Web 3.0 là gì? Tìm hiểu thông tin về web 3.0
Trong suốt giai đoạn 1991 – 2000, người dùng internet chủ yếu tiếp cận thông tin theo hướng thụ động, tính tương tác hầu như không có. Mạng lưới internet toàn cầu đã lần lượt trải qua thế hệ Web 1.0 và Web 2.0. Và tiếp theo sẽ là thế hệ Web 3.0. Vậy Web 3.0 là gì? Nó có gì khác so với 2 thế hệ web trước đó?
Định nghĩa web 3.0 là gì?
Web 3.0 là gì? – Web 3.0 hay Semantic Web là thế hệ web thứ 3 sau Web 1.0 và Web 2.0. Về cơ bản, Web 3.0 đã tạo dựng một bộ khung hỗ trợ chia sẻ và tái cấu trúc dữ liệu xuyên suốt các ứng dụng, liên kết doanh nghiệp, cộng đồng người dùng không phân biệt biên giới.
Web 3.0 là gì?
Thuật ngữ Web 3.0 từng được Tim Berners Lee nhà sáng lập Internet toàn cầu World Wide Web mô tả như một hệ thống dữ liệu khổng lồ kiểm soát được vô số các cỗ máy. Đồng thời, ông cũng mô tả Web 3.0 với 3 tác vụ cơ bản. Bao gồm đọc, ghi và thực hiện.
Nói theo cách dễ hiểu hơn thì Semantic Web chính là phiên bản web nâng cấp cho phép người dùng khởi tạo và sử dụng các bộ công cụ hoặc phần mềm của chính họ thay vì chỉ tiếp cận dữ liệu một cách thụ động. Giờ đây, họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào bên cung nội dung mà thay vào đó có thể tự sáng tạo và tiếp cận theo cách riêng.
Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng thế hệ Web 3.0 hứa hẹn sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho mạng internet toàn cầu. Để đi đến giai đoạn hoàn tất và ứng dụng rộng rãi vào đời sống, thế hệ Web 3.0 sẽ cần đến 4 nền tảng vô cùng quan trọng. Bao gồm:
- Điện toán biên (Edge Computing)
- Mạng lưới dữ liệu phi tập trung
- Kỹ thuật đồ họa 3D
- Trí tuệ nhân tạo AI
Khái niệm về Web 3.0 bắt đầu được đề xuất từ thập niên 1990. Chính các thành viên cốt cán trong nhiều dự án World Wide Web Consortium là những người đưa ra ý tưởng về mạng lưới internet thế hệ thứ 3 này.
Mục đích chính cho sự ra đời của Web 3.0 là bổ sung nghĩa cho hệ thống từ ngữ để ngay cả máy móc cũng có thể tiến hành đọc và hiểu nội dung. Nhờ đó, quá trình triển khai các chương trình đào tạo, chia sẻ nội dung trên hệ thống web cũng trở nên thuận lợi hơn. Bởi khi đó, mỗi chương trình như vậy đều có khả năng thiết lập hàng loạt tệp dữ liệu nhằm triển khai nhiều tác vụ.
Chẳng hạn: Có vô số nội dung chưa được gắn thẻ cho thấy công cụ vẫn bị phụ thuộc vào danh sách từ khóa nhằm xác định nội dung chủ đề liên quan. Việc tìm kiếm lúc này có thể kém hiệu quả hơn. Khi thiết lập một ngôn ngữ chung cho toàn mạng lưới internet vừa tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm. Đồng thời, nội dung người dùng tiếp cận được cũng có tính tin cậy cao hơn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo là điểm nhấn tạo sự khác biệt so với 2 thế hệ web trước đó. Trong tương lai, AI chắc chắn sẽ đóng vai cực kỳ quan trọng trong mọi ngành nghề lĩnh vực. Với Web 3.0, công nghệ AI thường tham gia trực tiếp vào khâu xử lý ngôn ngữ sao cho chúng mượt mà và tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó trong mô hình Web 3.0, sự tương tác giữa người dự án và hệ thống máy móc cũng được đẩy mạnh. Nhờ vào việc chuyển đổi từ dạng văn đơn thuần sang định dạng nội dung mang tính trực quan đã tạo sự hứng thú không nhỏ cho người dùng.
