Ngành công nghệ ô tô học gì, làm gì, mức lương ra sao?
Với thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, ngành công nghệ ô tô đang được ưu tiên phát triển để góp phần phát triển đất nước. Việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài và số lượng ô tô nhập khẩu tăng ngày càng nhanh khiến ngành công nghệ ô tô được xem là ngành “hot” về nhu cầu lao động và nhanh chóng trở thành xu thế được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy ngành công nghệ ô tô học gì, làm gì, mức lương ra sao?
Ngành công nghệ ô tô học gì?
Ngành công nghệ ô tô học gì?
Công nghệ ô tô là ngành tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa, công nghệ chế tạo máy móc, quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô. Do đó, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao về cơ khí ô tô – máy động lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển…
Một số môn học chuyên ngành của ngành công nghệ ô tô mà sinh viên sẽ được học như động cơ đốt trong; hệ thống điện – điện tử ô tô; tính toán ô tô;, công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô; tính toán ô tô; hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô… Tất các cả kiến thức và kỹ năng chuyên sâu sẽ được đào tạo bài bản, giúp sinh viên có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao liên quan đến ô tô.
Ngoài khối kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành công nghệ ô tô còn có cơ hội được thực hành để áp dụng kiến thức vào quy trình công nghệ và quản lý sản xuất thực tế tại các xưởng ô tô. Đồng thời, sinh viên cũng được tham gia thực tập tại một số doanh nghiệp, công xưởng lắp ráp, sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng ô tô… lớn trên cả nước. Tất cả điều này giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm, nâng cao tay nghề cũng như hiểu rõ hơn về những nguyên lý kỹ thuật, tăng kỹ năng thực hành, tăng khả năng đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi ra trường.
Ngoài ra, sinh viên ngành công nghệ ô tô còn được học về một số kỹ năng chuyên môn. Chẳng hạn khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô; hoạt động điều khiển, lắp ráp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện; phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết cho công việc của một kỹ sư ngành công nghệ ô tô trong tương lai.
Học ngành công nghệ ô tô ra trường làm gì?
Học ngành công nghệ ô tô ra trường làm gì?
Hiện nay, ô tô là một trong những phương tiện thông dụng, được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới. Do đó, các công việc như bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến các công nghệ và dòng sản phẩm theo xu hướng mới của thị trường đều cần nhân lực riêng phụ trách. Những công việc này sẽ do các chuyên gia, kỹ sư công nghệ ô tô được đào tạo bài bản, có trình độ kỹ thuật cao đảm nhiệm.
Học ngành công nghệ ô tô ra trường làm gì là điều mà nhiều học sinh trong quá trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp rất thắc mắc. Sinh viên ngành công nghệ ô tô sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí như kỹ sư vận hành; chuyên viên giám sát quy trình sản xuất, sửa chữa, bảo trì ô tô; nhân viên kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh lĩnh vực ô tô; chuyên viên kiểm định viên tại trạm đăng kiểm ô tô; giảng viên các bộ môn liên quan đến ngành công nghệ ô tô…
Ngành công nghệ ô tô có tương lai ra sao?
Tương lai của ngành công nghệ ô tô
Thực tế thì nhu cầu nhân lực ngành công nghệ ô tô đang rất lớn, bởi ngành này chỉ mới bắt đầu tại Việt Nam và đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp ô tô lớn như Honda, Toyota… đã tìm đến các trường học có đào tạo ngành công nghệ ô tô để tuyển dụng nhân lực và cam kết tuyển dụng sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp.
Theo thống kê của các trường có đào tạo ngành công nghệ ô tô trong 3 năm trở lại đây thì số lượng sinh viên đăng ký học ngành này ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, sinh viên không cần lo lắng về tương lai của ngành công nghệ ô tô sau khi ra trường bởi mỗi năm thì các công ty sản xuất lắp ráp ô tô đều tổ chức từ 4 – 6 đợt tuyển dụng sinh viên thực tập. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được học về kỷ luật lao động, làm việc trong môi trường thực tế… Về lâu dài, nếu thời gian thực tập tốt, sinh viên sẽ được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Ngành công nghệ ô tô có mức lương như thế nào?
Mức lương của ngành công nghệ ô tô
Ngành công nghệ ô tô là một hướng đi tốt cho nhiều học sinh có niềm đam mê và hứng thú đối với lĩnh vực này. Theo khảo sát, lương ngành công nghệ ô tô sẽ có mức lương khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể thì mức lương sẽ khác nhau đối với một số vị trí sau khi ra trường mà sinh viên có thể nhận được:
- Kỹ sư công nghệ ô tô: Mức lương khởi điểm thường khoảng 9 triệu đồng/ tháng. Sau đó sẽ tăng dần lên 12 triệu đồng/ tháng. Đối với các kỹ sư giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao thì mức lương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/ tháng.
- Kỹ thuật viên công nghệ ô tô: Mức lương khởi điểm thường nằm trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm hơn thì mức lương sẽ khoảng 10 – 12 triệu đồng/ tháng.
- Chuyên viên bảo trì, bảo dưỡng ô tô: Mức lương trung bình từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng. Nếu có tay nghề cao thì mức lương sẽ tăng lên khoảng 13 – 18 triệu đồng/ tháng.
