Parabolic SAR là gì? Cách sử dụng Parabolic SAR hiệu quả
Trong phân tích kỹ thuật sẽ có vô số các công cụ chỉ báo được sử dụng để theo dõi hướng dịch chuyển của giá tài sản. Thế nhưng không phải lúc nào trader phát hiện điểm kết thúc của xu hướng. Từ đó tìm ra điểm đặt lệnh chốt lời lý tưởng nhất. Parabolic SAR là một trong số những chỉ báo giúp trader giải quyết vấn đề trên. Vậy chính xác Parabolic SAR là gì? Cách sử dụng Parabolic trong giao dịch Forex có khó không?
Xem thêm:
- Chỉ báo ADX là gì? Cách dùng chỉ báo ADX hiệu quả
- DCA (Chiến lược trung bình giá) là gì? Cách sử dụng hiệu quả
- Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì? Cách sử dụng Chỉ báo MFI
Định nghĩa Parabolic SAR là gì?
Parabolic SAR là gì? – Parabolic SAR hay còn được biết đến với tên gọi Parabolic Stop And Reverse. Trong cụm từ này, Parabolic dịch ra tiếng Việt hình Parabolic. Còn Parabolic Stop And Reverse có nghĩa là dừng lại và đảo chiều. J. Welles Wilder là người đã có công nghiên cứu phát triển bộ chỉ báo này.
Parabolic SAR là gì?
Tác dụng chính của Parabolic SAR là hỗ trợ trader xác định hướng dịch chuyển của giá tài sản. Đồng thời, nó cũng giúp xác định điểm đảo chiều tiềm năng trong xu hướng giá đang chi phối thị trường giao dịch. Như vậy, dựa vào công cụ này trader sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định đặt lệnh.
Chỉ báo Parabolic SAR hoạt động thực sự hiệu quả trong những thị trường có xu hướng rõ ràng. Cha đẻ của bộ chỉ báo này khuyên các nhà phân tích nên sử dụng Parabolic khi cần thiết lập và đo lường tiềm lực hay sức mạnh của xu hướng.
Trên biểu đồ theo dõi, Parabolic SAR được thể hiện bằng các đường nét đứt hình thành từ hàng loạt dấu chấm. Khi vị trí của Parabolic SAR định hình trên mức giá hiện tại, đó sẽ là một tín hiệu của sự giảm giá. Trader có thể dựa vào đó để đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời lý tưởng nhất.
Tóm lại, 3 chức năng cơ bản của Parabolic SAR bao gồm:
- Cho biết xu hướng hiện tại đang chi phối thị trường
- Những điểm vào lệnh tiềm năng nhất
- Thời điểm thoát đại lý tưởng nhất (điểm kết thúc xu hướng)
Tuy nhiên theo những trader chuyên nghiệp, trong 3 chức năng trên thì xác định điểm kết thúc xu hướng là tỏ ra hiệu quả nhất. Vậy nên khi đặt lệnh chốt lời, các trader thường sử dụng Parabolic SAR kết hợp với một số chỉ báo khác. Nhằm tìm ra điểm đặt lệnh phù hợp, thu về lợi nhuận cao.
Cách thức hoạt động của Parabolic SAR
Trong biểu đồ theo dõi giá tài sản, Parabolic SAR chính là tập hợp của hàng loạt dấu chấm nhỏ gần vị trí các thanh giá. Khi tập hợp dấu chấm này nằm ở vị trí trên giá có nghĩa nó đang báo hiệu một xu hướng giảm giá, đây chính là tín hiệu bán. Trong trường hợp những cái dấu chấm này di chuyển xuống dưới giá, xu hướng giá của tài sản lúc này đang tăng lên và báo hiệu cho một tín hiệu mua.
Biểu đồ minh họa cách thức hoạt động của Parabolic SAR
Dựa vào sự thay đổi của tập hợp dấu chấm hình thành Parabolic SAR cung cấp cho trader tín hiệu giao dịch tương đối tin cậy. Khi có biến giá mạnh xảy ra, trader có cơ hội thu về lợi nhuận lớn nếu nắm bắt tốt tình hình. Thế nhưng trong những phạm vi phẳng khác nhau, chỉ số này vẫn chưa thực sự đáng tin cậy.