Cuối cùng phải kể đến sự góp sức của chuỗi khối Blockchain trong việc lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ. Đó là một mạng lưới sở hữu tính chất phân quyền, hoạt động một cách minh bạch kết hợp với thuật toán đồng thuận tiên tiến. Theo đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống mạng đều phải được thông qua bởi quá trình biểu quyết công khai.
Tóm tắt giai đoạn phát triển từ thế hệ Web 1.0 đến Web 3.0
Để hiểu rõ hơn Web 3.0 là gì, bạn nên tìm hiểu kỹ giai đoạn phát triển từ phiên bản 1.0 đến 3.0. Lịch sử mạng internet toàn cầu đã và đang trải qua nhiều biến động lớn. Từ sự ra đời của thế hệ Web 1.0 sơ khai đến giai đoạn Web 3.0 với công nghệ đột phá, thúc đẩy tương tác giữa con người và hệ thống máy móc tưởng chừng như vô tri vô giác.
Thế hệ Web 1.0
Thuật ngữ Web 1.0 lần đầu được chuyên gia thiết kế web Darcy DiNucci đề cập vào năm 1999
Đây là thế hệ Web đầu tiên của mạng internet toàn cầu. Thuật ngữ Web 1.0 lần đầu được chuyên gia thiết kế web Darcy DiNucci đề cập vào năm 1999. Khoảng thời gian đầu những năm 1990, các website trên thế giới chủ yếu vẫn thiết lập theo dạng tĩnh. Khi ấy, văn bản liên kết với trang web để hình thành một cổng thu việc cho phép người dùng đọc nội dung nhưng không thể tiến hành tương tác với bên cung cấp nội dung đó.
Altavista hay Yahoo! là những minh chứng rõ nhất cho kỷ nguyên Web 1.0. Ngoài ra cũng phải kể tới một vài công cụ phát triển website huyền thoại như HTML, Mosaic.
Thế hệ Web 2.0
Thế hệ Web 2.0 chứng kiến sự chuyển giao từ nền tảng mạng tĩnh sang mạng động
Vào cuối thập niên 90, mạng internet toàn cầu bắt đầu có bước chuyển mình mạnh mẽ. Người dùng lúc này không còn ở thế bị động hoàn như mà đã bắt đầu đòi hỏi phải có sự tương tác với hệ thống họ tiếp cận. Khái niệm về thế hệ Web 2.0 cũng ra đời từ đó. Người dùng trong giai đoạn này có thể tương tác với nền tảng web thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu. Kết hợp với đó là khâu xử lý phía bên máy chủ, form mẫu có sẵn và cả mạng lưới Social Media.
Thế hệ Web 2.0 chứng kiến sự chuyển giao từ nền tảng mạng tĩnh sang mạng động hoạt động theo hướng mạnh mẽ, linh hoạt hơn. Trong đó, trọng tâm của Web 2.0 lúc này là thúc đẩy người dùng trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất nội dung. Như vậy, thay vì chỉ đóng vai trò như khán giả hoặc người đọc thì chính người dùng cũng đã trở thành một nhà xuất bản nội dung.
Từ năm 2000, phần lớn các trang web đã bắt đầu chuyển sang mô hình Web 2.0. Facebook, Twitter, Youtube,.. Là những nền tiêu biểu cho thế hệ Web 2.0.
