Ngành bảo tàng học: Tìm hiểu về ngành bảo tàng học
Theo đuổi ngành bảo tàng học, các bạn trẻ sẽ đóng góp một phần giúp cộng đồng, công chúng khám phá những điều kỳ diệu của quá khứ, hiện tại và tương lai. Vậy nghề bảo tàng học là gì? Học ngành này có tương lai không? Học ngành bảo tàng ra làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những thông tin về ngành nghề này.
Xem thêm
- Tổ chức sự kiện là gì ? Tìm hiểu nghề tổ chức sự kiện
- Ngành Hán Nôm & Sự trỗi dậy văn hóa cổ phong tại Việt Nam
- Ngành du lịch là gì? Chọn học du lịch có mạo hiểm quá không?
Ngành bảo tàng là gì?
Ngành bảo tàng học là gì?
Ngành bảo tàng học là ngành chuyên nghiên cứu về cung cách quản lý, phân luồng, điều phối, quản lý nguồn lực để đảm bảo hoạt động quản lý của một bảo tàng. Đồng thời nghiên cứu, quản lý hệ thống bảo quản dữ liệu, hiện vật, sổ sách, tài liệu bản in và số hóa, hoạt động triển lãm, nghiên cứu học thuật của bảo tàng.
Chương trình đào tạo của ngành giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng hệ thống kiến thức về bảo tàng học và di sản văn hóa. Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng thực hành một số hoạt động hữu ích trong công việc khi ra nghề như sưu tầm, tổ chức kho, trưng bày hiện vật, tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng…
Sinh viên có thể chọn một lĩnh vực chuyên môn để làm công tác bảo tàng như: Nghệ thuật, trang trí, lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, dân tộc học… Ngoài ra, sinh viên theo học chuyên ngành bảo tàng học còn được trang bị kiến thức về quy trình kiểm kê, xếp hạng hiện vật, phát huy giá trị di tích, nắm được quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử- văn hóa của nhân loại.
Sinh viên ngành bảo tàng học ra trường làm công việc gì?
Học bảo tàng học ra trường làm gì? Luôn là vấn đề thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Bảo tàng học là ngành tạo ra công việc đa lĩnh vực cho sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại phòng nghiên cứu, thí nghiệm, kho bảo quản hiện vật, các gian trưng bày trong nhà, di tích hay công trường khai quật khảo cổ học…
Công tác hướng dẫn về hiện vật trưng bày trong bảo tàng
Một số công việc cụ thể trong ngành bảo tàng cho sinh viên ra trường như:
- Nghiên cứu khoa học: đây là công việc chuyên xây dựng hệ thống lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong trưng bày, định hướng của bảo tàng.
- Công tác sưu tầm hiện vật: Thực hiện sưu tầm các hiện vật, nghiên cứu, lựa chọn và xác định giá trị của hiện vật đó. Sau đó tiến hành làm hồ sơ lý lịch để bổ sung vào kho dữ liệu của bảo tàng.
- Quản lý bảo tàng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào vị trí này tại các cơ quan bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ trung ương đến địa phương.
- Bảo quản, phục chế hiện vật: bảo quản, phục chế hiện vật nhằm giữ gìn sự toàn vẹn của di sản văn hóa, hiện vật được trưng bày tại bảo tàng dựa trên các đặc điểm về hóa học, chất liệu, vật lý, kỹ thuật chế tác. Nhằm giữ gìn và bảo quản hiện vật được nguyên trạng.
- Công tác giáo dục: Thực hiện tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục , biểu diễn văn hóa có liên quan đến hoạt động của bảo tàng.
- Giảng dạy: Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc dạy bộ môn lịch sử tại trường THPT.
Ngoài ra, sinh viên ngành bảo tàng còn có thể đảm nhiệm các công việc khác như công tác kiểm kê bảo quản hiện vật, công tác trưng bày hiện vật tại các bảo tàng. Tùy thuộc vào chuyên ngành và năng lực của bản thân, sinh viên sẽ lựa chọn công việc phù hợp với mình.
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành bảo tàng
Ngành bảo tàng học chắc chắn không phải ngành nghề phổ biến nhưng lại là ngành tạo ra công việc đa lĩnh vực cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thực tế cho thấy rất nhiều đơn vị bảo tàng đang thiếu nhân sự trầm trọng và liên tục tuyển dụng hàng năm.
Theo thống kê số liệu năm 2012, cả nước có tổng cộng gần 400 bảo tàng được xây dựng. Như vậy có thể thấy nhu cầu nhân sự về chuyên ngành bảo tàng là rất lớn. Đồng thời, sinh viên theo học ngành bảo tàng có rất nhiều sự lựa chọn về công việc phù hợp với năng lực, đam mê của mình.
Ngoài ra, với sự hội nhập quốc tế hiện nay thì ngành bảo tàng không ngừng bổ sung nhân sự biên chế cho đội ngũ của mình. Với nhiều vị trí như chuyên viên trưng bày, nghiên cứu, hướng dẫn- thuyết minh tại bảo tàng… Đây là cơ hội lớn cho sinh viên tốt nghiệp bảo tàng học.
Trưng bày hiện vật trong bảo tàng theo chủ đề
Những kỹ năng, tố chất cần có của sinh viên ngành bảo tàng học
Để có thể làm việc và trụ vững trong ngành bảo tàng, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau đây:
- Có tư duy sáng tạo.
- Đam mê lịch sử- văn hóa đất nước.
- Đam mê công tác nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại.
- Có kiến thức sâu rộng về lịch sử, mỹ thuật, văn hóa, địa lý.
- Có khả năng xây dựng, tổ chức chương trình triển lãm, trưng bày, trình diễn hiện vật.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình mạch lạc, tự tin.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin.
- Quản lý và làm việc khoa học hiệu quả.
- Thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp với du khách quốc tế.
- Am hiểu kiến thức xã hội.
- Có kiến thức về phục dựng, phỏng dựng, lưu giữ, đảm bảo môi trường bảo quản hiện vật.
Tất cả những kỹ năng, tố chất này là điều kiện cần có để bạn trở thành chuyên viên bảo tàng giỏi trong tương lai. Bạn cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện trong quá trình đào tạo tại trường Đại Học chuyên nghiệp để phát triển bản thân tốt nhất.
Học ngành bảo tàng ở đâu tốt nhất
Học ngành bảo tàng ở đâu tốt nhất? Đây là câu hỏi đặt ra của nhiều phụ huynh và thí sinh khi tìm kiếm trường đăng ký ngành học này. Hiện tại ở nước ta chưa có nhiều trường đại học cao đẳng đào tạo chuyên sâu ngành bảo tàng học. Chỉ có duy nhất Đại Học Văn Hóa Hà Nội và Đại Học Văn Hóa TP Hồ Chí Minh đang đào tạo chuyên ngành bảo tàng tốt nhất. Đây cũng là hai trường đại học thuộc top đầu đào tạo chuyên sâu ngành Bảo tàng.
Học chuyên ngành bảo tàng ở đâu tốt nhất?
Kết luận
Trên đây là thông tin về ngành bảo tàng học và những điều cần biết. Chắc hẳn qua nội dung thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành bảo tàng cũng như có lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.