Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì? Cách giao dịch mô hình chữ nhật
Bạn muốn sử dụng PTKT để xác định hướng đi của giá phá vỡ? Nếu vậy, mô hình hình chữ nhật (Rectangle) có lẽ là giải pháp hoàn hảo bạn có thể tin tưởng. Vậy mô hình Rectangle là gì? Làm thế nào để giao dịch hiệu quả với Rectangle? Bạn hãy theo dõi phần chia sẻ sau đây của Dũng để tìm ra câu trả lời nhé!
Xem thêm:
- WMA – Đường trung bình trượt có trọng số & Cách sử dụng đường WMA
- Mô hình nến Sao Mai (Morning Star Pattern) là gì? Hướng dẫn cách giao dịch
- Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Evening Star Pattern
Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) là gì?
Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) được tạo thành khi vùng giá đã bị mắc kẹt giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ nằm ở vị trí song song nhau. Rectangle cho thấy cả bên mua và bên bán đang lần lượt tung đòn phản công. Tuy nhiên bởi lực từ cả hai bên đều không đủ mạnh khiến giá không thể thoát khỏi phạm vi giữa vùng kháng cự và hỗ trợ.
Hình minh họa mô hình hình chữ nhật (Rectangle)
Thông thường giá luôn có xu hướng retest những mức kháng cự hỗ trợ hình thành trước đó nhiều lần rồi mới có thể bứt phá khỏi phạm vi giới hạn.
Đặc điểm của mô hình hình chữ nhật (Rectangle)
Như vừa đề cập, mô hình Rectangle hình thành từ xu hướng tăng giảm không thực sự rõ nét, khiến giá bị kẹt giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Hầu hết những mức giá trong mô hình hình chữ nhật luôn hoạt động tại giới hạn 2 xu hướng.
Đặc điểm của mô hình hình chữ nhật (Rectangle)
Theo đó, đường xu hướng bên trên sẽ đi qua từng đỉnh đồng thời đảm nhiệm vai trò của đường kháng cự. Còn đường xu hướng bên dưới lại lần lượt đi qua từng đáy đại diện như một đường hỗ trợ.
Trong mô hình giá Rectangle chỉ phát huy hiệu lực với điều kiện đường kháng cự cần chạm tối thiểu 2 đỉnh. Và đường hỗ trợ cũng phải chạm tối thiểu 2 đáy.
Nói chung, mô hình hình chữ nhật có khá nhiều điểm tương đồng với xu hướng đi ngang sideway. Thế nhưng nếu phân tích kỹ hơn, bạn dễ thấy rằng xu hướng đi ngang sideway thường tích lũy ở chu kỳ thời gian tương đối dài rồi mới bị phá vỡ. Còn ở mô hình Rectangle chỉ duy trì trong khoảng thời gian ngắn.
Mô hình hình chữ nhật Rectangle cho biết điều gì?
Thị trường luôn có xu hướng tạm nghỉ sau một chu kỳ biến động giá mạnh. Một vài mô hình phổ biến như tam giác hay cờ đuôi nheo, giá luôn có giao nhau tại một điểm. Vì cả bên mua và bên bán đều giảm lượng giao dịch nhằm lấy lại sức để tiếp tục đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp.
Mô hình Rectangle sẽ cung cấp cho trader tín hiệu cho thấy sự đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng
Thế nhưng ở mô hình hình chữ nhật (Rectangle), cả bên mua và bán đều dồn sức để phản đòn đối phương khiến giá lên xuống một cách liên tục. Nếu bên bán tiến hành kéo giá lên thì bên mua lại lập tức kéo giá xuống.
Chính bởi sự giằng co quyết liệt từ 2 bên nhưng chưa bên nào giành được lợi thế khiến giá không thể thoát khối lượng phạm vi của vùng kháng cự và hỗ trợ. Giá chỉ bị phá vỡ khi một trong 2 bên tung lực đủ mạnh, phá vỡ thế cân bằng.
Về cơ bản mô hình Rectangle sẽ cung cấp cho trader tín hiệu cho thấy sự đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng. Trader chỉ có thể dự đoán được giá tăng hay giảm nếu mô hình bị phá vỡ. Trong thực tế, mô hình Rectangle thường dùng như mô công cụ để dự đoán giá tiếp diễn nhiều hơn.
Các dạng mô hình hình chữ nhật Rectangle
Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) sẽ chia thành 2 dạng chính dựa theo xu hướng dịch chuyển giá cả thị trường.
Mô hình Rectangle tại đỉnh
Đây là dạng mô hình Rectangle tạo thành sau xu hướng tăng giá. Cụ thể là xuất hiện ở ngay đỉnh cao nhất của xu hướng đó.
Mô hình Rectangle tại đỉnh
Theo nghiên cứu của một chuyên gia kinh tế hàng đầu đã cho thấy biết, nếu mô hình Rectangle hình thành sau kỳ tăng giá thì 68% giá có thể bị phá vỡ theo chiều tăng. Và 32% khả năng còn là giá bị phá vỡ theo chiều đi xuống.
