Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) là gì? Hướng dẫn cách giao dịch với Evening Star Pattern
Trong giao dịch Forex luôn xuất hiện nhiều mô hình nến Nhật. Chúng cung cấp cho trader những thông tin hữu ích về tín hiệu đảo chiều. Trong tất cả các mô hình nến phổ biến, Evening Star Pattern được xem như mô hình cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ nhất, hỗ trợ đắc lực cho trader trong quá trình phân tích. Vậy bạn đã biết chính xác mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) là gì? Làm sao để giao dịch với mô hình Sao Hôm hiệu quả nhất?
Xem thêm:
- Average True Range là gì? Cách cài đặt và sử dụng ATR
- Leading Indicator và Lagging Indicator là gì ? 3 Lưu ý khi sử dụng Indicator
- Mô hình nến Sao Mai (Morning Star Pattern) là gì? Hướng dẫn cách giao dịch
Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) là gì?
Mô hình Evening Star Pattern được tạo thành từ 3 cây nến thành phần. Trong đó luôn có 1 cây nến tăng (lớn), 1 cây nến giảm (nhỏ) và 1 cây nến giảm (lớn). Trái ngược với mô hình Morning Star Pattern, Evening Star Pattern thuộc dạng mô hình nến đảo chiều tăng giá.
Mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) là gì?
Giá tăng thường xác định tại vị trí đỉnh của xu hướng tăng. Evening Star Pattern tương đối giống với mô hình Abandoned Baby Bottom. Có thể xem mô hình Sao Hôm giống như bản sao nâng cấp của Bearish Harami.
Làm thế nào để nhận biết mô hình Sao Hôm?
Đặc điểm của mô hình nến Sao Hôm
Để nhận biết mô hình Sao Hôm chính xác nhất, bạn cần dựa vào đặc điểm của từng cây nến thành phần.
- Cây nến thành phần thứ nhất: Luôn là một cây nến tăng giá với thân nến dài.
- Cây nến thành phần thứ hai: Là một cây nến nhỏ giống với nến Doji với thân nến ngắn hay gần như không có. Cây nến thứ hai cho thấy bên mua đang phá bỏ kìm hãm.
- Cây nến thành phần thứ ba: Vẫn là cây nến giảm nhưng lớn hơn nhiều so với cây nến thứ hai. Giá chốt phiên bị bao trọn bởi cây nến đầu tiên. Chiều dài bằng khoảng 50% so với thân của cây nến thứ nhất. Cây nến thứ ba phản ánh bên mua đang tìm cách kiểm soát trong tình hình 2 bên mua và bán ở thế cân bằng.
Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm khác để nhận biết mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern):
- Chiều dài nến tỷ lệ thuận với lực đảo chiều
- Khi mô hình tạo khoảng trống Gap giữa nến thứ nhất và nến thứ hai có nghĩa lực đảo chiều đã được xác lập
- Khi mô hình tạo khoảng trống Gap giữa nến thứ hai và nến thứ ba có nghĩa lực đảo chiều đã đang rất mạnh mẽ
- Cây nến thứ ba giảm mạnh chứng tỏ lực đảo chiều ngày càng mạnh mẽ hơn
Khi quan sát mô hình nến Sao Hôm, trader chỉ cần chú ý đến phần thân và bóng của từng cây nến là được.
Cách giao dịch với mô hình nến Sao Mai
Điểm quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch với mô hình nến Evening Star Pattern là bạn phải tìm chính xác điểm đặt lệnh. Muốn làm được điều này trước tiên bạn cần áp dụng khung thời gian phù hợp.
Chọn khung thời gian áp dụng
Theo như lời khuyên của các trader chuyên nghiệp, khi theo dõi một cặp tiền tệ thì sử dụng từ 3 đến 4 cửa sổ và lựa chọn khung thời gian theo gợi ý dưới đây.
Khung thời gian M15 hỗ trợ trader xác định tín hiệu dịch chuyển của xu hướng ở khoảng thời gian cực ngắn
- Khung thời gian M1: Thích hợp với quyền chọn nhị phân (Binary Option) với những giao dịch ngắn hạn dưới 5 phút.
- Khung thời gian M5: Giúp trader sàng lọc tốt tín hiệu nhiễu của thị trường nhờ vào khung thời gian lớn.
- Khung thời gian M15: Hỗ trợ trader xác định tín hiệu dịch chuyển của xu hướng ở khoảng thời gian cực ngắn. Khung thời gian M15 đã hạn chế được cả nhược điểm của 2 khung M1 và M5.
- Khung thời gian H1: Giúp trader xác định xu hướng trong dài hạn.
- Khung thời gian H4: Hỗ trợ tốt cho trader khi giao dịch trong thị trường ngoại hối Forex.
Theo kinh nghiệm của Dũng với mô hình nến Sao Hôm (Evening Star Pattern) thì bạn nên giao dịch với khung thời gian M5 hoặc từ M15. Bởi nếu lựa chọn M1, bạn dễ bị đánh lạc hướng bởi tín hiệu nhiễu
Với khoảng 15 cây nến đơn lẻ khả năng tạo thành mô hình sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên mô hình Evening Star Pattern sau khi được tạo thành chỉ gồm cụm 3 cây nến nên tín hiệu đảo chiều chưa thực sự mạnh. Ngoài M15 thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khung thời gian H4 và D1 để giao dịch.
Chọn điểm vào lệnh
Muốn chọn điểm vào lệnh phù hợp, trader nên dựa vào thực tế thay đổi của từng cây nến thành phần trong mô hình tổng thể.
Khi nến 2 không bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nếu thứ nhất
- Khi nến 2 không bị nhấn chìm hoàn toàn bởi nếu thứ nhất: Điểm vào lệnh lý tưởng là khi nến 3 đi vào giai đoạn kết thúc (mô hình được định hình rõ ràng). Tuy nhiên cách đặt lệnh này vẫn khá rủi ro bởi nến thứ ba đôi khi không nhanh hơn nến thứ hai.
- Khi nến 2 bị bao trùm bởi nến 3: Vào lệnh khi thân nến thứ bao sau hồi lại bao phủ 50% nến thứ ba trước đó.
- Khi nến 3 có phần đuôi quá dài: Không đặt lệnh khi nến thứ ba vừa xác nhận mô hình mà nên chờ lần kết thúc tiếp theo. Nếu nến tiếp theo là dạng Bullish và không vượt 50% nến thứ ba thì nên đặt lệnh ở cây nến thứ năm.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Sao Hôm
Bạn cần nhớ rằng mô hình Evening Star Pattern chỉ hiệu quả khi nó xuất hiện trong xu hướng tăng giá. Nếu giao dịch với mô hình này, bạn nên ghi nhớ một vài điều dưới đây.
- Nên giao dịch khi mô hình đã hoàn tất hoàn toàn (nên chờ cho nến nhỏ Doji hình thành).
- Mô hình Evening Star Pattern lý tưởng khi nến thứ ba có chiều dài gần bằng nến tăng thứ nhất.
- Đặt lệnh bán khi nến nến thứ ba nhấn chìm hoàn toàn nến thứ hai.
- Nên kết hợp mô hình Evening Star Pattern với những công cụ chỉ báo khác để tăng tính chính xác khi phân tích xu hướng.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp thông tin cần thiết về mô hình nến Sao Hôm Evening Star Pattern. Mô hình nến này cung cấp nguồn tín hiệu cho biết thị trường sắp diễn ra đảo chiều tăng giá. Nhờ đó trader sẽ có thể xác định điểm đặt lệnh lý tưởng đón đầu diễn biến thị trường.