Theo như biểu đồ phân tích minh họa, khi giá chứng khoán tăng cũng kéo theo tập hợp dấu chấm tăng theo. Dễ nhận thấy nhịp độ tăng dần theo chiều hướng tăng của xu hướng. Như vậy, Parabolic SAR sẽ không hiệu quả để thu lại lợi nhuận bằng cách giao dịch trong xu hướng ổn định của thị trường.
Mặt khác, chỉ báo này cũng có thể tạo ra những tín hiệu fake nếu giá cả thị trường đi ngang, trader có khả năng cao phải đối mặt với khoản lỗ nhỏ. Trong trường hợp lãi thì mức lãi cũng chỉ ở mức nhỏ.
Chỉ báo Parabolic SAR phù hợp để sử dụng khi cần xác định điểm cắt lỗ. Việc này được thông qua cách dịch chuyển điểm cắt lỗ tương thích với mức chỉ báo Parabolic SAR.
Một thống kê khá thú vị trong 17 năm cho thấy Parabolic SAR đã đạt độ tin cậy lên đến 95%. Trong nhiều thị trường giao dịch, nhà đầu tư vẫn tin tưởng sử dụng bộ chỉ báo này để xác định thời điểm đặt lệnh, phân tích diễn biến xu hướng giá cả thị trường.
Xây dựng công thức tính chỉ báo Parabolic SAR
Chỉ báo Parabolic SAR thường được tính toán một cách độc lập cho từng xu hướng giá. Nếu giá trong xu hướng tăng lên, vị trí xuất hiện của SAR là ở bên dưới giá đồng thời hội tụ hướng lên phía trên. Trong tình thế ngược lại của một xu hướng giảm giá, SAR lại có mặt phía trên giá đồng thời hội tụ xuống phía dưới. Giá trị SAR trong thời điểm ngày mai thương lượng trên dữ liệu được xây dựng từ chính thời điểm hôm nay.
Để tính toán giá trị Parabolic SAR, các bạn có thể sử dụng công thức dưới đây.
Công thức tính giá trị Parabolic SAR
Trong đó:
- Thành phần SAR n và SAR n + 1 lần lượt tương ứng với giai đoạn hiện tại và giá trị của SAR trong giai đoạn tiếp theo.
- EP chính là điểm cực trị lưu lại trong mỗi xu hướng biểu hiện cho giá cao nhất đã đạt tới trong xu hướng tăng hiện tại. Hoặc chính là giá trị thấp nhất trong xu hướng giảm hiện tại.
- α Biểu trưng cho yếu tố tăng tốc. Giá trị α có thể là một hằng số tương đương 0.02 tuy nhiên trader cũng vẫn có lựa chọn một hằng số khác. Sau mỗi lần ghi nhận điểm cực trị EP mới, hệ số α lại tiếp tục tăng lên 0.02. Cuối cùng, tỷ giá sẽ hội tụ với SAR đi theo hướng giá. Nếu không muốn giá trị này quá lớn, hệ số α phải đạt 0.2. Tùy theo từng khoảng cách của nhà đầu tư, việc lựa chọn hệ thống có thể linh hoạt thay đổi. Trong giao dịch hàng hóa hay các loại tiền tệ giá trị α tối ưu nhất vẫn là 0.02.
Công thức tính giá trị Parabolic SAR trên thường áp dụng cho mỗi giai đoạn mới. Thế nhưng sẽ có 2 trường hợp, giá trị SAR cần điều chỉnh. Cụ thể:
- Trường hợp giá trị SAR trong giai đoạn kế tiếp nằm trong hoặc xa hơn giai đoạn hiện tại, SAR cần điều chỉnh thành mức giới hạn giá gần nhất. Chẳng hạn như trong xu hướng tăng, giá trị SAR chỉ được tính toán khi nó cao hơn giá trị thấp nhất thiết lập trong thời điểm ngày hôm nay hoặc hôm qua. Đồng thời giá trị này cần đặt ngang bằng với giới hạn dưới đó.
- Trường hợp giá trị SAR tại kỳ tiếp theo nằm trong hoặc xa hơn phạm vi của kỳ đó, một xu hướng mới có khả năng xuất hiện. Đồng thời, SAR phải tiến hành đổi bên.