Thống kê xác suất kể trên thì chỉ khoảng 1% cơ hội để thị trường đảo chiều. Trong đó, tỷ lệ 32% khá thấp. Dựa vào đây, ta dễ dàng khẳng định mô hình Rectangle tại đỉnh sẽ dùng để phản ánh sự dịch chuyển đi lên của giá.
Mô hình Rectangle tại đáy
Mô hình Rectangle tại đáy
Mô hình Rectangle tại đáy được tạo thành sau một chu kỳ giảm giá đồng thời xuất hiện ngay chính tại đáy của chu kỳ giảm giá đó. Xác suất phá vỡ giá ở mức hình này là khá ngang bằng nhau. Tương đương 45% và 55% với xu hướng tăng giá và giảm giá.
Phân tích tâm lý thị trường khi mô hình giá Rectangle bị phá vỡ
Tâm lý thị trường khi mô hình Rectangle bị phá vỡ
Xu hướng breakout mô hình giá không bị chi phối hoàn toàn vào diễn biến chính của thị trường. Do đó, trader cần phải phân tích diễn biến tâm lý thị trường ở chính lúc thị trường bị phá vỡ.
Tâm lý thị trường khi mô hình Rectangle bị phá vỡ
Sự phân tích ở đây có nghĩa trader cần đặc biệt chú ý đến hành động giá. Có như vậy, việc dự đoán hướng dịch chuyển của giá mới có độ chính xác cao.
Giá breakout theo chiều hướng đi lên
Sau nhiều cuộc phản công đến từ bên mua và bên bán. Bên mua bắt đầu chiếm ưu thế và vượt lên khỏi vùng kháng cự khiến giá bị kéo lên cao. Nhà đầu tư có xu hướng đặt lệnh mua ở ngưỡng kháng cự bởi họ tin rằng giá vẫn có chiều hướng tăng mạnh. Bởi giá mua tương đối thấp và khi bán lại bán với giá cao.
Mặt khác, trader không đủ kiên nhẫn cho đến khi giá vượt ngưỡng kháng cự. Vì khi đó, trader phải mua với giá cao khiến họ phải đợi đến thời điểm giá lên cao hơn nữa mới có thể bán ra.
Lúc giá breakout ngưỡng kháng cự và đóng lại ngay tại ngưỡng đó, bên bán ra có xu hướng bán ra ở ngưỡng giá kháng cự khiến họ gặp rủi ro cao. Vì thế, trader bắt buộc phải chốt lệch nhanh để tránh lỗ. M
Ở một chiều hướng khác, một số trader khác cũng bắt đầu mua vào. Kết quả, áp lực mua tăng khiến giá tăng cao.
Giá breakout theo chiều hướng đi xuống
Lúc này trader ở bên bán tìm cách bán ra để đẩy giá xuống thấp hơn. Phần lớn trader tiến hành mua tại ngưỡng ngưỡng hỗ trợ sẽ tìm cách bán thật nhanh để giảm thiểu tối đa thua lỗ. Một bộ phận trader từ bên ngoài lại tham gia cuộc chơi khiến áp lực bán tiếp tục tăng cao, đương nhiên giá lại càng giảm sâu.
Xác định hướng breakout của mô hình Rectangle
Mô hình Rectangle thường cung cấp nguồn tín hiệu thông báo thị trường đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng. Do đó để vào lệnh chuẩn xác nhất, trader luôn phải đợi đến khi mô hình chính thường bị phá vỡ. Tuy vậy trong trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư lạ có thể dự đoán đúng xu hướng breakout dựa vào hành động giá.
Xác định hướng breakout của mô hình Rectangle
Ở mô hình hình chữ nhật, nếu giá giao với đường kháng cự thì lại tiếp tục đi xuống và chạm đường hỗ trợ. Nhưng đôi lúc đỉnh vẫn có khả năng vượt qua đường kháng cự rồi lại giảm nhanh bởi lực bán chiếm ưu thế hơn so với lực mua. Ở tình huống ngược lại, giá tiếp tục giảm sâu xuống dưới cả đường hỗ trợ nhưng khi gặp áp lực mua lớn khiến giá bị kéo lên.
Các diễn biến giá như trên còn được gọi với thuật ngữ là False breakout (tình trạng phá giá ảo). Trader cần đặc biệt thận trọng khi đặt lệnh giao dịch nếu gặp phải tín hiệu đó.
Bên cạnh đó nếu giá chạm đường kháng cự nhưng lại quay quay đầu, áp lực bán dường như vẫn chưa đủ lực để khiến đường giá vượt hoặc ít nhất là chạm tới đường hỗ trợ. Tiếp theo, giá lại dịch chuyển theo hướng đi lên hay khi giá đã chạm đường hỗ trợ nhưng lại quay đầu trở lại, nhưng ngay cả khi đó giá cũng vẫn chưa thể chạm đến đường kháng cự. Lý do chính là lực mua vẫn thực sự mạnh nhưng giá lại vẫn tiếp tục ngược xuống. Đây là hiện tượng hụt hơi giá (shortfall).