Như vậy có thể thấy được tùy vào năng lực, số năm kinh nghiệm tích lũy và vị trí đảm nhiệm mà mức lương ngành công nghệ ô tô ở mỗi sinh viên sẽ khác nhau.
Những kỹ năng mà sinh viên công nghệ ô tô cần biết
Trong trường học, sinh viên ngành công nghệ ô tô sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản cũng như chuyên ngành. Tuy nhiên, sinh viên cần chủ động bổ sung nhiều kỹ năng, vừa học tập vừa thực hành để tăng cơ hội xin được việc làm tốt sau khi ra trường.
Sinh viên ngành công nghệ ô tô cần chuẩn bị những gì?
Kỹ năng tìm kiếm
Kỹ năng tìm kiếm tức là kỹ năng sử dụng máy tính và các công cụ tìm kiếm để tìm các nguồn tài liệu trong quá trình học. Tuy rằng hiện nay đã có rất nhiều người sử dụng máy tính và Google hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách tìm kiếm đúng.
Để tìm kiếm được tài liệu có độ chính xác, uy tín cao phục vụ cho quá trình học tập, làm đồ án hay tài liệu sửa chữa một loại xe mới thì bạn cần biết phân loại từ khóa tìm kiếm như thế nào cho phù hợp. Do đó, nếu muốn trở thành một kỹ thuật viên công nghệ ô tô chuyên nghiệp, bạn nên rèn luyện kỹ năng này ngay từ khi còn là sinh viên.
Kỹ năng sử dụng các công cụ chẩn đoán
Hiện nay, hầu hết các xe ô tô đều được trang bị các công nghệ hiện đại, không ngừng cải tiến và đổi mới và được điều khiển bởi rất nhiều ECU. Quá trình sửa chữa đòi hỏi phải sử dụng nhiều phần mềm đọc lỗi, xóa lỗi và thêm phần mềm cho các ECU khác nhau. Do đó, sinh viên cần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm chẩn đoán, các máy chẩn đoán thông tạo.
Là sinh viên và còn đang trong quá trình học tập tại trường, chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc trực tiếp với máy chẩn đoán thì bạn nên chủ động xin vào các garage lớn để học thêm. Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm các file cài phần mềm sử dụng trên máy tính để tập cách cài đặt phần mềm sao cho nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành
Tiếng Anh luôn là “cơn ác mộng” đối với hầu hết sinh viên. Nhiều học sinh trong quá trình tư vấn tuyển sinh thường đặt câu hỏi “Ngành công nghệ ô tô có cần tiếng Anh không?” và câu trả lời sẽ là “không bắt buộc nhưng rất cần thiết”.
Nếu sinh viên chỉ có ý định làm việc tại những doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ thì chuyên môn giỏi là đã đủ. Tuy nhiên, nếu sinh viên có ý chí cầu tiến và muốn phát triển trong ngành này thì tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc. Bởi hầu hết những tài liệu giảng dạy mới nhất, các tài liệu sửa chữa, các phần mềm chẩn đoán đều sử dụng tiếng Anh. Do đó, để có thể cập nhật liên tục thông tin, kiến thức mới thì bạn cần phải học tốt tiếng Anh chuyên ngành thì mới có thể hiểu được nội dung tài liệu.
Cách học tiếng Anh chuyên ngành dễ nhất là bạn có thể tìm kiếm các hình ảnh, vừa học về chi tiết ô tô vừa xem hình ảnh kèm phiên dịch bên cạnh để học. Tiếng Anh chuyên ngành thường không khó như tiếng Anh giao tiếp nhưng đều là những từ mới và tương đối khó nhớ, do đó bạn cần kiên trì và cố gắng không ngừng để có thể nắm bắt tốt nhất.
Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ ô tô tại Việt Nam hiện nay thì việc thông thạo tiếng Anh là một lợi thế rất lớn mà các sinh viên nên cố gắng đạt được để có cơ hội làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Không chỉ được có hội trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế, bạn còn có thể nhận được mức lương lên tới hàng ngàn đô tương ứng với năng lực của mình.
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Nghe qua thì kỹ năng này chả mấy quan trọng hay liên quan gì tới ngành. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin diễn ra một cách nhanh chóng hiện nay, lượng kiến thức bạn tích lũy chưa bao giờ là đủ để có thể tự mình xử lý mọi trường hợp, nhất là những ca bệnh khó nhằn ít được đề cập trong sách vở. Do đó, bạn cần sự trợ giúp của những người đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Việc tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ giúp bạn học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới, cập nhật thêm những công nghệ mới bên cạnh những thứ bạn tự học hay học được ở trường. Để có thể quen thêm nhiều người và mở rộng mối quan hệ, bạn nên chủ động tham gia vào các chuyên đề ô tô ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những “lão làng” trong nghề sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn có ý chí và kiên trì muốn học hỏi.
Kết luận
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thông tin cơ bản thất về ngành công nghệ ô tô. Hầu hết sinh viên lựa chọn ngành công nghệ ô tô đều có hứng thú, đam mê đặc biệt với ngành học này. Với nhu cầu và xu hướng xã hội về ô tô thì đây là một ngành mà bạn có thể cân nhắc để theo học nếu yêu thích và muốn phát triển trong tương lai.