Nghề R&D là gì? Tìm hiểu thông tin về nghề R&D
Đối với các ngành sản xuất và dịch vụ hiện nay, R&D có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh từ đó hướng đến thị trường mục tiêu nhất định. Nếu bạn chưa biết nghề R&D là gì thì những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Xem thêm
- Ngành du lịch là gì? Chọn học du lịch có mạo hiểm quá không?
- Nghề logistics là gì? Cơ hội việc làm & mức lương của logistics
- Internship (Thực tập viên) là gì? Những lưu ý khi làm Thực tập Viên
Nghề R&D được hiểu là nhân viên nghiên cứu và phát triển
Nghề R&D là gì?
R&D là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Research and Development. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ cho bộ phận, nhân viên chuyên nghiên cứu và phát triển thị trường hay sản phẩm. Ở vị trí này, nhân viên R&D sẽ thực hiện các công việc chính như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư kinh doanh cho các mặt hàng sản phẩm mới. Đồng thời trong quá trình thực hiện nghiên cứu dựa trên số liệu có sẵn, họ sẽ đưa ra những hướng cải tiến sản phẩm/dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.
Trong thời đại ngày nay, hoạt động R&D của công ty có ý nghĩa quan trọng. Ở những tập đoàn lớn, họ phát triển R&D thành một bộ phận chuyên nghiệp để tập trung nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Ở nước ta, nghề R&D đang ngày càng được nhiều người biết đến và được các công ty chú trọng. Do đó, nhu cầu tìm kiếm nhân tài cho vị trí này cũng ngày càng gia tăng.
Công việc của nhân viên R&D
Nhân viên R&D là làm gì? Có thể nói, công việc của họ cũng khá nhiều và bận rộn. Tuy nhiên, trọng trách chính của một người làm nghề R&D sẽ gồm:
Phân tích tổng hợp
Nhân viên R&D sẽ cung cấp bảng thống kế số liệu cùng những thông tin tổng quan về thị trường mà công ty đang hoạt động. Họ phải chắt lọc dữ liệu và thông tin để tạo ra một bảng phân tích tổng hợp hoàn hảo với những nội dung cần thiết.
Nhân viên R&D có rất nhiều việc cần phải làm
Phân tích dữ liệu
Từ bảng phân tích tổng hợp, nhân viên R&D sẽ tiến hành phân tích dữ liệu để chọn lọc những thông tin có ích. Việc này giúp họ có thể đưa ra đánh giá khách quan nhất từ các dữ liệu phân tích được.
Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng là một trong các chức năng nhiệm vụ của phòng R&D. Đây là công việc rất quan trọng và có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế, năng lực cạnh tranh hiện có và đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Có như vậy, sản phẩm/dịch vụ khi tung ra thị trường sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu của người dùng.
Phối hợp với các bộ phận khác
Với những dữ liệu thông tin nắm trong tay, bộ phận R&D sẽ tổng hợp thành các báo cáo chuyên sâu cung cấp cho các phòng ban khác. Đồng thời phối hợp với các bộ phận trong doanh nghiệp để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất cho các sản phẩm/ dịch vụ.
Các hoạt động R&D phổ biến tại các doanh nghiệp
Bộ phận R&D chịu trách nhiệm trong việc tìm ra sản phẩm/dịch vụ hay công nghệ mới góp phần vào sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Hiện nay, rất nhiều lĩnh vực kinh doanh cần đến R&D, nhất là R&D thực phẩm, dược phẩm, hóa học. Ở từng lĩnh vực hoạt động R&D sẽ khác nhau nhưng nhìn chung tại một doanh nghiệp, bộ phận R&D sẽ đảm đương các hoạt động sau:
Nghiên cứu & phát triển sản phẩm
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm là một trong các hoạt động chính của R&D
Mục đích của việc nghiên cứu & phát triển sản phẩm là tìm ra những sản phẩm/dịch vụ mới hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Ở khâu này, người làm nghề R&D cần phải dựa trên các số liệu tổng hợp để phân tích và tìm ra xu hướng mới. Từ đó tạo ra sản phẩm/dịch vụ tối ưu nhất hoặc cải tiến chúng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách tốt nhất. Có thể nói đây là vai trò của bộ phận R&D hàng đầu hiện nay.