Nếu giá bị hụt hơi ngay chính ngưỡng kháng cự, rất có khả năng giá sẽ phá vỡ theo chiều hướng đi xuống. Ở chiều hướng trái ngược, nếu giá hụt hơi ngay tại ngưỡng hỗ trợ thì khả năng cao giá lại bị phá vỡ theo chiều hướng đi lên.
Nói chung, việc phải đợi đến khi giá breakout và sau đó bắt đầu đặt lệnh sẽ khiến trader hơi bị động. Giải pháp lúc này là bạn nên dùng đến lệch chờ. Nhờ vào lệnh chờ, trader sẽ thu lợi mức lời cao hơn nhưng cũng đồng thời giảm đi nhiều rủi ro.
Trong trường hợp mô hình Rectangle cho thấy những tín hiệu trên, trader chỉ còn cách duy nhất là đợi đến khi giá chính thức bị phá vỡ. Lúc mô hình bị phá vỡ, trader mới có thể bắt đầu đặt lệnh.
Cách giao dịch với mô hình Rectangle
Cũng giống như những mô hình khác, khi giao dịch với Rectangle trader nên thực hiện tuần tự theo từng bước.
Cách giao dịch với mô hình Rectangle
Bước 1: Xác định xu hướng chung của thị trường
Thông thường xu hướng breakout giá tiếp diễn có khả năng xảy ra lớn hơn. Do đó, khi giá ở giai đoạn đầu breakout theo chiều hướng tiếp diễn, trader cần tin tưởng vào lệnh giao dịch đã đặt.
Ngoài ra, trader cũng thế coi tín hiệu từ mô hình Rectangle như một tham khảo để phân bổ nguồn vốn. Chẳng hạn, Rectangle cho thấy một xu hướng tăng thì trader nên đặt lệnh mua (khối lượng giao dịch lên lớn hơn so với lệnh bán).
Bước 2: Xác định mô hình Rectangle
Nếu quan sát thấy đỉnh và đáy giá gần xấp xỉ nhau, trader nên phác thảo 2 đường xu hướng. Khi đường kháng cự và đường hỗ trợ lần lượt đi qua tối thiểu 2 đỉnh và 2 đáy có nghĩa mô hình Rectangle chính thức có hiệu lực.
Bước 3: Xác định tín hiệu breakout
Trong tình huống bắt gặp tín hiệu hụt hơi, trader cần tìm đúng điểm đặt lệnh cùng với đó là lệnh cắt lỗ và chốt lời. Sau đó mới bắt đầu đặt lệnh chờ. Nếu đặt lệnh bằng tay thì trader nên đợi đến khi giá chính thức breakout.
Bước 4: Tiến hành đặt lệnh
Quá trình đặt lệnh ra sao còn phụ thuộc vào việc tín hiệu hụt hơi giá shortfall có xuất hiện hay không.
Trường hợp dự đoán được hướng đi của giá qua tín hiệu shortfall
Trường hợp dự đoán được hướng đi của giá qua tín hiệu shortfall
Giá breakout theo chiều hướng đi lên
- Lệnh chờ mua nên đặt ở vị trí đường giá kháng cự.
- Lệnh cắt lỗ nên đặt ở dưới đường giá hỗ trợ.
- Lệnh chốt lời đặt khi thấy mục tiêu xấp xỉ chiều cao mô hình Rectangle.
Giá breakout theo chiều hướng đi xuống
- Lệnh chờ bán nên đặt ở mức giá tại vùng hỗ trợ.
- Lệnh cắt lỗ nên đặt ở dưới đường giá kháng cự.
- Lệnh chốt lời đặt khi thấy mục tiêu xấp xỉ chiều cao mô hình Rectangle.
Trường hợp tín hiệu shortfall không xuất hiện
Nếu tín hiệu shortfall không xuất hiện, trader vẫn tiến hành đặt lệnh tương tự trường hợp trên. Tuy nhiên, trader cần chú ý đến điểm đặt lệnh. Theo đó tại vùng giá chốt phiên của mô hình nến đã bị phá vỡ, trường hợp giá breakout theo chiều hướng đi thì giá sẽ tăng. Còn nếu giảm giá thì giá sẽ phá vỡ theo chiều hướng đi xuống.
Lời kết
Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) phản ánh thế giằng co ở thế cân bằng của cả bên mua và bên bán. Kết quả khiến giá chỉ lên xuống trong phạm vi đường hỗ trợ và kháng cự. Muốn giao dịch hiệu quả với mô hình Rectangle thì điều quan trọng là trader phải phân tích chuẩn xác hành động giá.
Phần hướng dẫn giao dịch với mô hình hình chữ nhật (Rectangle) mà Dũng vừa đề cập có thể không hiệu quả với mọi tình huống sẽ gặp trong thực tế. Thế nhưng, bạn hãy xem đó như phần kiến thức tham khảo. Chúc bạn áp dụng thành công mô hình Rectangle khi giao dịch!