Thế hệ Web 3.0
Trước sự bùng nổ của Internet, mỗi trang mạng nếu muốn tạo khác biệt với đối thủ đòi hỏi phải tự hoàn thiện để trở nên thông minh hơn. Theo đó trước tiên, dữ liệu sẽ được cơ cấu theo dạng tĩnh. Tiếp theo, cho phép người dùng thông thái tương tác với hệ thống dữ liệu. Cuối cùng, hệ thống thuật toán bắt đầu tham gia cải thiện trải nghiệm cho người dùng bằng tận dụng dữ liệu, khiến cho trang web thân thiện và mang tính cá nhân với người trực tiếp trải nghiệm.
Internet trong thế hệ Web 3.0 đã bắt đầu cởi mở và mang tính chất phi tập trung hơn
Dù đã được đề cập từ năm 1990 nhưng phải đến năm 2006, khái niệm về Web 3.0 mới thực sự nóng trở lại. Nhà báo John Markoff làm việc tại tờ New York Time từng mô tả Web 3.0 giống như một bước cải tiến vượt bậc chưa từng có trong lịch sử phát triển web.
Giờ đây, thế hệ web này vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng bộ khung của nó đã phần nào hình thành. Công nghệ Blockchain, phần mà với mã nguồn mở, ứng dụng thực tế ảo và internet kết nối vạn vật sẽ giữ vai trò trọng tâm trong Web. Và trong tương lai, nhiều công nghệ đột phá mới có thể vẫn tiếp tục được bổ sung.
Internet trong thế hệ Web 3.0 đã bắt đầu cởi mở và mang tính chất phi tập trung hơn. Hiện nay, người dùng internet vẫn phụ thuộc vào bên cung cấp mạng để tiếp cận thông tin, dịch vụ. Thế nhưng với Blockchain tích hợp trong bộ khung của Web 3.0, người dùng hoàn toàn có thể giành quyền kiểm soát dữ liệu của chính họ.
Người dùng IPhone, hẳn đã quen thuộc với tiện ích trợ lý ảo Apple Siri. Nhờ vào công nghệ nhận diện giọng nói kết hợp với AI, ứng dụng này không chỉ ghi nhớ yêu cầu đơn thuần. Nhưng thay vào đó, nó còn ghi nhớ cả hành vi, từ đó đưa ra gợi ý đề xuất cho người sử dụng. Apple Siri có thể xem minh chứng tiêu biểu cho ứng dụng của thế hệ Web 3.0.
So sánh Web 3.0 với Web 1.0 và Web 2.0
Từ thế hệ Web 1.0 đến Web 3.0 đã chứng kiến nhiều cải tiến thay đổi. Mọi sự nâng cấp đều hướng đến mục đích cuối cùng là cải thiện trải nghiệm cho người dùng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng Web 3.0 với 2 phiên bản đi trước.
Bảng so sánh Web 3.0 với phiên Web 2.0 và Web 1.0
Vai trò của Web 3.0 trong kinh doanh và marketing hiện đại
Sự ra đời của thế hệ Web 3.0 đã mở ra một kỷ nguyên tương sáng hơn cho kinh doanh và marketing hiện đại.
Chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn
Khâu hỗ trợ chăm sóc khách hàng giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy vậy để làm tốt khâu này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần đầu tư chi phí lớn, phủ rộng phạm vi hoạt động.
Chatbot có thể cùng lúc phục vụ một lượng lớn người dùng
Bằng việc áp dụng mô hình chatbot, trò chuyện tự động với khách hàng, mỗi bên cung cấp dịch vụ sản phẩm có thể cùng lúc phục vụ một lượng lớn người dùng. Phần tư vấn trả lời bằng văn bản hoặc giọng nói ngày càng tự nhiên hơn nhờ vào việc học hỏi, hoàn thiện theo từng kịch bản với sự hỗ trợ của AI.
Hỗ trợ hiệu quả khâu tiếp thị
Với hỗ trợ của thế hệ Web 3.0, khâu tiếp thị quảng bá cho mỗi doanh nghiệp giờ đây không còn bị giới hạn. Khách hàng hiện nay có xu hướng mua hàng online nhiều hơn thay vì phải đến trực tiếp một địa điểm bán hàng nào đó. Thông tin khách hàng tiếp cận không đơn thuần chỉ đến từ báo đài mà còn từ nhiều nguồn khác nữa. Khi cần tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ, họ chỉ việc tra cứu trên internet.
