So sánh nền tảng bán hàng giữa hai “ông lớn” Sapo Web và Haravan
Trên thị trường website bây giờ, đứng giữa 2 ông lớn Sapo Web (tiền thân là Bizweb) và Haravan thì chắc đều sẽ rất phân vân không biết nên chọn đơn vị nào. Để giải quyết mâu thuẫn này thì mình sẽ đưa một bài viết dài, đánh giá chi tiết giữa Sapo Web và Haravan để khách hàng tiện so sánh, đưa ra lựa chọn phù hợp.
Để giúp các bạn đưa ra kết luận chính xác, mình sẽ so sánh hai đơn vị này trên nhiều phương diện khác nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
So sánh nền tảng giữa Sapo WEB và Haravan
Về quy mô
Sapo Web tiền thân là Bizweb, đơn vị có vị thế trên thị trường về nền tảng thiết kế website và phát triển gần 10 năm. Cho đến thời điểm này, Sapo đã có hơn 67,000 khách hàng trên khắp cả nước và quy mô nhân viên có thể đến vài trăm nhân viên – đây là một con số khổng lồ so với một công ty thiết kế web trong nước.
Haravan là thế hệ sinh sau, để muộn nhưng với sự phát triển chưa tới 4 năm Haravan vẫn đạt được lượng khách hàng hơn 50,000 khách hàng và nhân sự cũng trăm nhân sự. Với đà phát triển này, trong tương lai Haravan có thể sớm đuổi kịp đàn anh của mình.
Giao diện
Là một khách hàng đặt thiết kế, tất nhiên giao diện sẽ luôn là mối quan tâm lớn. Cả hai đơn vị đều có một lượng theme khổng lồ, tính năng tùy chỉnh khác nhau và có tương thích trên mọi giao diện khác nhau.
Về mặt chất lượng giao diện, những quy tắc về chuẩn SEO và tốc độ load trang đều được cả 2 đơn vị đều được đánh giá cao. Nếu với Sapo giao diện của đối tác có phí nhiều hơn nhưng mang lại cảm giác mẫu thiết kế được đa dạng hơn và ổn định hơn. Với Haravan lợi thế là giao diện miễn phí, mang đến sự tối ưu mặt chi phí hơn.
Giá cả
Để khách hàng có thể trải nghiệm được tính năng của website trước khi lựa chọn, cả Sapo Web và Haravan cho phép người dùng trải nghiệm thử các tính năng miễn phí trong vòng 15 ngày.
Về giá cả, cả 2 bên đều có mức giá không chênh nhau quá nhiều
- Gói Sapo Web có giá 229.000đ/tháng + 1.500.000 phí khởi tạo Website ban đầu. Khi khách hàng đăng ký 2 năm trở lên sẽ được giảm 10% và miễn phí phí khởi tạo. Như vậy, chi phí khoảng 5.088.000đ là gói 1 năm và 6.458.000đ nếu đăng ký 2 năm sử dụng.
- Gói Advanced Website của Haravan có giá 500.000đ/tháng. Thanh toán theo năm với giá 6.000.000đ/năm
Khi gia hạn, Sapo chiết khấu tối đa 55% nên đây là điểm lợi thế với những bạn gia hạn sử dụng lâu, giá sẽ rẻ đi. Về Haravan thì chính sách gia hạn không được đề cập đến
Các bạn có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày tại Sapo Web và Haravan để so sánh và lựa chọn nhé
Link dùng thử 15 ngày tại Sapo Web: Tại Đây
Link dùng thử 15 ngày tại Haravan: Tại Đây
Dễ sử dụng
Việc sử dụng trang web có dễ hay không cũng quyết định lớn tới sự lựa chọn của khách hàng. Để khách hàng không bị lúng túng trong giai đoạn đầu mới sử dụng thì cả Sapo Web và Haravan đều cung cấp các hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, sau quá trình trải nghiệm thì mình cũng những nhận xét riêng
Giao diện dễ sử dụng
Theo thời gian Sapo Web được cải tiến rất nhiều về mặt trải nghiệm sử dụng, các tính năng được sắp xếp thuận mắt hơn, dễ nhìn hơn và bớt các bước trung gian không cần thiết. Đồng thời, các bước SEO cũng được Sapo Web bố trí trong phần nhập sản phẩm, bài blog…giúp ngay cả những người mới bắt đầu làm website cũng có thể sử dụng và tối ưu bài viết của mình.
Về Haravan, mình luôn đánh giá tốt về mặt giao diện dễ sử dụng của Haravan. Tính năng hỗ trợ đều được sắp xếp dễ nhìn, không phức tạp.
Tính năng
Những tính năng cần có của một website bán hàng thương mại cả 2 Sapo Web và Haravan đều làm rất tốt.
Bảo mật SSL: cài đặt HTTPS và SSL cho website là tính năng hoàn toàn miễn phí, khách hàng khi sử dụng được yên tâm tuyệt đối với hàng rào bảo mật tuyệt đối HTTPS và SSL tiêu chuẩn quốc tế. Mọi thông tin khách hàng của bạn sẽ được tránh nguy cơ tấn công bởi virut hoặc hacker.
