục tiêu chốt lời ra sao còn phụ thuộc vào từng trader. Tuy nhiên thông thường, điểm chốt lời mục tiêu sẽ được tính bằng khoảng giữa đỉnh giữa và vùng hỗ trợ. Dựa vào đó, trader hãy tìm điểm chốt lời sao cho hợp lý nhất.
Tổng kết
Mô hình hai đáy (Double Bottom) luôn được giới trader yêu thích sử dụng trong giao dịch. Bởi tính hiệu quả và cũng khá dễ dàng để phân tích. Double Bottom chỉ xuất hiện thời kỳ cuối của xu hướng giảm báo hiệu sự đảo chiều của thị trường. Nếu biết tận dụng thời cơ, trader có khả năng thu về lợi nhuận khủng.
Khi thị trường diễn ra đảo chiều, giá cả thường có độ chênh lệch lớn là cơ hội để trader giao dịch thu lời lớn nếu áp dụng đúng mô hình và phân tích chuẩn xác diễn thị trường. Mong rằng một vài chia sẻ của Dũng, bạn đã hiểu thêm về bản chất và cách giao dịch với mô hình hai đáy (Double Bottom)!