Với hỗ trợ của thế hệ Web 3.0, khâu tiếp thị quảng bá cho mỗi doanh nghiệp giờ đây không còn bị giới hạn
Chắc chắn không một người mua nào muốn bị làm phiền bởi hàng loạt quảng cáo. Thế nhưng nếu nhắm đúng đúng đối tượng đang có nhu cầu, những quảng cáo đó vẫn tỏ ra hiệu quả. Muốn quảng cáo tiếp cận đến đúng nhóm khách hàng tiềm năng nhất, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ sở thích, xu hướng mua sắm. Hay thậm chí thu nhập cả thông tin liên quan đến nhân khẩu học.
Web 3.0 sẽ hỗ trợ đắc lực cho khâu tiếp thị quảng cáo thông qua hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Hệ thống thu nhập dữ liệu kết hợp khâu phân tích giúp doanh nghiệp phần nào định hình chiến lược quảng bá hiệu quả nhất.
Mặt khác, khâu xuất phát nội dung và triển khai các chương trình quảng cáo trên mô hình Web 3.0 sẽ rẻ hơn rất nhiều so với phương thức quảng cáo truyền thống.
Nghiên cứu thị trường và phân loại khách hàng hiệu quả hơn
Thế hệ Web 3.0 có khả năng đồng bộ hóa hiệu quả giữa từng web với nhau. Có nghĩa khi truy cập vào một website hay ứng dụng nào đó, khách hàng có thể ngay lập tức đăng nhập vào tài khoản Facebook. Ngoài ra những ứng dụng cung cấp tin tức sẽ không cần phải tiến hành thu thập dữ liệu theo con đường phức tạp như trước. Mà thay vào đó, chỉ cần liên kết nhanh với Microsoft Office.
Thế hệ Web 3.0 có khả năng đồng bộ hóa hiệu quả giữa từng web với nhau
Quan trọng hơn, Web 3.0 sẽ định hướng doanh nghiệp tham gia vào thế giới Internet of Things. Đó là nơi mà mọi thiết bị đều liên kết vào mạng internet chung, mở ra cơ hội tiếp cận với hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ khách hàng.
Hệ thống máy tính có trong mô hình Web 3.0 có đủ khả năng để tham khảo, kết nối chéo. Hơn nữa, chúng còn có thể thu thập, xử lý thông tin từ những nguồn khác nhau. Sau đó định hình form mẫu lượng truy cập, các sản phẩm được khách hàng quan tâm, xu hướng tiêu dùng theo từng thời kỳ. Nhờ vào những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể thực hiện phân loại, tìm ra nhóm khách hàng mục tiêu nhất. Chi phí cho tất cả những khâu phân tích, phân loại phù hợp với ngân sách của từng doanh nghiệp
Chẳng hạn như khi lập một Fanpage trên Facebook, người dùng có thể theo dõi lượng truy cập và điều thông tin hữu ích khác thông qua biểu đồ theo dõi. Tính năng này hoàn toàn miễn phí cho tất cả người dùng. Từ đó, chủ Fanpage sẽ dễ dàng hơn trong khâu phân loại khách hàng, đưa ra chương bán hàng hoặc phát triển nội dung phù hợp với từng nhóm người dùng.
Chia sẻ dữ liệu dễ dàng
Với Web 3.0 khi người dùng sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian cần chuyển đổi dữ liệu từ website này sang website khác. Nếu như trước đây bạn cần phải thiết lập chắc công cụ để thực hiện đọc dữ liệu thì giờ khâu thiết này đã bị loại bỏ. Bởi lúc này, bạn chỉ cần gửi thông báo cho đầu bên kia rồi viết phần mềm đọc dữ liệu là xong.