Kết nối tự động với các đơn vị giao hàng, thanh toán trực tuyến: Sapo và Haravan đều là nền tảng mở cho phép các bên thứ 3 tham gia vào hệ thống để hỗ trợ các khách hàng trong giao vận và thanh toán trực tuyến. Cả hai đều đang làm việc với các đơn vị lớn như GHN, GHTK, Ahamove…đặc biệt, Sapo có thêm một cổng vận chuyển khác là Sapo Express, với chi phí chỉ từ 9,500VNĐ trở lên.
Tích hợp Google Analytics và Google Shopping: có lẽ việc tích hợp Google Analytics là xu hướng vì cả Sapo Web và Haravan đều rất nhanh chóng cập nhật tính năng này, giúp người quản trị website có cái nhìn tổng quan về việc đầu tư quảng cáo với doanh thu bán hàng. Các chỉ số cần thiết đều được hiện thị theo số liệu thực tế dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả của website.
Kênh bán hàng khác: cả Sapo và Haravan đều định hướng là nền tảng bán hàng đa kênh vì vậy việc phát triển nhiều kênh bán hàng trên nền tảng là điều không khó hiểu. Nếu Haravan lấy trọng điểm website là trung tâm, có các kênh như Facebook, sàn thương mại điện tử như Lazada, tiki, shopee…thì Sapo lại cho rằng Sapo Web là một trong các kênh kinh doanh. Sapo Omnichannel là một bộ giải pháp bao gồm các kênh đa dạng hơn Haravan và tập trung quản lý về một nơi được gọi là lõi Sapo. Trong quá trình kinh doanh, các thông tin về kho, đơn hàng, thông tin khách hàng, vận chuyển, doanh thu…sẽ được tự động cập nhật về lõi Sapo. Tại đây, chỉ cần một nhân sự quản lý và theo dõi việc đơn hàng, thông tin khách hàng là đủ. Vì thế xét trên góc độ đa kênh, thì Sapo đang làm tốt hơn Haravan.
Chăm sóc khách hàng
Cả hai đơn vị đều được khách hàng đánh giá cao về chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Mỗi đơn vị đều có cổng hỗ trợ khách hàng. Nên nếu có bất kì vấn đề liên quan đến chất lượng phục vụ không tốt, khách hàng đều phản ánh lên tổng đài để được hỗ trợ.
Điểm mạnh và điểm hạn chế của Sapo Web và Haravan
Cả Sapo Web và Haravan đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dựa trên những đặc điểm này, bạn có thể chọn ra đơn vị phù hợp với bạn hơn.
Điểm mạnh, hạn chế của Sapo WEB
Điểm mạnh
Sapo Web là một sản phẩm đã có vị thế riêng trên thị trường, nhận được đánh giá cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tính năng đáp ứng đủ và hơn mong đợi của người dùng, chăm sóc khách hàng rất tốt. Đồng thời, là một trong sản phẩm thuộc Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh, Sapo web không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ khách hàng bán hàng trên web mà có thể đồng hành trên các kênh khác như Fanpage, Sàn thương mại điện tử.
Xét về mặt giá cả, Sapo Web có mức giá rất hợp lý khi đăng ký dài hạn và cả khi gia hạn sử dụng dịch vụ.
Điểm hạn chế
Sapo Web đang có mức dung lượng sử dụng hạn chế chỉ khoảng 5GB, nếu muốn mua thêm sẽ có thêm chi phí mua dung lượng
Điểm mạnh, hạn chế của Haravan
Điểm mạnh
Haravan có lợi thế về dung lượng không giới hạn. Ngoài ra các tính năng bán hàng trên Facebook, Zalo và bán hàng đa kênh cũng có đủ sức cạnh tranh với đàn anh
Một lợi thế nữa, Haravan có kho giao diện miễn phí phong phú và số lượng lớn theo từng ngành hàng phù hợp
Hạn chế
Haravan có giới hạn lượng user người dùng là 10 người, điều này gây ra một chút khó khăn cho đơn vị nhiều chuỗi cửa hàng. Ngoài ra, Haravan không hỗ trợ email marketing, bảng báo cáo, thống kê như Sapo Web, không hỗ trợ SSL cho các gói thấp hơn và chi phí bán hàng đa kênh khá cao, lên tới 899 nghìn đồng cho một tháng sử dụng.
Vậy nên dùng Sapo Web hay Haravan
Dựa trên ưu và hạn chế trên mà mình phân tích thì mình nghĩ các bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, đúc kết lại thì sẽ bao quát hơn cho bạn dễ lựa chọn
Nếu nhu cầu của bạn sau này ngoài kênh web ra còn nhiều kênh khác thì Sapo và Sapo Web đang làm rất tốt.
Nếu chỉ kinh doanh trên web thì Haravan có phần nhỉnh hơn, bởi Haravan phát triển các app liên kết Facebook và Chatbot rất tốt.
Để có lựa chọn tốt, bạn nên chủ động đăng ký dùng thử nhé!
Link dùng thử 15 ngày tại Sapo Web: Tại Đây
Link dùng thử 15 ngày tại Haravan: Tại Đây