Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì? Các Mô Hình Nhượng Quyền Thương Hiệu
Nhượng quyền thương hiệu có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Đi ngoài đường chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những hình thức kinh doanh có sử dụng nhượng quyền thương hiệu. Nhưng mà ít ai có thể hiểu cặn kẽ về nhượng quyền thương hiệu là gì và các loại mô hình nhượng quyền thương hiệu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hình thức kinh doanh bằng nhượng quyền thương hiệu này nhé.
Nhượng quyền thương hiệu là gì ?
Nhượng quyền thương hiệu hiện nay được sử dụng phổ biến và được các doanh nghiệp kinh áp dụng. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Theo định nghĩa thì nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh sản phẩm và thương hiệu này. Họ sẽ được quyền kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với những ràng buộc về tài chính, có thể là một khoản chi phí trả cho bên chủ thương hiệu. Tùy theo tùy theo thỏa thuận của hai bên.
Tại Việt Nam hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã rất phổ biến và có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đạt tiến hành nhượng quyền thương hiệu. Tại Việt Nam điển hình đó chính là thương hiệu thức ăn nổi tiếng KFC. Năm 1997 thương hiệu này đã có mặt tại Việt Nam và sau đó thì hàng loạt những thương hiệu nổi tiếng khác cũng tiến hành nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam để cho các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể kinh doanh sản phẩm và thương hiệu của họ như là Lotteria, Pizza Hut và gần đây đã là Starbucks. Hay là MC’s Donal. Đây đều là những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Việt Nam là nơi để họ nhượng quyền cũng như là cùng phát triển.
Nếu như hiểu một cách nôm na thì những quyền thương hiệu sẽ là mối quan hệ hợp tác giữa hai bên kinh doanh và trong đó một bên đối tác sẽ cho đối tác còn lại sử dụng hệ thống kinh doanh đã có từ trước , và mô hình này đã được triển khai thành công. Sau đó đổi lấy quyền lợi là phí ban đầu và sử dụng liên quan trong suốt thời gian hoạt động. Có thể nói nhượng quyền thương hiệu đang là xu thế cũng như là cơ hội kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Nó cho phép việc thực hiện kinh doanh để cùng phát triển, cũng như thu lại rất nhiều lợi trong vấn đề làm ăn kinh doanh này. Cũng chính vì có sự nhượng quyền thương hiệu mà thị trường kinh tế của Việt Nam đang ngày trở nên sôi động và phát triển.
Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyên thương hiệu
Vậy tại sao nhượng quyền thương hiệu đang ngày càng phát triển và được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng đến như vậy? Chắc hẳn nó phải có rất nhiều ưu điểm. Vậy những ưu điểm đó là gì?
Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu
Có thể nói khi tiến hành nhượng quyền thương hiệu thì chất lượng được đảm bảo. Chúng ta có thể thấy khi một doanh nghiệp nào đó tiến hành nhượng quyền thuong hiệu cho bạn thì chứng tỏ là thương hiệu của họ đã được thử nghiệm trước và có hiệu quả cũng như là thành công. Họ đã đem đến cho người dùng một cái sự tin tưởng và đảm bảo. Và ngoài ra thì các hệ thống cửa hàng cũng sẽ được giám sát một cách chặt chẽ về chất lượng cũng như là quy trình quản lý của họ vô cùng chuyên nghiệp.
Ưu điểm thứ hai đó chính là đã định vị thương hiệu có sẵn: Chúng ta có thể thấy những thương hiệu được đem đi nhượng quyền để làm ăn thì họ đã có một thị phần nhất định rất lớn. Đợi này vô cùng tốt khi chúng ta hợp tác với họ bởi vì chúng ta không cần phải tốn thời gian nhiều để quảng cáo cũng như là định vị thương hiệu trên thị trường nữa. Lúc này chỉ còn phát triển làm sao để cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm thứ ba là chính là hệ thống ổn định: Đối với các hình thức kinh doanh mà có nhượng quyền thương hiệu thì quy trình tuyển chọn nhân viên sẽ được hệ thống hóa và có một cái quy chuẩn vô cùng là hợp lý và bài bản. Việc quản lý sẽ tốt hơn và khắc phục sự cố ũng kịp thời hơn.
Hệ thống bài bản: Đây cũng là một ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu vì bên phía nhượng quyền đã có một chương trình đào tạo nhân viên một cách bài bản đặc biệt là về những chương trình đào tạo thông tin về thương hiệu và mọi thứ đã được họ làm sẵn. Họ sẽ training lại cho chúng ta.
Và cuối cùng đã chính là sự hỗ trợ đắc lực từ chủ thương hiệu: Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Nếu như mà bên phía được nhượng quyền phát triển thì bên cho nhượng quyền cũng sẽ có được nhiều lợi ích. Chính vì vậy họ sẽ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp muốn sử dụng thương hiệu của họ.