Trong quá trình chuyển đổi xu hướng, giá trị của SAR đầu tiên của xu hướng cần đổi thành điểm cực trị EP cuối cùng đã được ghi nhận trên chính xu hướng đó. Điểm cực trị EP này sẽ tương ứng với giá trị tối đa và hệ số α sẽ là 0.02.
Cách cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trong phần mềm MT4
MT4 vẫn là nền tảng hỗ trợ giao dịch phổ biến nhất trên các sàn Forex hiện nay. Trong bộ công cụ chỉ báo kỹ thuật trên MT4, trader nên cài đặt Parabolic SAR.
Thiết lập các thông số cần thiết khi cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên phần mềm MT4
Trên phần mềm MT4 đã tích hợp sẵn chỉ báo kỹ thuật vì thế trader sẽ không cần tải về máy nữa. Thay vào đó để mở bộ chỉ báo này, bạn hãy tiến hành mở Insert vào mục Indication => Trend => Parabolic SAR. Sau đó thực hiện các bước cài đặt.
- Step: Đây là bước điều chỉnh bước tăng hoặc giảm của hệ số α có mặt trong công thức tính toán giá trị Parabolic SAR.
- Maximum: Điều chỉnh giá trị cực đại của hệ số gia tốc α.
Nếu cảm thấy không cần thiết, bạn có thể để mặc định các thông số khi thêm Parabolic SAR vào phần mềm MT4. Nói chung quá trình cài đặt này phụ thuộc vào từng chiến lược của các trader.
Tiếp theo, bạn nên hiệu chỉnh màu sắc và kích thước của chỉ báo hiển thị trên biểu đồ theo dõi. Đồng thời là lựa chọn không thời gian cần chèn chỉ báo. Khi đã cài đặt xong tất cả, bạn chỉ cần ấn OK để hoàn tất quá trình.
Tổng hợp ưu và nhược điểm của chỉ báo Parabolic SAR
Ưu điểm của việc sử dụng chỉ báo Parabolic SAR chính là giúp trader xác định hướng dịch chuyển trong hành động giá. Trong một thị trường có các xu hướng mạnh, SAR sẽ đưa ra kết quả tương đối chính xác. Nếu xuất hiện động thái đi ngược với xu hướng, chỉ báo thường cung cấp tín hiệu thoát ra thông báo diễn biến đảo chiều sắp diễn ra. Nói chung, chỉ báo này hiệu quả nhất trong thị trường thường xuyên xuất hiện chắc đợt tăng hoặc giảm giá diễn biến trong thời gian dài.
Chỉ báo Parabolic SAR chỉ thực sự cho ra tín hiệu chính xác trong một thị trường có xu hướng mạnh
Nhược điểm nhất định. Cụ thể, nếu hành động giá đi ngang, Parabolic SAR thưa cung cấp những tín hiệu sai. Vậy nên khi thị trường không có xu hướng rõ nét, SAR sẽ hoạt động xung quanh thanh giá, hình thành các tín hiệu không sát với thực tế. Nếu sử dụng độc lập mỗi Parabolic SAR trong bối cảnh thị trường đi ngang, trader có nguy cơ cao gặp phải thua lỗ.
Để giảm thiểu những rủi ro trên, trader chỉ nên áp dụng Parabolic SAR trong một thị trường có các xu hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, trader còn phải kết hợp thêm với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Cách sử dụng Parabolic SAR trong giao dịch
Nếu đã phần nào hiểu được Parabolic SAR, bạn hãy thử áp dụng bộ chỉ báo này vào trong các giao dịch.
Thoát lệnh bằng Parabolic SAR
Đối với một xu hướng tăng, tập hợp dấu chấm hình thành Parabolic SAR luôn nằm ở phía dưới vị trí biểu đồ giá. Lúc này nếu muốn đặt lệnh mua, bạn cần tiến hành chốt lệnh khi thấy tập hợp dấu chấm bắt đầu xuất hiện phía trên biểu đồ giá.
Thoát lệnh bằng Parabolic SAR
Trong tình huống ngược lại đối với một xu hướng giảm giá, tập hợp dấu chấm loại thường xuất hiện ở phía trên của biểu đồ giá. Chú có ý định đặt lệnh bán, bạn cần bắt đầu đặt lệnh khi thấy tập hợp đâu bắt đầu xuất hiện dưới phần biểu đồ giá.