Cải thiện hiệu quả tìm kiếm thông tin
Với khả năng liên kết, trao đổi thông tin nhanh trong Web 3.0, người dùng khi cần tìm kiếm thông tin không hề gặp bất kỳ khó khăn gì. Nội dung liên quan đến từ khóa tìm kiếm được cung cấp đúng và khách quan. Bởi phần lớn website đã đồng bộ hóa dữ liệu theo định dạng chuẩn.
Web 3.0 cải thiện hiệu quả tìm kiếm thông tin
Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo chỉ cần thực hiện đọc, ghi nhớ và phân tích dữ liệu không cần phải thông qua file HTML. Cấu trúc cũng không rập khuôn như trước đây.
Nếu áp dụng cho hệ thống website thương mại, mỗi doanh nghiệp đều có bổ sung, điều chỉnh thông tin mô tả sản phẩm. Hoặc thay đổi chiến lược quảng cáo trực tuyến để tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm.
Best Buy là một trong những công ty đi đầu trong ứng dụng tiện ích trong Web 3.0 vào khâu tiếp thị, bán hàng của họ. Công ty này đang trong quá trình kết hợp RDFa tạo mạng lưới liên quan xung quanh các sản phẩm khách hàng tìm kiếm. Tính đến nay, chiến lược đón đầu xu hướng của Best Buy đã đem lại thành công bước đầu khi lượng truy cập tăng lên 30% so với trước đây.
Cung cấp dữ liệu theo thời gian thực
Dữ liệu mà hệ thống Web 3.0 cung cấp đều cập nhật theo thời gian thực, có tính chính xác cao, bắt kịp xu hướng. Bên cung cấp dịch vụ sẽ có thêm vô số ứng dụng phục vụ cho khâu bán hàng, lưu trữ hàng hóa,.. Thông tin cập nhật liên tục không cần tốn thời gian tải lại trang. Tóm lại, dòng dữ liệu luôn được làm mới thường xuyên.
Các thách thức Web 3.0 phải đối mặt
Thế hệ Web nào cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định trong bối khối lượng giao dịch không ngừng tăng, lan giải trong khâu bảo mật.
Web 3.0 vẫn chưa thể xử lý được tình trạng dữ liệu bị trùng lặp
Nguồn dữ liệu xử lý khổng lồ
Hệ thống mạng internet toàn cầu hiện nay đang là nơi hoạt động của hàng tỷ website. Và mỗi website lại gánh theo khối lượng dữ liệu nhất định. Do đó, hệ thống đảm nhận xử lý dữ liệu cần phải được đồng bộ hóa. Đến nay, Web 3.0 vẫn chưa thể xử lý được tình trạng dữ liệu bị trùng lặp, gây nhàm chán cho người tìm kiếm.
Vấn đề bảo mật
Trong môi trường mà mọi thông tin đều được chia sẻ quá dễ dàng sẽ kéo theo một số hệ lụy. Chẳng hạn như việc thông tin đó dễ bị giả mạo, chỉnh sửa sai lệch trong quá trình truyền tải. Kẻ xấu có thể lợi để cài mã độc, thông tin chưa qua mã hóa.
Dữ liệu mang tính chung chung
Với dạng từ khóa đồng âm, dữ liệu mang tính chung chung vô tình gây khó khăn trong quá trình xử lý. Từ đó dẫn đến kết quả tìm kiếm không đúng với nhu cầu của người dùng. Chẳng hạn với một số từ như “lớn”, “cao” rất khó để phân biệt chính xác về mặt ngữ nghĩa.
Tổng kết
Web 3.0 thuộc thế thứ 3 trong tiến trình phát triển của mạng internet toàn cầu. Điểm khác biệt của Web 3.0 chính là đã xảy khung mô hình với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối Blockchain. Nó đã khởi đầu cho xu hướng Internet of Things, nơi mà mọi thiết bị đều được kết nối với mạng internet, biến người dùng trở thành trung tâm cho mọi mô hình phát triển. Đến đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về định nghĩa Web 3.0.