Nhược điểm:
Nhượng quyền thương hiệu có rất nhiều ưu điểm nhưng mà nó cũng có những nhược điểm làm hạn chế cũng như là bó buộc chúng ta ở trong một phạm vi nhất định.
Nhược điểm thứ nhất đó chính là không thể toàn quyền điều hành thương hiệu: Đây là điều hiển nhiên. Bởi vì bạn không phải là chủ sở hữu thương hiệu thật sự mà chỉ là người được sử dụng thương hiệu của họ để kinh doanh trong một khảng thời gian nhất định. Chính vì vậy bạn không thể nào nắm toàn quyền về các thương hiệu này mà chỉ được phép kinh doanh ở trong một mức độ phù hợp mà bên chủ thương hiệu cho phép.
Nhược điểm thứ hai đó chính là cạnh tranh trong chuỗi: Có thể nói cạnh tranh trong chuỗi là một điều vô cùng khó khăn. Tại vì bạn phải đạt được cái mục tiêu mà bên chủ thương hiệu đề ra cho mình. Và điều này làm cho những bên mà được nhượng quyền thương hiệu sẽ rất là áp lực.
Và cái nhược điểm thứ 3 đó chính là thiếu sáng tạo: Bạn không thể nào sáng tạo trên thương hiệu của người khác mà phải làm việc trên những cái quy chuẩn cũng như là những nguyên tắc mà họ đặt ra. Và thông thường thì bạn sẽ cảm thấy bị tù túng khi mà sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu.
Những mô hình nhượng quyền thương hiệu
Có bốn loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản mà. Những loại hình này thể thể hiện và phản ánh mức độ hợp tác cũng như là cam kết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện:
Nghe đến chữ toàn diện thì có lẽ chúng ta đã biết được mô hình này có những gì. Nó cho thấy được cấu trúc chặt chẽ cũng như là hoàn chỉnh nhất trong các mô hình.
Nhượng quyền kinh doanh nó thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa các bên. Mô hình này có thời gian trung bình là khoảng 5 năm đến dài là từ 20 đến 30 năm. Về thanh toán thì bên nhận quyền sẽ thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoảng phí cơ bản. Đó chính là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra thì họ còn phải trả những chi phí khác như là chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng mua trang thiết bị chi. Phí tiếp thị quảng cáo và các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu
Tại Việt Nam thì những cái thương hiệu mà nhượng quyền kinh doanh toàn diện cho các doanh nghiệp ở Việt Nam như là Subway, MC donald’s, Starbucks hoặc là phở 24 của Việt Nam.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện:
Bởi vì không toàn diện nên là hình thức nhượng quyền này sẽ lỏng lẻo hơn. Thể hiện ở chỗ bên nhượng quyền hay còn gọi là bên chủ sở hữu của thương hiệu sẽ không có nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền. Ngoài ra thì bên nhượng quyền thường có ý định đó là mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường. Những thương hiệu mà thực hiện mô hình kinh doanh không toàn diện như là sơ mi cao cấp Pierre Cardin, chuỗi cà phê Trung Nguyên hoặc là Coca Cola.
nhượng quyền có tham gia quản lý:
Đây là hình thức nhượng quyền có thể nói là phổ biến với loại kinh doanh chuỗi khách sạn và trong mô hình này thì bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cũng như là cung cấp quản lý và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra thì họ cũng sẽ chuyển nhượng sử dụng thương hiệu về mô hình cũng như là công thức kinh doanh. Những chuỗi khách hàng mà sử dụng nhượng quyền có tham gia quản lý như là khách sạn Holiday Inc, Marriott.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn:
Đây là hình thức nhượng quyền mà người nhượng quyền sẽ góp vốn vào với bên được nhượng quyền thương hiệu. Và tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng cũng như là cạnh tranh thị trường mà bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm những yếu tố khác để lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Có thể nói nhượng quyền thương hiệu có tham gia vốn thì bên nhượng quyền sẽ tham gia vào hội đồng quản trị của công ty và thường thì vốn đóng góp của họ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Những yếu tố mà bên chủ thương hiệu sẽ cân nhắc để lựa chọn mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp đó chính là yếu tố hiệu quả và mức độ kiểm soát hệ thống về chi phí phát triển hệ thống cũng như là độ lớn và tốc độ. Họ sẽ dựa trên những yếu tố này để mà lựa chọn mô hình cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Những thương hiệu mà sử dụng nhượng quyền thương hiệu có góp vốn như là phở 24 hoặc là thế giới di động và cà phê Trung Nguyên.
Tóm lại
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhượng quyền thương hiệu cũng như là những mô hình nhượng quyền thương hiệu. Hi vọng nó sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về hình thức kinh doanh này và cũng đồng thời mở ra một cái nhìn mới về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Có thể nói nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ và một môi trường kinh doanh năng động để cho các doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng thương hiệu của những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới.
Nguồn- Tổng hợp