Sử dụng để xác định xu hướng
Nếu áp dụng chỉ báo Parabolic SAR để xác định xu hướng thị trường, bạn cần ghi nhớ 3 quy tắc cơ bản.
- Một xu hướng chỉ được khi xuất hiện ít nhất 3 điểm thuộc Parabolic SAR.
- Đối với xu hướng tăng lên, nếu có 1 dấu chấm xuất hiện thì trader nên chỉnh hình đặt lệnh mua.
- Khi có 3 dấu chấm xuất hiện trên giá có nghĩa khả năng đảo chiều sẽ dịch diễn ra, đây là thời điểm thích hợp để trader đặt lệnh bán.
Trong ví dụ minh họa đối với khung D1 của cặp giao dịch USD / CAD đang nằm trong xu hướng tăng giá. Lúc này các dấu chấm cũng đang nằm ở phía dưới của biểu đồ giá.
Cặp giao dịch USD / CAD đang trong xu hướng tăng giá
Tuy nhiên đến khi dấu chấm lần lượt dịch chuyển lên phía trên biểu đồ giá, xu hướng tăng đã đi vào giai đoạn kết thúc nhường chỗ cho diễn biến đảo chiều.
Diễn biến đảo chiều cặp giao dịch USD / CAD bắt đầu diễn ra
Khi ứng dụng quy tắc 3 điểm để xác định phương hướng, độ chậm trễ trong tín hiệu vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy bạn cần nắm bắt sớm thời điểm đảo chiều để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
Phối hợp chỉ báo Parabolic SAR với công cụ kháng cự hỗ trợ
Trong trường hợp SAR cung cấp tín hiệu bán nhưng hỗ trợ vẫn đang hoạt động rất mạnh, có khả năng cao đó chỉ là tín hiệu giả.
Phối hợp chỉ báo Parabolic SAR với vùng kháng cự hỗ trợ trong cặp giao dịch USD / JPY
Còn nếu như SAR cung cấp tín hiệu bán và giá lúc này đang nằm trong vùng kháng cự mạnh, đây chính là tín hiệu đáng tin cậy.
Chẳng hạn như với các giao dịch USD / JPY áp dụng trên khung D1, giá vẫn tăng nhưng lại bị cản trở bởi vùng kháng cự 114.3. Trong vùng kháng cự này, bạn sẽ chưa thể khẳng định giá chỉ tăng nhẹ rồi vẫn tăng tiếp hay quay đầu giảm giá.
Đến khi mô hình nến đóng tại vị trí 113.16 lại có thêm dấu chấm trên giá. Điều này cho thấy một tín hiệu đảo chiều SAR đang kết hợp với khu vực kháng cự. Lúc này bạn có thể vào lệnh bán.
Kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với đường xu hướng trendline
Đường trendline là công cụ hiệu quả để xác định xu hướng, cung cấp tín hiệu giao dịch. Khi kết hợp trendline với Parabolic SAR sẽ càng khẳng định chắc chắn hơn diễn biến dịch chuyển giá cả.
Trader có thể lựa chọn quan sát vùng trendline tăng, khi có các chấm của Parabolic SAR có thể coi đó là tín hiệu tốt để mua. Còn nếu vùng kháng cự của trendline đang giảm, tập hợp chấm xuất hiện trên giá thì có chính là tín hiệu tốt để bán.
Hình minh họa khách kết hợp Parabolic SAR với đường xu hướng trendline
Trước tiên, bạn cần tạo một đường trendline tăng. Theo như biểu đồ minh họa, giá đang có xu hướng tăng nhẹ trên đường trendline. Tuy nhiên, giá tại đây chưa được hỗ trợ mạnh. Vậy nên, bạn chưa thể nào biết giá sẽ tăng rồi lại giảm hay vẫn tiếp tục đà tăng.
Sau hành động tăng giá tại khu vực hỗ trợ đường trendline, nến đóng D1 vừa xuất hiện thêm các chấm của Parabolic SAR ngay dưới giá. Bạn có xem đó như một dấu hiệu củng cố cho đà tăng giá. Bạn hãy đặt lệnh mua ngay khi nhận thấy chấm Parabolic SAR có mặt phía dưới giá.
Sau khi đặt lệnh mua, bạn cần xác định điểm chốt lời. Theo đó điểm chốt lời lý tưởng của chính là các dấu chấm bắt đầu xuất hiện trên giá.