Nghiên cứu & phát triển quy trình
Đây là hoạt động nghiên cứu nhằm tìm ra các quy trình tối ưu nhất để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh, vận chuyển hàng hóa. Việc cải tiến này có ý nghĩa thiết thực đối với doanh nghiệp bởi nó sẽ giúp đơn vị tiết kiệm chi phí cũng như rút ngắn thời gian thực hiện công việc nhưng đảm bảo hiệu quả kinh tế. Hoạt động R&D quy trình hiện được triển khai nhiều ở các công ty chuyên về ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, dược phẩm,…
Nghiên cứu & phát triển bao bì
Nghiên cứu, phát triển bao bì sản phẩm nhằm tạo ra đột phá mới
Bao bì là hình thức bên ngoài của sản phẩm. Nó cũng là yếu tố quyết định đến mức tiêu thụ do đó cần phải tạo ra những bao bì ấn tượng, kích thích hành vì mua hàng. Và bộ phận R&D sẽ tiến hành sáng tạo, cập nhật mẫu bao bì mới để thu hút khách hàng. Hiện tại, hoạt động nghiên cứu & phát triển bao bì là công việc mà bộ phận R&D trong ngành thực phẩm rất chú trọng. Bởi đây là ngành hàng thiết yếu và lượng khách hàng luôn đông đảo.
Nghiên cứu & phát triển công nghệ
Nghiên cứu & phát triển công nghệ là công việc mà nhân viên R&D sẽ tiến hành nghiên cứu để tìm ra các công nghệ mới hoặc cải tiến công nghệ dựa trên công nghệ cũ. Mục đích của hoạt động này nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ/dịch vụ chất lượng cao với giá thành tối ưu hơn.
Các kỹ năng cần có của nhân viên R&D là gì?
Những ai đang có ý định theo đuổi nghề R&D thì tốt nhất nên trang bị cho bản thân cả kiến thức lẫn các kỹ năng sau đây.
Kiến thức chuyên môn
Đây là điều kiện cần để bạn có thể ứng tuyển vị trí nhân viên R & D. Kiến thức chuyên môn này bạn sẽ học được tại các trường cao đẳng, đại học. Những kiến thức về R&D sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, hiểu và nắm bắt được các thuật ngữ, khái niệm R&D. Việc này giúp ích cho bạn kinh chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Nhân viên R&D cần hội tụ nhiều kỹ năng
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng cần có của R&D đó là khả năng sáng tạo. Bởi làm việc trong ngành này, bạn cần phải có ý tưởng mới mẻ để mang đến những sản phẩm mới cũng như cải tạo sản phẩm theo hướng tốt hơn. Có thể nói, công việc của nhân viên R&D tốn nhiều chất xám hơn bạn tưởng chứ không chỉ là tiếp xúc với những số liệu, dữ liệu thô.
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong suốt quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, bạn không thể làm việc độc lập mà cần sự phối hợp của nhiều người. Do đó, nếu muốn trở thành nhân viên R&D giỏi bạn phải biết hỗ trợ, làm việc cùng mọi người. Từ đó đưa ý tưởng tốt nhất để không chỉ hoàn thành công việc được giao mà quan trọng là giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Khả năng chịu áp lực
Ngoài kiến thức chuyên môn và kỹ năng cơ bản, người làm nghề R&D còn cần phải có khả năng chịu được áp lực cao. Vì việc sáng tạo sản phẩm/dịch vụ cho ra thành phẩm đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định chứ không phải chỉ đơn thuần là đưa ra ý tưởng giấy. Chưa kể, sản phẩm hay dịch vụ tạo ra không gây ấn tượng tốt và không được mọi người đón nhận,… Do đó, bạn cần phải thật sự làm việc hiệu quả cao để giảm thiểu áp lực.
R&D chịu áp lực cao khi phải sáng tạo ra các ý tưởng trong thời gian nhất định
Mức lương của nhân viên R&D là bao nhiêu?
Mức lương vị trí R&D sẽ cao thấp khác nhau tùy vào năng lực và kinh nghiệm của từng cá nhân. Tuy nhiên nhìn chung, thu nhập của một nhân viên R&D dao động từ 7 triệu đến 20 triệu đồng. Với những người làm nghề R&D công nghệ, dược phẩm sẽ có mức lương cao hơn nhiều lần, thậm chí lên đến 50 triệu/tháng. Bên cạnh lương cứng, bạn còn nhận được đầy đủ các chính sách phúc lợi khác.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nghề này cùng những thông tin liên quan nghề này. Đừng quên truy cập website nếu muốn tìm đọc những ngành nghề hot, hấp dẫn khác.