Phối hợp Parabolic SAR với kênh giá
Tương tự như đường xu hướng trendline, kênh giá cũng là công cụ đắc lực để nhà giao dịch xác định diễn biến giá cả. Kênh giá ở đây hiểu đơn giản chính là sự kết hợp của 2 đường trendline song song bao phủ gần hết vùng giá xu hướng.
Minh họa cách kết hợp Parabolic SAR với kênh giá
Khi kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với kênh giá có nghĩa chúng ta đang lợi dụng tính chất xác định phương hướng của mạnh trong kênh giá. Từ đó tìm điểm vào lệnh phù hợp dựa vào tín hiệu Parabolic SAR cung cấp.
Kết hợp chỉ báo với mô hình nến Nhật đảo chiều
Kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với các mô hình nến Nhật đảo chiều
Parabolic SAR nếu muốn sử dụng quả trong giao dịch, bạn nên kết hợp thêm với các mô hình nến Nhật. Việc kết hợp này dựa trên dự đoán đảo chiều tựa vào tín hiệu của Parabolic SAR và những mô hình nền chuyên xuất hiện trong trên biển đảo chiều.
- Trong xu hướng tăng giá của thị trường, khi tập hợp chấm Parabolic SAR cùng xuất hiện ở vị trí trên giá và có thêm mô hình nến đảo chiều giảm giá, có thể xem đây là tín hiệu tốt. Tín hiệu lấy cho biết giá sẽ bắt đầu đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Trong một xu hướng giảm khi tập hợp chấm Parabolic SAR nằm dưới giá và có thêm mô hình nến đảo chiều tăng giá, tín hiệu này cũng tương đối tốt. Nó báo hiệu diễn biến đảo chiều từ giảm sang tăng.
Kết hợp Parabolic SAR với nhiều công cụ phân tích khác
Ngoài kết hợp với từng công cụ riêng lẻ, Parabolic SAR còn có thể phối hợp với nhiều công cụ chỉ báo cùng lúc. Như vậy, việc phân tích của trader sẽ đảm bảo sự chính xác hơn. Những công cụ thường được trader kết hợp bao gồm đường xu hướng trendline, vùng hỗ trợ kháng cự, các mô hình nến Nhật đảo chiều và cả kênh giá. Trong phần này, chúng tôi xin hướng dẫn 2 cách kết hợp phổ biến nhất.
Parabolic SAR + kênh giá + mô hình nến đảo chiều
Theo như biểu đồ trên khung D1 cặp giao dịch USD / CAD vẫn đang trong xu thế tăng giá. Quan sát hình dễ nhận thấy giá vẫn chuyển động trong vùng kênh giá.
Parabolic SAR kết hợp với kênh giá và mô hình nến Nhật đảo chiều
Khi giá bật tăng trong vùng kháng cự, thị trường bắt đầu giảm lực tích lũy tại vùng kháng cự. Tiếp đó, mô hình nến đảo chiều giảm giá và tập hợp chấm Parabolic SAR đồng loạt xuất hiện.
Kết quả cả 3 tính hiệu trên cho thấy khả năng đảo chiều mạnh mẽ sắp diễn ra. Khi đó, chiến lược giao dịch lý tưởng là đặt lệnh bán khi đóng nến D1 cuối cùng.
Parabolic SAR + vùng hỗ trợ kháng cự + mô hình nến Nhật đảo chiều
Cũng tại khung D1, giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng. Tuy nhiên khi chạm đỉnh tăng trước đó, giá lại sụt giảm.
Parabolic SAR kết hợp với vùng kháng cự và mô hình nến Nhật đảo chiều
Lúc đóng cửa nến D1 giảm thứ 2 đồng loạt cả tập hợp chấm Parabolic SAR và mô hình nến đảo chiều giảm giá cùng xuất hiện. Và ngay sau đó thị trường đã có sự đảo chiều.
Tổng kết
Chỉ báo Parabolic SAR : Bạn chỉ cần nhớ rằng đây là bộ chỉ báo hỗ trợ xác định tín hiệu điểm đảo chiều tiềm năng giúp trader đặt lệnh chốt lời hiệu quả. Bên cạnh đó, SAR còn giúp xác định hướng dịch chuyển giá cả, hỗ trợ nhà đầu tư thoát lệnh hợp lý.